Bóng bay và những nguyên tắc sống còn khi sử dụng không phải ai cũng biết

Nạn nhân bị bỏng do nổ bóng bay bơm khí hydro
Nạn nhân bị bỏng do nổ bóng bay bơm khí hydro
(PLO) - “Các bạn chưa bao giờ chứng kiến bóng bay nổ và cháy nên chưa biết. Gia đình tôi tan nát vì bóng bay nổ và cháy sau khi một người dùng bật lửa đốt cho đứt dây để lấy bóng bay cho con khiến bóng bay phát nổ. Kết quả là tôi đã mất vợ và con gái. Tôi thực sự cảm thấy kinh khủng với bóng bay. Các bạn chưa từng thấy nên các bạn không cảm nhận được, thậm chí còn cho rằng hoang đường”…

Nỗi ám ảnh đáng sợ mang tên “nổ bóng bay”

Đã có rất nhiều trường hợp bị bỏng nặng do nổ bóng bay được bơm bằng khí hydro. Mới đây nhất, Bệnh viện Saint Paul đã phải tiếp nhận vài trường hợp bị bỏng nặng do nổ bóng bay bơm khí hydro. Nạn nhân là một người phụ nữ đã ngoài 30 tuổi, nhập viện trong tình trạng sốc nhẹ, bị bỏng khá sâu ở vùng mặt, cổ, ngực, tay. Người nhà bệnh nhân cho biết, sau lễ thượng thọ của bà, chị này tháo chùm bóng bay 20 quả thì bất ngờ bóng phát nổ, lửa cháy lan lên mặt, tay.

Một bệnh nhân khác cũng bị bỏng do nổ bóng bay hydro khi đang cầm một chùm 55 quả bóng bay từ phòng này sang phòng khác tại cơ quan để tổ chức tiệc. Bệnh nhân cho biết: “Khi chúng tôi chuyển bóng bay sang phòng có điều hòa, có lẽ do thay đổi môi trường, bóng giãn nở đột ngột khiến 55 quả bóng đồng loạt phát nổ làm tôi bị thương, một số người xung quanh cũng bị ảnh hưởng, cháy tóc”.

Trước đó, tại khu vực phố Cửa Đông (Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quả bóng bay bất ngờ phát nổ trong xe ô tô 4 chỗ cũng khiến một cháu nhỏ bị bỏng vùng mặt, 3 người khác bị cháy sém tóc. Vào đêm Noel (24/12/2016), tại khu vực Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza (Hà Nội), 2 quả bóng bay bơm khí hydro cũng đã bất ngờ phát nổ khiến một phụ nữ bị thương phải đưa vào trạm y tế phường này chữa trị.  

Vào tối 15/9/2016, khi hàng trăm người dân đưa con em đi vui Tết Trung thu, đang xem múa lân ở TP. Đồng Hới, Quảng Bình thì bất ngờ một chùm bóng bay có bơm khí hydro bất ngờ phát nổ làm 9 người bị thương nặng.  

Là một nạn nhân từng bị bỏng do bóng bay phát nổ, bạn Phương Thư vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại giây phút kinh hoàng: “Bản thân tôi đã không dám cầm đến bóng bay từ năm 1998. Năm đó tôi là học sinh lớp 11, được trường chọn đi dự lễ mừng ngày kỷ niệm 30/4, nhiệm vụ là khi hành lễ xong sẽ thả bóng bay. Lớp tôi mỗi người cầm 20 quả bóng, nhưng cô bạn kế bên đi vệ sinh nên nhờ tôi cầm dùm 20 quả bóng bay của bạn ấy. Lúc sau, một bạn nam nghịch ngợm lấy bật lửa đốt đi sợi dây cho một bóng bay lên. Kết quả không ngờ làm nổ hết toàn bộ 40 quả bóng và làm gương mặt tôi biến dạng. Vì thế tôi thấy bóng bay cực kỳ nguy hiểm, xin đừng coi thường kẻo ân hận không kịp”.

