Triển khai đưa AI vào trường học

Giờ học tiếng Anh trong phòng học thông minh của cô trò Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu. (Ảnh: Sở GD&ĐT HN)
Giờ học tiếng Anh trong phòng học thông minh của cô trò Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu. (Ảnh: Sở GD&ĐT HN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, một số địa phương trên cả nước đã triển khai thí điểm và ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để giảng dạy, từng bước phù hợp với bối cảnh giáo dục hiện đại.

Thầy và trò thí điểm “trợ lý AI”

Là một giáo viên đã được tập huấn về chương trình ứng dụng AI trong giáo dục mầm non, cô Bùi Thị Thúy, giáo viên Trường Mầm non huyện Quốc Oai, Hà Nội chia sẻ về trải nghiệm thực tế trong việc sử dụng công nghệ AI trong giảng dạy: “Tôi rất bất ngờ với sự thông minh, tiện dụng của AI khi công nghệ này cho phép tôi làm được những điều tưởng chừng như khó khăn trước đây. Với sự hỗ trợ của các nền tảng AI như ChatGPT, Gemini, Chatbox... tôi có thể dễ dàng tham khảo ý tưởng, xây dựng kịch bản và sáng tạo nội dung phù hợp với từng bài học”.

Tại Hà Nội,Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu là một trong 5 trường thí điểm ứng dụng AI trong giảng dạy. Lớp học thông minh được thiết kế lấy người học làm trung tâm, bàn ghế được bố trí để học nhóm cùng các nội dung tương tác với công nghệ như thực tế ảo với các công nghệ thực tế ảo 3D tạo sự hứng thú cho các em.

Cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu cho hay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và AI trong giảng dạy đã mang lại nhiều lợi ích. Trong trường học thông minh, các lớp học thông minh được kết nối với thư viện số thông minh cho phép học sinh xem lại bài giảng trên lớp ngay khi kết thúc bằng các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại di động PC. Đặc biệt, công nghệ AI hỗ trợ khuyến nghị cá nhân hóa cho từng học sinh dựa trên nhận diện khuôn mặt giúp các em có thể dễ dàng sử dụng thư viện mà không cần thẻ.

Tuy nhiên, thực tế, nhiều trường còn gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng công nghệ AI trong công tác dạy và học. Cụ thể phần lớn giáo viên chưa được trang bị kiến thức, kinh nghiệm về AI; cơ sở vật chất chưa được đồng bộ, hiện đại, đường truyền mạng kém dẫn tới những hạn chế khi trình chiếu các video, sử dụng phần mềm có cấu hình cao; học sinh không có thiết bị để tiếp cận và sử dụng phần mềm…

Cô Lương Thị Ngọc Lan - Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cũng cho rằng, một số giáo viên nhà trường khi ứng dụng công nghệ AI trong giảng dạy, vẫn gặp những khó khăn về kỹ thuật sử dụng công nghệ mới để đạt hiệu quả tối ưu. Cùng với đó, do địa phương vùng cao, nên nhà trường vẫn còn các điểm trường chưa có điện, tivi để sử dụng cho hoạt động giảng dạy và học tập.

Giáo dục đạo đức và pháp lý để dùng AI an toàn và trách nhiệm

Chia sẻ về ứng dụng AI trong hỗ trợ giảng dạy, TS. Trần Việt Hùng, nhà sáng lập và Chủ tịch của Got It, Inc., một startup, công nghệ tại thung lũng Silicon; nhà sáng lập của tổ chức STEAM for Vietnam khẳng định, GenAI (Generative AI, là AI tạo sinh - một loại trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra nhiều định dạng dữ liệu như hình ảnh, video, âm thanh, văn bản và mô hình 3D - PV) có thể giúp giáo viên mở khóa các tiềm năng của mình. Cụ thể, giáo viên có thể được hỗ trợ từ GenAI trong việc lên ý tưởng; lên kế hoạch giảng dạy chi tiết; chấm bài và nhận xét chi tiết cho từng học sinh; trợ giảng và gia sư cho học sinh, dịch nội dung ngôn ngữ khác; tạo ra nội dung giảng dạy phong phú và cá nhân hóa.

