'Bóc mẽ' chuyện 'sao' Việt đi dự Cannes

Nhiều “sao” như lẻ loi giữa rừng ống kính.
Nhiều “sao” như lẻ loi giữa rừng ống kính.
(PLO) - Thực tế cho thấy, chẳng có chuyện “tiếp cận” nào của điện ảnh Việt Nam với điện ảnh thế giới và cũng chẳng có bài học nào, hay dự án nào được mở ra cho điện ảnh Việt Nam từ chuyến đi làm quảng cáo cho nhãn hàng của những nghệ sĩ.

Hình ảnh của Angela Phương Trinh đã được ghi nhận và truyền tải ở màn hình chính tại hiện trường cũng như xuất hiện ở các website có uy tín hàng đầu thế giới như Getty Images, Reuters tại Liên hoan phim Cannes…

Đây là niềm vui của những người hâm mộ và cũng là sự an ủi với những người nghệ sĩ Việt khi có mặt tại Cannes. An ủi bởi lẽ, những năm trước đây, hầu hết các nghệ sĩ Việt có mặt tại Liên hoan phim (LHP) danh giá này bị… ghẻ lạnh trên thảm đỏ.

“Sao” Việt đến Cannes làm gì?

Khách của LHP Cannes có nhiều thứ hạng: khách được mời bởi Ban tổ chức Cannes (BTC), bởi các đối tác của Cannes và khách đăng ký tham dự. Danh giá nhất, dĩ nhiên là khách được chính BTC mời, như giám khảo, các nhân vật, các ngôi sao, các tác giả có phim dự thi trong chương trình chính thức; kế đến là các tác giả trong những chương trình song hành…

Chỉ có đạo diễn Phan Đăng Di và Nguyễn Hoàng Điệp tới theo lời mời của Ban tổ chức, khi hai phim “Bi, đừng sợ” và “Đập cánh giữa không trung” nằm trong chương trình song hành của liên hoan. Còn đoàn phim “Taxi, em tên gì?” tham dự LHP Cannes 2016 vì được Cục điện ảnh Việt Nam mời tham gia. 

Angela Phương Trinh xuất hiện trong sự kiện thảm đỏ thuộc khuôn khổ LHP Cannes. Cô là một trong số ít sao Việt được Cục Điện ảnh Việt Nam mời sang dự sự kiện danh giá lần này. Diện một chiếc đầm có thêu họa tiết tranh Đông Hồ mang tên Vinh Hoa, kết hợp cùng chiếc clutch hình chú chim đính hạt lấp lánh, khăn vấn tóc… Angela Phương Trinh gây chú ý mạnh với truyền thông thế giới. Cô được nhiều phóng viên ảnh tại đây ghi hình.

Thay vì diện những bộ trang phục hiệu đắt tiền, nữ diễn viên đã lựa chọn một thiết kế Việt và giúp mình tỏa sáng trên thảm đỏ. Hình ảnh của Angela Phương Trinh đã được ghi nhận và truyền tải ở màn hình chính tại hiện trường cũng như xuất hiện ở các website có uy tín hàng đầu thế giới. Đây là niềm vui của những người hâm mộ và cũng là sự an ủi với những người nghệ sĩ Việt khi có mặt tại LHP. An ủi bởi lẽ, những năm trước đây, hầu hết các nghệ sĩ Việt có mặt tại LHP danh giá này bị… ghẻ lạnh trên thảm đỏ.

Một thực tế là, vài năm trở lại đây, một số “sao” Việt đến Cannes không phải với tư cách người nghệ sĩ chính thức được ban tổ chức mời… mà chỉ là doanh nhân, nhà tài trợ hay là gương mặt đại diện giới thiệu sản phẩm nào đó. Ví như, tại Cannes năm nay, Lý Nhã Kỳ là nhà bảo trợ chính thức cho Cinéfondation - một trong những hạng mục chính của Liên hoan phim Cannes, tập trung vào các bộ phim của những tài năng điện ảnh mới. Theo đó, Cựu Đại sứ Du lịch Việt Nam bảo trợ cho Cinéfondation trong hai năm 2016, 2017. Còn các nghệ sĩ khác thì sao?.

Năm 2012  có Trần Lực, Quang Hải, Lê Khánh, Kathy Uyên, Tinna Tình, Trang Nhung, Huy Khánh, Đinh Ngọc Diệp… Năm 2013 có sự xuất hiện Maya, Trúc Diễm, Vân Trang, Lý Nhã Kỳ. Năm 2014, có Đào Bá Sơn, Kim Hiền, Kim Tuyến và Nhan Phúc Vinh…

Trước khi đi, họ náo nức tuyên bố lên đường đến Cannes. Thấy “sao” Việt vinh dự được sang tham dự LHP danh giá, truyền thông lấy làm tự hào, thi nhau đăng tải “sao” này mặc gì, “sao” kia trang điểm thế nào.

