Bổ sung TNHS của pháp nhân tại thời điểm hiện nay là phù hợp

Bổ sung TNHS của pháp nhân tại thời điểm hiện nay là phù hợp
(PLO) - Bộ luật Hình sự là một đạo luật quan trọng, có vai trò và ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống pháp luật cũng như trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Vì vậy, Quốc hội và Chính phủ quyết định lấy ý kiến của nhân dân trong vòng 2 tháng đối với bản Dự thảo Bộ luật này (kết thúc vào ngày 14/9) và được đánh giá đạt kết quả tốt không kém gì đợt lấy ý kiến Bộ luật Dân sự.
Trước một số băn khoăn của người dân về kết quả lấy ý kiến cũng như những điểm mới trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS-sửa đổi) lần này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã tham gia Chương trình Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời để trao đổi thêm về nội dung này. 
Có tới 7/8 vấn đề được đa số ý kiến nhân dân ủng hộ
Thưa Bộ trưởng, một số cán bộ, chuyên gia cho Chương trình biết là họ đã tham gia đóng góp ý kiến cụ thể về nhiều nội dung trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) lần này. Xin Bộ trưởng cho biết khái quát kết quả đợt lấy ý kiến này?
- Trước hết phải khẳng định việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với BLHS (sửa đổi) đã được các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Trung ương và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương tổ chức một cách nghiêm túc, theo đúng tinh thần Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kế hoạch của Chính phủ. Bộ Tư pháp đã nhận được tổng số 119 báo cáo của 30 bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 20 cơ quan, tổ chức khác. Qua các báo cáo này, có khoảng 7 triệu lượt ý kiến của nhân dân tham gia góp ý.
Ý kiến của nhân dân rất đa dạng, tham gia đối với hầu hết các quy định của Dự thảo Bộ luật, trong đó tập trung vào 8 vấn đề trọng tâm mà Chính phủ xin ý kiến nhân dân. Rất mừng là có tới 7/8 vấn đề đã được đa số ý kiến nhân dân ủng hộ theo phương án của Chính phủ và Quốc hội đề nghị. Trong đó, có 05 vấn đề được đa số tuyệt đối ủng hộ như cần quy định rõ các tội mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự; thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế...; đặc biệt là bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân được 92% ý kiến tán thành. Hai vấn đề khác tuy không đạt trên 75% ý kiến ủng hộ nhưng thấp nhất là bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội phạm cũng đạt 63%.
Như Bộ trưởng vừa nói thì trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là vấn đề hoàn toàn mới đối với nước ta, nhưng tỷ lệ người dân đồng tình lại cao nhất (92%). Bộ trưởng có thể giải thích tại sao chúng ta lại đưa vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào Bộ luật Hình sự và vào việc sửa đổi Bộ luật lần này có phù hợp không? 
- Việc bổ sung quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân, thực ra là đối với doanh nghiệp, vào BLHS (sửa đổi) lần này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể khái quát 3 lý do chính như sau: 
Thứ nhất, thực tiễn vừa qua cho thấy tình hình vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp có chiều hướng gia tăng, có vụ việc hết sức nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, trong khi cơ chế xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại dân sự đã tỏ ra rất bất cập, kém hiệu quả, tính răn đe, phòng ngừa không cao và không bảo đảm được quyền lợi của người bị thiệt hại.
Thứ hai, bảo đảm sự chính xác, không bỏ lọt tội phạm và sự công bằng trong xử lý hành vi tội phạm. Thực tế, nhiều quyết định quan trọng, trong đó có quyết định dẫn đến hành vi phạm tội, do tập thể (Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội cổ đông) thông qua; nếu chỉ quy trách nhiệm hình sự cho cá nhân thì sẽ không chính xác, bỏ lọt tội phạm. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, cũng sẽ là không công bằng khi cùng một vi phạm tương tự như nhau, nếu doanh nghiệp Việt Nam thực hiện ở nước khác thì có thể bị xử lý hình sự, trong khi đó nếu doanh nghiệp nước ngoài thực hiện ở Việt Nam thì chỉ bị xử phạt hành chính.
Thứ ba, đây là nghĩa vụ bắt buộc theo một số Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tham nhũng, rửa tiền, buôn bán người, khủng bố. 
