Bộ đội xả thân chống dịch, giúp dân

Lực lượng quân y chi viện cho TP Hồ Chí Minh.
Lực lượng quân y chi viện cho TP Hồ Chí Minh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, sẵn sàng xả thân chống dịch, giúp dân, những ngày qua, Quân đội luôn đi đầu trong phòng, chống đại dịch COVID-19.

Lực lượng chống dịch luôn tuân thủ nghiêm ngặt, triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống, tích cực hỗ trợ địa phương, nhân dân vượt qua khó khăn, góp phần kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Tiếp tục chi viện miền Nam chống dịch

Dịch bệnh thời gian qua đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội, trực tiếp đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của nhân dân. Với tinh thần “ba sẵn sàng”: Sẵn sàng phương án ứng phó với các tình huống cấp độ dịch; sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện và sẵn sàng chi viện cho đơn vị, địa phương khi có lệnh, toàn quân xác định “ở đâu khó khăn, ở đó có bộ đội”.

Với tinh thần “vì nhân dân quên mình”, “vì nhân dân phục vụ”, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) đã thể hiện tốt vai trò là lực lượng xông pha trên tuyến đầu chống dịch, không quản ngại khó khăn, gian khổ, xả thân chống dịch, cứu dân.

Đợt cao điểm tăng cường lực lượng hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch vừa qua, Quân đội đã huy động khoảng 132.000 bộ đội và dân quân tự vệ. Trong đó, bộ đội gần 34.000 người, dân quân tự vệ trên 98.000 người. Lực lượng quân y được điều động hơn 2.000, gồm cả y bác sĩ và học viên. Mới đây, 4.000 cán bộ, học viên quân y tiếp tục được tăng cường vào TP Hồ Chí Minh để giúp lấy mẫu xét nghiệm và chữa trị bệnh nhân COVID-19.

Nhiệm vụ của bộ đội và dân quân tự vệ là thực hiện phòng, chống dịch tại các tổ, chốt, điểm cách ly, khu vực phong tỏa, tuần tra kiểm soát, bảo đảm an ninh trật tự, duy trì quy định phòng dịch; thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an sinh, giúp dân tại các khu phong tỏa, cách ly; vận chuyển hàng hóa để cứu trợ cho người khó khăn, yếu thế, chăm sóc bữa ăn, bảo đảm sinh hoạt cho người dân, các lực lượng phòng, chống dịch, bệnh nhân...; bảo vệ các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19; phân luồng xanh cho các phương tiện vận chuyển hàng thiết yếu lưu thông; giúp đỡ nhân dân thu hoạch nông sản; chuyển lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu giúp dân...

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Quân y (Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng) cho biết, chiều 21/9, 800 cán bộ, chiến sĩ đợt tăng cường đầu tiên đã tới TP Hồ Chí Minh, đóng quân tại Trung đoàn Gia Định ở huyện Hóc Môn trước khi phân về 314 trạm y tế lưu động (nay tăng lên 500 trạm) làm nhiệm vụ. 3.200 người còn lại sẽ chi viện từ đơn vị lân cận TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Quân y đã tổ chức thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại 6 cơ sở gồm Trung tâm Điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện quân dân y Miền Đông và các bệnh viện dã chiến 5, 5C, 5D, 5G; tổ chức 530 tổ quân y cơ động với 1.590 người làm nhiệm vụ chăm sóc, tư vấn sức khỏe, cấp cứu, chuyển viện cho F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại nhà.

Hiện quân y tham gia điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện và gần 80.000 bệnh nhân tại nhà. Các lực lượng tham gia từ việc truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị, tổ chức cách ly tập trung, tiêm vắc xin.

4.000 người tăng cường gồm bác sĩ, cán bộ điều dưỡng, học viên từ Học viện Quân y và quân khu ở các tỉnh phía Nam, trước mắt sẽ hỗ trợ TP Hồ Chí Minh ở cao điểm xét nghiệm truy vết. Kế hoạch “thần tốc” xét nghiệm từ nay đến 30/9, thành phố sẽ lấy mẫu toàn bộ người dân ở các “vùng đỏ, cam” 3 lần trong 7 ngày theo hộ gia đình. 4.000 quân nhân cùng lực lượng hiện có sẽ tăng công suất xét nghiệm lên 750.000 mẫu mỗi ngày. Đây là lần thứ tư TP Hồ Chí Minh lấy mẫu diện rộng toàn thành phố tính từ cuối tháng 5/2021.

Đặc biệt, gần 400 cán bộ, chiến sĩ của BTL TP Hồ Chí Minh được lựa chọn tham gia lo việc hậu sự cho các nạn nhân COVID-19 tử vong. Lực lượng đã tiếp nhận gần 10.000 thi hài, tổ chức khâm liệm, hỏa táng, thực hiện các nghỉ lễ tâm linh, thờ cúng; tiếp nhận và trao hũ tro cốt nạn nhân cho người thân và gia đình lưu trữ. Hiện có hơn 500 hũ tro cốt vẫn được quân đội lưu giữ, bảo quản, chưa bàn giao được cho thân nhân vì nhiều lý do khác nhau.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiểm tra các phần quà trước khi được chuyển lên xe đưa về các quận, huyện.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiểm tra các phần quà trước khi được chuyển lên xe đưa về các quận, huyện.