Không bỏ lỡ cơ hội, một số “sao” Việt cũng khuyến mại những lời bật mí “nổ tung trời” về việc đẳng cấp của mình được nâng lên… tầm quốc tế. Rồi thì: “đây là một trong những cách tiếp cận tốt nhất để điện ảnh Việt Nam hòa mình vào bức tranh toàn cảnh của công nghiệp phim ảnh thế giới”.

Nhưng khi xem những bức ảnh họ khoe trên truyền thông, dễ dàng nhận thấy, các “sao” Việt bị… truyền thông quốc tế quay lưng. Họ váy áo xúng xính, ôm vai, bá cổ nhau ở thảm đỏ để chụp hình một cách đầy tự hào, thích thú trong khi các máy ảnh quốc tế chẳng ai buồn để mắt.

Dĩ nhiên, chẳng có hình ảnh nào của “sao” Việt trên các trang thông tin quốc tế hay các trang liên quan của Ban tổ chức LHP. Thực tế cho thấy, chẳng có chuyện “tiếp cận” nào của điện ảnh Việt Nam với điện ảnh thế giới và cũng chẳng có bài học nào, hay dự án nào được mở ra cho điện ảnh Việt Nam từ chuyến đi làm quảng cáo cho nhãn hàng của những nghệ sĩ.

“Tưởng thế nào, hóa ra thế này!”

Thực tế, họ không đến Cannes vì tư cách diễn viên, đạo diễn trong bộ phim A, bộ phim B đi dự giải LHP mà là đến với tư cách là người quảng cáo sản phẩm… rượu! 5 chuyến đi LHP Cannes từ năm 2010-2014 của dàn sao Việt là do một công ty rượu tài trợ.

Dễ dàng để nhận ra logo của hãng rượu đưa các nghệ sĩ Việt Nam tới Cannes xuất hiện nhan nhản trên backdrop ở sự kiện này. Và dĩ nhiên, các “sao” Việt làm sao có thể “đủ tuổi” khi được quyền dừng lại ở thảm đỏ chụp hình.

Nếu có thì cũng chỉ là ê kíp đi theo tranh thủ bấm máy để có cớ “nổ”. Một sự phân biệt rõ nét giữa ngôi sao và người quảng cáo sản phẩm. Hay nói cách khác, họ chỉ… chầu rìa Cannes. Khi biết sự thực này, không ít công chúng mỉa mai: “Tưởng thế nào, hóa ra thế này!”.

Khi bị truyền thông bóc mẽ, có “sao” Việt thừa nhận đi dự Cannes chẳng phải học hỏi, thi đấu tài năng nghệ thuật trên đấu trường điện ảnh mà đơn giản chỉ để đi… du lịch, ăn liên hoan. “Sao” này còn trách truyền thông “bới móc” việc đi làm đại sứ quảng cáo rượu của mình và đồng nghiệp. Việc này khiến nhãn hàng nản chí, ngừng hợp đồng.

Việc thừa nhận và trách móc của sao Việt này khiến nhiều người cười mỉa mai. Làm gương mặt quảng cáo rượu, hãnh diện gì mà đi khoe khoang được “sải bước” trên thảm đỏ? Người Việt có thể bỏ tiền mua chỗ đứng, vị trí tạo dáng trên thảm đỏ của LHP Cannes, nhưng rất tiếc họ không thể mua được danh tiếng.

Và công chúng đưa ra lời nhắn nhủ: “Nếu muốn sải bước danh chính ngôn thuận trên thảm đỏ danh giá, các nghệ sĩ Việt cần khẳng định tài năng nghệ thuật, là nghệ sĩ thực thụ mang tầm cỡ quốc tế, đưa điện ảnh Việt cùng sải bước với điện ảnh quốc tế hơn là việc tiếc rẻ khi mất cơ hội đi làm…quảng cáo nhãn hàng bên xứ người”. Lại có ý kiến khác cho rằng: “Nếu muốn bỏ tiền túi tài trợ hay đi làm quảng cáo thì cứ việc đi nhưng đừng mang danh nghệ sĩ Việt. Bởi họ đâu có đóng góp gì để nâng hình ảnh điện ảnh Việt trong LHP danh giá này”.

Tin cùng chuyên mục

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.