Việc bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại thời điểm hiện nay là phù hợp, bởi lẽ: Chúng ta đã có thời gian khá dài (từ năm 1999) nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng như kinh nghiệm của các nước về vấn đề này; Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã có Đề án báo cáo Bộ Chính trị. Trong điều kiện nước ta đang chuyển đổi hẳn sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tham gia thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EU) thì việc quy định trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp sẽ góp phần bảo vệ nền kinh tế phát triển đúng hướng, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuân thủ đúng pháp luật. Nhìn ra thế giới, hiện nay có tới 119 nước quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, trong đó có thể kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và 06 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Campuchia).
Bộ trưởng nói trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nhưng lại nói chỉ các doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là gì? 
- Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là vấn đề mới, hết sức phức tạp. Kinh nghiệm các nước đều có bước đi thận trọng, thích hợp, tập trung giải quyết những vấn đề thật bức xúc trước. Vì thế, Chính phủ đã đề xuất trước mắt chỉ nên áp dụng quy định này đối với pháp nhân kinh tế (các doanh nghiệp) và cũng chỉ tập trung vào một số tội phạm về kinh tế, môi trường, an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm và các tội phạm mà theo cam kết quốc tế, Việt Nam phải trừng trị (mua bán người, tham nhũng, rửa tiền, tài trợ khủng bố). Sau này, qua thực tiễn áp dụng, nếu thấy cần thiết thì sẽ nghiên cứu để mở rộng thêm. 
Đề cao tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội
Một cán bộ công tác trong ngành luật lâu năm có hỏi: “Tôi nhận thấy Dự thảo Bộ luật Hình sự lần này thể hiện rõ tính nhân đạo trong đổi mới chính sách hình sự của nước ta. Bộ trưởng có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?”.  
- Đúng là nếu được Quốc hội thông qua thì lần này có rất nhiều đổi mới trong chính sách hình sự của Nhà nước ta theo quan điểm đề cao tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội đã được đề ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp và cũng là để góp phần bảo đảm thực thi đầy đủ quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. 
Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ Dự thảo Bộ luật, từ các quy định của phần chung tới các quy định về phần các tội phạm cụ thể, chẳng hạn về các tội phạm cụ thể: 
Thứ nhất, thu hẹp phạm vi trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, theo đó, các em chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 22 tội danh được quy định rõ trong Bộ luật, đồng thời không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội; bổ sung biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
Thứ hai, thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù, mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, theo đó có tới gần 1/3 số tội (109/329) có quy định hình phạt chính là phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Trong đó, phạt tiền đối với tội ít nghiêm trọng tăng 33 tội so với quy định hiện hành.
Thứ ba, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng bỏ hình phạt tử hình đối với 07/22 tội; bổ sung quy định không áp dụng và không thi hành án tử hình đối với người bị kết án từ 75 tuổi trở lên... Điều này phù hợp với quy định mới, rất nhân văn của Hiến pháp mới, theo đó “mọi người đều có quyền sống” (Điều 19). 
Đúng là rất nhân đạo, nhưng pháp luật hình sự có nghĩa là trừng trị. Một khán giả khu vực phía Nam có hỏi một câu rất ngắn gọn: “Có những hành vi phải trừng trị nặng hơn. Ví dụ với tình hình tội phạm tham nhũng, chức vụ hiện nay, Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này có hình phạt xử lý nghiêm khắc hơn so với Bộ luật hiện hành hay không, thưa Bộ trưởng?”.
- Tất nhiên, Dự thảo Bộ luật cũng có những quy định nghiêm khắc hơn, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đấu tranh phòng, chống một số loại tội phạm đang được coi là giặc nội xâm trong xã hội ta như tội phạm về chức vụ, tội phạm tham nhũng. Chẳng hạn, Dự thảo Bộ luật bổ sung nguyên tắc xử lý là người giữ chức vụ có quyền hạn càng cao thì xử phạt càng nặng; mở rộng phạm vi xử lý đối với tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ ra cả khu vực ngoài nhà nước; bổ sung quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm tham nhũng; bổ sung quy định pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ,...
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng! 

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

Đọc thêm

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.