Anh Thanh Tâm cũng chia sẻ về tai nạn nổ bóng bay cách đây nhiều năm đã khiến gia đình anh rơi vào bi kịch: “Các bạn chưa bao giờ chứng kiến bóng bay nổ và cháy nên chưa biết. Gia đình tôi tan nát vì bóng bay nổ và cháy sau khi một người dùng bật lửa đốt cho đứt dây để lấy bóng bay cho con khiến bóng bay phát nổ. kết quả là tôi đã mất vợ và con gái. Tôi thực sự cảm thấy kinh khủng với bóng bay. Các bạn chưa từng thấy nên các bạn không cảm nhận được, thậm chí còn cho rằng hoang đường”.

Cách sơ cứu nạn nhân bị bỏng do nổ bóng bay

Bóng bay bơm khí hydro được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Chúng là món đồ chơi được nhiều trẻ em yêu thích, hay được bày bán ở nhiều nơi như công viên, các điểm vui chơi giải trí, các lễ hội, sự kiện… Cùng với đó, các bậc phụ huynh cũng ít người có kiến thức biết được mức độ nguy hiểm của loại bóng bay này, có thể gây bỏng, gây tai nạn với trẻ nhỏ và cả với chính mình và những người xung quanh. Vì bóng bay được bơm khí hydro khi gặp nguồn nhiệt đủ lớn như tàn thuốc, bật lửa… có thể phát nổ bất cứ lúc nào.

Nếu bóng bay chúng ta tự thổi bằng hơi của mình hoặc dùng bơm xe để bơm thì nó an toàn nhưng lại không thể bay được, còn loại bóng bay mà chúng ta bỏ tay ra nó bay lên thì đều được bơm một hợp chất khí hóa học như hydro, metan… trong đó khí hydro thường được dùng nhiều hơn vì loại khí này dễ bơm, bóng nhanh căng, rẻ tiền hơn so với nhiều loại khí khác. Khí hydro nhẹ, cấu trúc phân tử bé, rất dễ phát nổ khi gặp nguồn nhiệt và có thể gây bỏng nặng.

Trao đổi về tai nạn nổ bóng bay, một cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC, Công an TP. Hà Nội cho biết, bóng bay thường được bơm khí hydro là khí rất nhạy với cháy nổ, khi bóng ở gần nguồn nhiệt sẽ tạo ra sự co giãn, tăng áp suất khí trong quả bóng gây nổ và gây thương tích cho những người đứng gần.

Do vậy, người dân khi mua các loại bóng bay không nên lưu giữ trong phòng kín bởi nếu không may chạm vào nguồn nhiệt như hơi nóng của bóng đèn cũng có thể phát nổ. Cũng không nên để bóng bay ngoài trời nắng vì có thể gây nổ. Để đảm bảo an toàn, có thể không cho trẻ chơi bóng bay. Còn người lớn cầm bóng bay nên cầm một quả trên tay, không cầm một lúc cả chùm có thể xảy ra tiếp xúc, cọ sát nên bị nổ. 

Các chuyên gia y tế cũng chia sẻ nguyên tắc sơ cứu sống còn khi thấy nạn nhân bị bỏng, trong đó có nguyên nhân do nổ bóng bay. Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, chuyên gia tạo hình thẩm mỹ, Phòng khám đa khoa Mỹ Quốc cho biết, ngay sau khi bị bỏng, nạn nhân hoặc người ở gần cần bình tĩnh nhanh chóng làm giảm độ bỏng bằng cách xối vùng da bị bỏng dưới nước mát trong vòng 15 phút (không xối nước đá hoặc nước lạnh).

Mục đích của việc làm này giúp da bớt nóng, bớt bị mất nước và sẽ bớt đau, làm giảm diện tích da bị thương và giảm độ nặng của tổn thương bỏng. Sau khi xối nước mát, bôi dầy kem Biafine hoặc Silvirin lên vùng bị bỏng rồi đắp gạc lên toàn bộ vết thương bỏng và băng lại. Sau đó tùy tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay xa bệnh viện mà đưa nạn nhân đến để bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử lý thích hợp.

Nếu săn sóc vết thương ở nhà trong trường hợp nhẹ hoặc do bệnh viện ở xa quá thì mỗi ngày thay băng với nước sinh lý NaCl 0,9% 500ml và bôi kem Biafine hoặc Silvirin dầy lên vết bỏng, đắp gạc băng vết thương lại để giữ độ ẩm cho da, sau đó là thay băng cách ngày. Tuyệt đối không được bôi các loại kem như kem đánh răng, mỡ trăn… bôi lên vết bỏng.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.