Bộ Y tế tiếp tục nhận hơn 1.300.000 liều vaccine COVID-19 do VNVC bàn giao

VNVC chuyển giao thêm hơn 1,3 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Bộ Y tế. Ảnh: VNVC
VNVC chuyển giao thêm hơn 1,3 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Bộ Y tế. Ảnh: VNVC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trưa 27/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã tiếp tục bàn giao 1.317.500 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca cho Bộ Y tế.

Như vậy, chỉ trong tháng 9/2021, VNVC đã bàn giao hơn 5 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Bộ Y tế, kịp thời tăng cường cho TP HCM và các địa phương chống dịch.

Các lô vaccine này thuộc hợp đồng của Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua trước 30 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca từ cuối 2020. Đến nay, hợp đồng lịch sử này của VNVC đã mang về gần 15 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho hàng chục triệu người dân, đóng góp to lớn vào công cuộc chống đại dịch COVID-19 của nước ta.

Bộ Y tế tiếp tục nhận hơn 1.300.000 liều vaccine COVID-19 do VNVC bàn giao ảnh 1

Ảnh: VNVC

Theo đại diện VNVC, từ tháng 11/2020, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã mạo hiểm đặt cọc số tiền 30 triệu đô la Mỹ (tương đương gần 700 tỷ đồng) để đặt mua 30 triệu liều vaccine COVID-19 với AstraZeneca, ngay khi vắc xin còn trong quá trình thử nghiệm.

Tháng 2/2021, trong bối cảnh dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, những liều vaccine đầu tiên về Việt Nam đã được VNVC trao cho Bộ Y Tế kịp thời triển khai tiêm cho tuyến đầu chống dịch. Đồng thời, toàn bộ 30 triệu liều vaccine của Hợp đồng lịch sử này cũng được VNVC chấp thuận bàn giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế để bổ sung quỹ vaccine triển khai tiêm chủng miễn phí cho nhân dân.

VNVC sẵn sàng tự chi trả toàn bộ chi phí đầu tư rủi ro, chi phí phát sinh cho quá trình vận chuyển, bảo quản vaccine… ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng.

"Toàn bộ số vaccine được VNVC khẩn trương bàn giao cho Bộ Y tế để kịp thời chuyển đến các địa phương, tăng độ bao phủ tiêm chủng vaccine, giảm số ca mắc và tử vong", đại diện VNVC cho biết.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.