Thắng “giặc” COVID-19 mới trở về

Với tinh thần “vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết”, LLVT đã phát huy cao độ tính tự lực, tự cường, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, vừa giữ vững đời sống bộ đội, vừa giúp dân chống dịch; với chủ trương “địa phương, đơn vị phía sau hỗ trợ địa phương đơn vị phía trước”, “địa phương đơn vị ngoài vùng dịch hỗ trợ giúp đỡ địa phương, đơn vị trong vùng dịch”, “vùng có dịch ít hỗ trợ, giúp đỡ vùng có dịch nhiều”…

Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Tư lệnh Quân khu 7 cho biết, trước thực trạng nhân dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do đại dịch, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương huy động mọi nguồn lực để giúp đỡ nhân dân cả về vật chất và tinh thần. Với hơn 94.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ và hơn 3.000 xe ô tô giúp nhân dân thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ gần 7.000 tấn nông sản; điều tiết, hỗ trợ đưa hơn 2 triệu người là lao động, học sinh, sinh viên về quê theo nguyện vọng.

Đồng thời, tăng cường cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận 1.905 y, bác sĩ, nhân viên y tế để thực hiện nhiệm vụ tại các bệnh viện dã chiến, tổ y tế, tiêm vắc xin cho người dân và lấy mẫu xét nghiệm. Đến nay, lực lượng quân y của Quân khu 7 đã lấy 38 nghìn mẫu xét nghiệm, tiêm 10 nghìn liều vắc xin, bảo đảm an toàn.

Hiện nay, Quân khu 7 đã tổ chức tiêm vắc xin cho hơn 98,5% cán bộ, chiến sĩ (1,5 % còn lại, do sức khỏe không đủ điều kiện để tiêm), trong đó 15.000 người đủ 2 mũi. LLVT Quân khu đang duy trì hơn 16.100 tổ, chốt, trạm, đồn biên phòng, chốt dân quân. Trong đó, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ khu cách ly, khu phong tỏa, bệnh viện, phân luồng giao thông hơn 15.600 tổ, chốt; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, quản lý, bảo vệ biên giới, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép 562 trạm, đồn biên phòng, chốt dân quân. Đồng thời, tổ chức hơn 1.000 điểm cách ly với gần 200.000 giường.

Cùng với đó, các đơn vị thuộc Quân khu 7 đã chủ động phối hợp với các địa phương triển khai nhiều chủ trương, mô hình mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả, như: “Tất cả vì tuyến đầu chống dịch”, “Gian hàng 0 đồng”, “Phiên chợ 0 đồng”, “Cây ATM gạo nghĩa tình”, “Cây ATM khẩu trang”... Đặc biệt, nhiều cơ quan, đơn vị đã trích quỹ, huy động sản phẩm tăng gia sản xuất, vận động cán bộ, chiến sĩ, kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ, chia sẻ khó khăn cho nhân dân trong các khu cách ly, phong tỏa trên địa bàn với hàng trăm tấn rau, củ, quả; hàng trăm tấn gạo; hàng vạn quả trứng gà, vịt; cùng nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu khác với tổng trị giá hơn 540 tỷ đồng.

Một phần quà của Bộ Quốc phòng được chuyển tới người dân TP Hồ Chí Minh.

Một phần quà của Bộ Quốc phòng được chuyển tới người dân TP Hồ Chí Minh.

Trao đổi về vấn đề, sau 30/9 TP Hồ Chí Minh sẽ nới lỏng giãn cách khi tình hình dịch dần được kiểm soát, Quân đội có rút quân? Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cho biết, sau 30/9/2021, kế hoạch rút quân của bộ đội tùy thuộc vào việc phòng chống dịch ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam diễn ra như thế nào, nên có 2 phương án.

Phương án thứ nhất, nếu việc dập dịch tốt, theo đúng như kế hoạch, kiểm soát được trong tháng 9 thì chắc chắn các lực lượng sẽ rút dần. Nhưng vừa rút vừa phải bảo đảm giúp cho thành phố giữ ổn định tình hình mọi mặt, để khi rút không tạo ra hẫng hụt gì đối với thành phố.

Phương án thứ hai, trong điều kiện dịch chưa được kiểm soát, với trách nhiệm đội quân chiến đấu, công tác, lao động sản xuất và sinh ra từ nhân dân, vì nhân dân chiến đấu và phục vụ thì không có hà cớ gì rút quân khi chưa dập dịch xong. Vì vậy, khẳng định chắc chắn là khi nào tình hình dịch ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam được kiểm soát một cách tốt nhất và tự điều chỉnh, cải thiện được tình hình thì lúc đó Quân đội mới yên tâm rút lực lượng về thực hiện công việc của mình.

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, Bộ Quốc phòng đã tổ chức trao tặng TP Hồ Chí Minh 100.000 phần quà trị giá 30 tỷ đồng, 4.000 tấn gạo trị giá 50 tỷ đồng để hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Mỗi phần quà gửi đến người dân đợt này gồm: 10 kg gạo, 1 hộp lương khô, 10 gói mì tôm, 1 hộp cá hộp, 1 hộp thịt hộp, 10 quả trứng vịt, 1 gói xúc xích, 1 chai dầu ăn, 1 lon sữa đặc, 1 lốc sữa tươi… nhằm kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trước mắt.

“Tôi yêu cầu cán bộ chiến sĩ, dân quân, LLVT TP Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm người lính “Bộ đội Cụ Hồ” đã cố gắng thì nay tiếp tục cố gắng hơn nữa, đã nỗ lực càng nỗ lực hơn nữa, phấn đấu khắc phục khó khăn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền, các cơ quan ban ngành, đoàn thể địa phương để vận chuyển trao tặng những phần quà của Bộ Quốc phòng đến tay người dân có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần nhanh nhất, sớm nhất…”, Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam nhấn mạnh tại Lễ Xuất quân trao tặng quà của Bộ Quốc phòng.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.