Như đã thông tin, ngay sau khi nhận được báo cáo về kết quả xét nghiệm dương tính với virus Zika lần 1 của trường hợp trẻ có dấu hiệu đầu nhỏ tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, ngày 17/10/2016, Bộ Y tế đã tổ chức họp khẩn Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với dịch bệnh (EOC) để xem xét, đánh giá tình hình dịch bệnh do virus Zika.
Sau đó Bộ Y tế đã có thông báo nâng mức cảnh báo với bệnh do virus Zika để đáp ứng với dịch bệnh trong tình hình mới.
Tiếp theo ngày 18/10, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã đi thực địa điều tra các yếu tố dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 2 của trẻ và những người sống chung hoặc sống gần với bệnh nhân để tiến hành các biện pháp xác định nguyên nhân.
Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 21/10 tiếp tục phát hiện kháng thể IgM kháng đặc hiệu virus Zika và kháng thể trung hòa virus Zika trong mẫu huyết thanh của trẻ và mẹ của trẻ cũng như trong mẫu huyết thanh của những người sống cùng nhà (bố, bà, cậu và chị nuôi của trẻ), những trường hợp khác sống không cùng nhà có kết quả xét nghiệm âm tính.
Qua điều tra dịch tễ cho thấy về biểu hiện bệnh chỉ có người mẹ có biểu hiện lâm sàng mắc bệnh vào lúc có thai 3 tháng. Chưa phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể gây dị tật đầu nhỏ từ người mẹ như nhiễm khuẩn, tiếp xúc hóa chất độc hại, hút thuốc lá, nghiện rượu bia.
Sau khi có kết quả xét nghiệm lần 2, ngày 26/10, Bộ Y tế đã phối hợp với Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổ chức cuộc họp trực tuyến với Văn phòng WHO khu vực tại Manila, Philippines và Văn phòng WHO Thái Lan để xác định nguyên nhân trường hợp trẻ mắc chứng đầu nhỏ.
Qua quá trình xem xét về bệnh cảnh lâm sàng, các yếu tố dịch tễ, xét nghiệm, kết quả chụp cắt lớp não bộ và dựa trên kinh nghiệm của WHO cũng như việc xác định hai trường hợp trẻ mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika tại Thái Lan, hội nghị đi đến kết luận: đây là trường hợp trẻ có triệu chứng dị tật bẩm sinh mắc chứng đầu nhỏ có nhiều khả năng nghi liên quan đến virus Zika và cũng là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam./.
Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.