Bộ y tế vào cuộc tìm nguyên nhân gây mù ở xứ sở hành tím

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra mắt cho bà Lý Thị Hiên ở ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải vào chiều 20-10. Bà Hiên bị mù cả hai mắt - Ảnh: Chí Quốc
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra mắt cho bà Lý Thị Hiên ở ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải vào chiều 20-10. Bà Hiên bị mù cả hai mắt - Ảnh: Chí Quốc
(PLO) - Bộ Y tế đã vào cuộc tìm hiểu, xác minh về nghi vấn hơn 1.000 người mù lòa ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có liên quan đến hành tím hay không.
Chiều 20-10, GS.TS Nguyễn Thanh Long - thứ trưởng Bộ Y tế - dẫn đầu đoàn Bộ Y tế đến làm việc tại xã Vĩnh Hải và phường 2 của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Dọc các tuyến đường Nam Sông Hậu qua địa phận thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), người đi đường không khó bắt gặp các biển cảnh báo “Chống mù mắt, hãy đeo kính bảo vệ đôi mắt khi làm hành”.
Tại ấp Đại Bái A (xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu), bà Lâm Thị Sol (54 tuổi) phải dò từng bước đi vất vả do bị mù cả đôi mắt cách nay gần 20 năm.
Bà kể trước đây tới mùa hành (từ tháng 11 âm lịch năm trước tới tháng 4 âm lịch năm sau) là bà đi lượm, bóc tách củ hành thuê. Do cay mắt cộng với mồ hôi đổ xuống mắt nên bà thường lấy tay dụi. Dần dần mắt mờ, thấy xốn lại ra tiệm thuốc mua thuốc nhỏ mắt về nhỏ.
Đến khi quá đau, bà đi bệnh viện khám thì các bác sĩ cho biết đã quá trễ. Từ đó bà vĩnh viễn sống trong bóng tối.
Còn tại ấp Trà Sết (xã Vĩnh Hải) cách đó chừng 10km, chỉ một khu xóm nhỏ chừng chục hộ dân đã có khoảng 3 - 4 người mù lòa. Bà Lý Thị Hiên (58 tuổi), bị mù mắt trái cách nay 15 năm và mù cả mắt còn lại cách nay hai năm, kể do gia đình không có đất canh tác nên bà cũng đi lượm, tách củ hành tím thuê.
“Lúc cắt hành thì có hơi cay nên tui lấy tay dụi mắt và lấy khăn chùi, nhỏ mắt khoảng một tháng không hết tui đi bác sĩ ở Sóc Trăng thì họ nói bị nặng lắm rồi” - bà Hiên nhớ lại.
Còn bà Thạch Phil, chị dâu bà Hiên, chỉ con mắt vừa được điều trị về nói bà còn may mắn hơn khi mới bị ngứa mắt là đi khám nên được điều trị kịp thời. “Giờ có làm hành ai cũng mang kính cho đỡ ảnh hưởng. Ở đây tới mùa những người như chúng tôi vẫn phải làm chứ không lấy tiền đâu mua gạo” - bà Phil nói.
Do vệ sinh lao động không đảm bảo?
Trong buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Long đã thăm hỏi một số người dân đang bị tổn thương mắt từng trồng hành, cắt hành, bảo quản hành giống và cơ sở trồng, thu mua hành...
Sau đó ông có buổi họp với lãnh đạo thị xã Vĩnh Châu. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế đã giao cho Viện Y tế công cộng TP.HCM nghiên cứu tình hình dịch tễ học các bệnh về mắt tại thị xã Vĩnh Châu để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Kết quả cho thấy đây không phải là bệnh truyền nhiễm, cũng không phải do phun thuốc hóa chất dù có một số mẫu hành bà con có sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, mà nguyên nhân chủ yếu là vấn đề vệ sinh lao động trong quá trình chế biến hành.
Theo điều tra của Viện Y tế công cộng TP.HCM từ tháng 6-2015, số người bị mù hai mắt và mù một mắt được Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu ghi nhận là 1.248 người, trong đó 77% mù một mắt và 23% mù hai mắt.
Đáng chú ý, tỉ lệ mù ít nhất một mắt của Vĩnh Châu là 6 người/1.000 dân, riêng tại phường 2 và xã Vĩnh Hải tỉ lệ này cao gần gấp hai lần (11 người/1.000 dân), cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ chung của toàn quốc là 5 người/1.000 dân.
Tỉ lệ mù hai mắt tại Vĩnh Châu vẫn nằm trong giới hạn bình thường của toàn quốc. Viêm loét giác mạc là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện trạng này.
Viêm loét giác mạc tại Vĩnh Châu có thể xem như một bệnh liên quan đến các hoạt động canh tác hành tím, đặc biệt là giai đoạn cắt hành, làm đất trồng hành. Các tổn thương giác mạc gây ra do bụi đất, bụi vỏ hành, do tay bẩn dụi mắt, do tinh dầu hành tím bốc lên gây kích ứng và bỏng nhẹ giác mạc.
Nhiễm nấm mốc có trong hành cũng tạo điều kiện viêm loét giác mạc do nấm. Việc điều trị viêm loét giác mạc không kịp thời, điều trị sai, tự điều trị làm bệnh diễn biến nặng gây sẹo giác mạc và giảm thị lực, trường hợp nặng gây mù lòa.
Do đó, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết dự phòng viêm loét giác mạc là phương pháp tối ưu nhất cho việc giảm tỉ lệ các trường hợp bị mù tại Vĩnh Châu. Hầu hết các trường hợp viêm loét giác mạc và bị mù tại Vĩnh Châu có thể dự phòng và điều trị được.
Đồng thời GS.TS Nguyễn Thanh Long đã giao Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Mắt TP.HCM hỗ trợ người dân thị xã Vĩnh Châu điều trị và dự phòng các trường hợp tổn thương mắt.
Tiêu đề
Thị xã Vĩnh Châu được ví là “vương quốc hành tím” của cả nước khi diện tích trồng hành tím của địa phương này phục vụ cho thị trường cả nước lẫn xuất khẩu sang một số nước lân cận.

Mùa vụ năm 2014 diện tích trồng hành tím của thị xã Vĩnh Châu là 6.200ha, tổng sản lượng khoảng 100.000 tấn.

Sản lượng quá lớn vượt cầu, có thời điểm hành tím Vĩnh Châu tồn đọng khoảng 60.000 tấn chưa bán được do thị trường xuất khẩu khó khăn khiến giá hành tím giảm mạnh, có lúc còn 4.000 - 5.000 đồng/kg, trong khi chi phí để sản xuất 1kg củ hành khoảng 7.000 đồng.

Trong khi đó, tỉ lệ viêm loét giác mạc tại thị xã Vĩnh Châu cao gấp 12 lần so với một số nước phát triển, đặc biệt tại phường 2 và xã Vĩnh Hải cao gấp ba lần tỉ lệ chung của Vĩnh Châu.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.