Bộ Tài chính ”thúc” cổ tức bằng tiền mặt: BIDV khẳng định tuân thủ đúng qui định pháp luật

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Cuối tuần qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một trong 2 ngân hàng đang bị Bộ Tài chính ”thúc” trả cổ tức bằng tiền mặt đã chính thức lên tiếng khẳng định đã tuân thủ đúng qui định của pháp luật, thực hiện đúng đầy đủ trình tự phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 2016.

Đúng trình tự

BIDV cho biết, BIDV đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 vào ngày 24/04/2016  theo đúng quy định tại Luật Doanh nghiệp (trong thời hạn 4 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính).

Ngân hàng cũng đã thực hiện đúng, đầy đủ trình tự thủ tục trình phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức năm 2015 tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Cụ thể, ngày 04/03/2016, BIDV có Công văn 541/BIDV-TKHĐQT gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) báo cáo tài liệu thảo luận và thông qua tại ĐHĐCĐ 2016, trong đó có phương án chi trả cổ tức 2015. Thời điểm này trước gần 50 ngày so với ngày dự kiến tổ chức Đại hội trong khi quy định tại Thông tư 21/2014/TT-BTC và Quyết định số 931/QĐ-NHNN là ít nhất trước 15 ngày làm việc trước ngày ĐHĐCĐ.

Tiếp theo, BIDV liên tiếp có các văn bản giải trình, bổ sung các nội dung tài liệu tại ĐHĐCĐ 2016 theo yêu cầu của NHNN. Ngày 21/04/2016, BIDV tiếp tục có Công văn hỏa tốc 1100/BIDV-TKHĐQT, trong đó đề xuất BIDV được phép “tổ chức ĐHĐCĐ trên cơ sở các dự thảo tài liệu đã báo cáo NHNN. BIDV sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu khi nhận được ý kiến chính thức của NHNN”. 

Ngày 22/4/2016, NHNN có Công văn 2874/NHNN-TTGSNH, theo đó, về dự thảo Tờ trình ĐHĐCĐ thông qua Báo cáo tài chính năm 2015, về việc trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2016; phương án tăng vốn điều lệ năm 2016, “NHNN sẽ có ý kiến cụ thể đối với đề nghị của BIDV sau khi Bộ Tài chính có ý kiến về các nội dung liên quan”.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2e  Điều 136 Luật Doanh nghiệp, “mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại” là nội dung ĐHĐCĐ thường niên thảo luận và thông qua. Vì vậy, cùng ngày 22/4/2016, BIDV đã có Văn bản 1151/BIDV-TKHĐQT báo cáo rõ: “Về dự thảo Tờ trình thông qua Báo cáo tài chính năm 2015, trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận và Tờ trình Phương án tăng vốn điều lệ, do Bộ Tài chính và NHNN chưa có ý kiến, BIDV sẽ trình ĐHĐCĐ trên cơ sở các dự thảo đã báo cáo NHNN và sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu khi nhận được ý kiến chính thức của NHNN như BIDV đã báo cáo, đề xuất tại Văn bản 1100/BIDV-TKHĐQT ngày 21/04/2016”. 

“Như vậy, về trình tự thủ tục phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức năm 2015 tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, BIDV đã thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành...” - đại diện BIDV khẳng định.

Trả cổ tức bằng cổ phiểu để tăng vốn

Lý giải về việc không trả cổ tức bằng tiến mặt, BIDV cho biết, trước nhu cầu cấp bách về vốn để đảm bảo các mục tiêu: duy trì tăng trưởng tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, tuân thủ theo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN và cam kết với các đối tác, thực thi các mục tiêu quản trị theo thông lệ quốc tế như Basel II-III, cải thiện định hạng tín nhiệm và đảm bảo các cam kết với cộng đồng quốc tế; BIDV đã xây dựng và đề xuất một số biện pháp để cải thiện và nâng cao nền vốn tự có của ngân hàng. Trong đó có đề xuất tăng vốn từ lợi nhuận để lại, cụ thể là thông qua hình thức chi trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8,5% cho các cổ đông có tên trong danh sách chốt tại thời điểm chi trả. 

Trên cơ sở yêu cầu tăng vốn, sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo qui định, tại ĐHĐCĐ 2016, BIDV đã đưa ra thảo luận các nội dung như đã báo cáo, đề xuất tại Công văn  1100/BIDV-TKHĐQT, trong đó có nội dung chia cổ tức năm 2015. Các nội dung đã được ĐHĐCĐ 2016 thảo luận công khai và thông qua theo đúng quy định.

Riêng nội dung dự thảo Tờ trình ĐHĐCĐ thông qua Báo cáo tài chính năm 2015, việc trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2016 và phương án tăng vốn điều lệ năm 2016, ĐHĐCĐ đã ủy quyền cho HĐQT BIDV thực hiện điều chỉnh phương án theo phê duyệt chính thức cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

“Như vậy, ĐHĐCĐ thông qua nội dung phương án chi trả cổ tức là quyết định “có điều kiện” và ủy quyền cho HĐQT BIDV thực hiện điều chỉnh phương án chi trả cổ tức theo quyết định cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…” – đại diện BIDV khẳng định.

Ngân hàng này cũng cho biết, để khẩn trương triển khai các biện pháp nâng cao năng lực tài chính theo yêu cầu của NHNN, Chính phủ; ngày 08/06/2016, BIDV đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tháo gỡ khó khăn đối với giải pháp tăng vốn điều lệ của BIDV.

“Tăng năng lực tài chính ngân hàng vừa là giải pháp thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng vừa trực tiếp tác động đến khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2016 và những năm tiếp theo…”- đại diện BIDV khẳng định. 

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.