'Bộ phận không nhỏ' lộ mặt

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - May thay câu hỏi thế kỷ “Bộ phận không nhỏ nằm ở đâu?” dần dần đã có câu trả lời.

“Bộ phận không nhỏ” - cụm từ này đã từng xuất hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” ban hành ngày 16/1/2012. Nghị quyết TW 4 chỉ rõ “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”.

Nhưng “bộ phận không nhỏ” nằm ở đâu? Chính một trong những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 15/10/2014 trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận 4, TP HCM cũng trăn trở: “Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”.

Tuy nhiên, chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “một phận không nhỏ” đó có thể nằm ngay trong mỗi con người chúng ta, khi ông đề cập tới vấn đề có những cá nhân suy thoái trong Đảng.

Điều đó rất đúng!

May thay câu hỏi thế kỷ “Bộ phận không nhỏ nằm ở đâu?” dần dần đã có câu trả lời.

Cuộc đấu tranh chống “tham nhũng” do “bộ phận không nhỏ” gây ra do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo đã bước sang giai đoạn mới. Không còn lo “vỡ bình” khi “ném chuột” bởi “cách đánh chuột” của chúng ta đã chặt chẽ hơn, bài bản hơn. Thời gian qua, tất cả những ai vi phạm, từ vị trí lớn đến vị trí nhỏ đều công khai cho toàn Đảng, toàn dân biết. Mọi việc đã công khai, dân chủ, minh bạch hơn. Đây chính là điểm tốt, điểm mới cho phép nhân dân và toàn Đảng giám sát cán bộ lãnh đạo, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

“Xuống dốc không phanh” là cụm từ được một đại biểu Quốc hội gọi tên cho những sai phạm của cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao như Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng và nhiều lãnh đạo đã bị kỷ luật trước đó. Đây chính là điển hình của “bộ phận không nhỏ” mà chúng ta mãi đi tìm không ra.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”. Hàng chục năm qua ngay trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu đã chất vấn về việc “mua quan, bán chức”. Trong một nhiệm kỳ một vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ từng trả lời khôi hài: “Họ chạy ở đâu không biết, chưa chạy chỗ tôi”. Thưa vâng, “bộ phận không nhỏ” xuất hiện, hình thành, thách thức do chính công tác cán bộ yếu kém. Do vậy, cùng với việc “bộ phận không nhỏ” lộ diện, dư luận đặc biệt quan tâm khi vừa qua Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị cần có cuộc tổng rà soát lại vấn đề bổ nhiệm cán bộ ở các cấp, các ngành, lĩnh vực.

Chắc chắn, nếu thực hiện được “tổng rà soát”, “bộ phận không nhỏ” sẽ “lộ diện” không ít. Đã đến lúc cần hành động, bằng chế tài cụ thể chứ không thể cứ hô hào hay kêu ca mãi như lâu nay.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.