Chiến lược xét nghiệm diện rộng quan trọng thế nào?

 Việc xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng cho phép phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt là các trường hợp không hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng.
Việc xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng cho phép phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt là các trường hợp không hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ số liệu dịch tễ trên cho thấy, trong giai đoạn 2 (không xét nghiệm diện rộng), số ca tử vong hằng ngày xu hướng tăng lên. Khi triển khai xét nghiệm diện rộng trong giai đoạn 3, phát hiện số ca dương tính lớn, những số ca tử vong bắt đầu có xu hướng giảm dần.

Chia sẻ về chiến lược xét nghiệm kiểm soát lây nhiễm của biến chủng Delta, GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Viện phó Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết, chiến lược này được áp dụng dựa trên các điều kiện như: Tình hình dịch bệnh thực tế; đặc điểm virus học của căn nguyên nổi trội gây bệnh; khả năng về nhân lực, trang thiết bị, cung ứng sinh phẩm hoá chất; kỹ thuật xét nghiệm cập nhật và phổ biến.

Mục tiêu của chiến lược là nhanh chóng phát hiện nguồn lây nhiễm; đánh giá vùng nguy cơ; khoanh vùng, cách ly kịp thời; điều trị sớm bệnh nhân; theo dõi diễn biến triệu chứng; đánh giá hiệu quả điều trị một số loại thuốc kháng virus; hạn chế bệnh nhân diễn biến nặng, tử vong.

Bà Mai nhấn mạnh, nguyên tắc xét nghiệm quy mô diện rộng phải có trọng điểm theo đánh giá nguy cơ và phải lặp lại nhiều lần, tần suất lặp lại tuỳ theo vùng nguy cơ: “Tất cả vùng nguy cơ rất cao, nguy cơ cao thì bắt buộc phải xét nghiệm lặp lại và bảo đảm vấn đề như Thủ tướng đã nhấn mạnh, là xét nghiệm không được chậm hơn tốc độ lây của virus, tức là những vùng này phải được xét nghiệm lặp lại trong vòng 48 tiếng”.

Bà Mai cũng chia sẻ, những địa phương có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao có thể áp dụng chiến lược này, tùy theo mức độ phụ thuộc vào nhân lực, vật lực, điều kiện thực tế của từng địa phương.

Dẫn chứng tại TP HCM, bà Mai nói, việc xét nghiệm từ 19/7 tới nay tại TP đã trải qua 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2 (27/7-22/8), TP xét nghiệm trung bình hơn 45.000 mẫu mỗi ngày. Trong giai đoạn 3 (23/8 đến nay), sau khi có đánh giá và phân vùng nguy cơ, TP xét nghiệm diện rộng trung bình hơn với 354.000 mẫu mỗi ngày qua các phương cách khác nhau: Vùng nguy cơ cao, rất cao xét nghiệm nhanh mẫu đơn, lặp lại sau 48 giờ; vùng nguy cơ vừa và ít nguy cơ xét nghiệm nhanh mẫu gộp hoặc xét nghiệm Realtime RT-PCR mẫu gộp.

Từ số liệu dịch tễ trên cho thấy, trong giai đoạn 2 (không xét nghiệm diện rộng), số ca tử vong hằng ngày xu hướng tăng lên. Khi triển khai xét nghiệm diện rộng trong giai đoạn 3, phát hiện số ca dương tính lớn, những số ca tử vong bắt đầu có xu hướng giảm dần.

Bà Mai đề cập đến nhiều nguyên nhân của việc này như TP tăng cường năng lực y tế nên người bệnh được tiếp cận y tế sớm, điều trị ngay tại cấp xã nên giảm số ca chuyển nặng; nhiều trung tâm hồi sức, BV dã chiến được thành lập, hỗ trợ rất nhiều trong điều trị bệnh nhân nặng nên tỉ lệ tử vong giảm xuống…

Tuy nhiên, trên thực tế, số ca tử vong tập trung nhiều tại phân tầng 2 theo tháp 3 tầng điều trị COVID-19. Vì vậy, việc xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng cho phép phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt là các trường hợp không hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng. Đồng thời, giúp việc quản lý, cách ly nguồn lây nhiễm trong cộng đồng và cung cấp gói chăm sóc y tế sớm hơn, hạn chế diễn biến nặng cho bệnh nhân, hạn chế số ca tử vong.

Trước một số ý kiến cho rằng chiến lược xét nghiệm diện rộng có thể gây lãng phí về nhân lực và vật lực trong phòng chống dịch, bà Mai cho rằng, trong chiến lược xét nghiệm này, có thể mất một đồng nhưng lại tiết kiệm được rất nhiều đồng trong điều trị bệnh nhân.

Để nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, không để tình trạng giãn cách kéo dài trên diện rộng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã có hướng dẫn tất cả các đơn vị triển khai thần tốc xét nghiệm trên diện rộng, để nhanh chóng phát hiện các ca bệnh, từ đó triển khai các biện pháp cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hạn chế phong tỏa hay giãn cách kéo dài trên diện rộng, đồng thời thực hiện chăm sóc điều trị người bệnh một cách phù hợp.

Hướng dẫn mới nhất (ngày 15/9) của Bộ Y tế về xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch khi giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội, tiếp tục nhấn mạnh, thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch.

Cụ thể, đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để phát hiện ngay các trường hợp mắc bệnh, cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm real-time RT-PCR.

Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5-7 ngày/lần. Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải bảo đảm trả kết quả trong thời gian 12 giờ.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.