Khẳng định giảng dạy có thể cải thiện nhờ trí tuệ nhân tạo, TS. Bùi Quốc Trung, ĐH Bách khoa Hà Nội kiến nghị Việt Nam chuẩn bị để tiến tới cá thể hóa giáo dục từ tiểu học tới THPT và nâng cao hiệu quả đào tạo đại học, sau đại học bằng phân tích dữ liệu. Với xu hướng học tập trực tuyến và trọn đời, TS. Bùi Quốc Trung kiến nghị đẩy mạnh các hoạt động học tập trực tuyến đi kèm với ứng dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu lớn để tăng chất lượng việc dạy và học.

Về tổng quan AI và ứng dụng AI trong giáo dục, đào tạo, GS Hồ Tú Bảo - Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán, Giám đốc khoa học Trung tâm BKAI nhắc đến GenAI, ChatGPT lưu ý, khi tích hợp GenAI vào giáo dục, phải nghĩ kỹ hơn về ý nghĩa của việc người học sẽ thành những con người thế nào trong một thế giới số. Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ lưỡng tiềm năng của GenAI trong giáo dục và xác định rõ ranh giới của AI trong giáo dục.

Theo ông Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT ngày 24/1/2025 quy định Khung năng lực số cho người học, để tất cả các bậc học trong quá trình đào tạo phải nhìn nhận lại, kịp thời bổ sung trong bối cảnh chuyển đổi số phát triển nhanh chóng. Theo đó, mỗi giáo viên phải là người quyết định, phải phản biện độ tin cậy của AI, giúp học sinh vừa khai thác những điều tốt đẹp, vừa hình thành những con người phát triển toàn diện, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực suy nghĩ, phản biện, chứ không dựa dẫm vào AI, vào công nghệ...

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung: Tối ưu hóa tài sản công thông qua cho thuê

Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung: Tối ưu hóa tài sản công thông qua cho thuê
(PLVN) -  Thời gian qua, việc Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung cho thuê một phần cơ sở vật chất cho Trường HAIS đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Trước thông tin này, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã tìm hiểu và ghi nhận phản hồi chính thức từ nhà trường.

Yên Bái đảm bảo chính sách hỗ trợ học sinh vùng cao

Yên Bái đảm bảo chính sách hỗ trợ học sinh vùng cao
(PLVN) - Ngoài triển khai chính sách của trung ương dành cho cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Yên Bái còn hỗ trợ kinh phí nấu ăn cho học sinh, hỗ trợ tiền ăn và mua gạo cho học sinh tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuyên Quang: Nỗ lực giúp giáo viên trở thành “người dẫn đường công nghệ”

Tuyên Quang: Nỗ lực giúp giáo viên trở thành “người dẫn đường công nghệ”
(PLVN) - Trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, giáo viên Tuyên Quang đang vươn mình trở thành những "người dẫn đường công nghệ", vừa làm chủ các công cụ số, vừa là cầu nối giữa tri thức hiện đại và thế hệ học sinh tương lai. Với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, ngành Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang đang cho thấy những bước tiến vững chắc trên con đường số hóa giáo dục.

Victoria School dẫn đầu xu hướng giáo dục tích hợp văn hóa - nghệ thuật - kỹ năng

Victoria School dẫn đầu xu hướng giáo dục tích hợp văn hóa - nghệ thuật - kỹ năng
(PLVN) - Vào tối 19 và 20/04/2025 tại Nhà hát TP HCM, Trường Quốc tế Song ngữ Victoria đã công diễn vở nhạc kịch The Enchanted Crossbow - một tác phẩm sân khấu độc đáo, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Chiếc nỏ thần và được thể hiện theo phong cách Broadway hiện đại, hòa quyện cùng tinh thần lãng mạn bi tráng của Romeo & Juliet.