Binh lực 'ma giáo' khuất phục trước bộ đội Việt Nam

Tổng thống Park Chung-Hee (thứ ba từ trái sang), tại Hội nghị SEATO năm 1966 diễn ra tại Philippines, người biến “giấc mơ” đưa quân sang Việt Nam tham chiến của Lý Thừa Vãn thành sự thật sau 10 năm.
Tổng thống Park Chung-Hee (thứ ba từ trái sang), tại Hội nghị SEATO năm 1966 diễn ra tại Philippines, người biến “giấc mơ” đưa quân sang Việt Nam tham chiến của Lý Thừa Vãn thành sự thật sau 10 năm.
(PLO) -Trong chiến tranh Việt Nam, từ 1964 đến 1973, có thời điểm CH Triều Tiên đã đưa sang chiến trường miền Nam Việt Nam 45.000 quân. Với những “ngón đòn” được Mỹ đào tạo và mưu đồ cuồng vọng, lực lượng này đã tàn sát đồng bào miền Nam vô tội rất dã man. Nhưng cuối cùng, binh lực “ma giáo” ấy đã phải thất bại và sợ hãi trước cách đánh của một Việt Nam ngoan cường, anh dũng. 

Từ năm 1964, thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã đưa quân đội một số nước đồng minh, trong đó quân đội của Hàn Quốc vào miền Nam Việt Nam tham chiến. Đến nay, nhiều người ở thời đó và cả thế hệ trẻ đương thời chưa hề biết đến nhiều thủ đoạn ngoại giao của Mỹ và vai trò “đổi người lấy tiền” của Chính phủ Hàn Quốc.

Cuộc ngã giá đổi chác giữa Mỹ và Hàn Quốc đã bắt người dân miền Nam Việt Nam vô tội phải hứng chịu đau thương, là điều không thể bị lãng quên và càng không thể để cho thời gian che lấp.

Núp bóng “diều hâu”

 Khi nghiên cứu lịch sử về chiến tranh ở Việt Nam, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng biết rằng, CH Triều Tiên, dưới quyền Tổng thống Lý Thừa Vãn từng đề xuất với Tổng thống Mỹ gửi lực lượng sang Việt Nam tham chiến cùng với quân đội thực dân Pháp vào năm 1954 để diệt “làn sóng đỏ” ở các nước Đông Dương. 10 năm sau đó, đề nghị “lấy lòng” ông chủ lớn Nhà Trắng mới chính thức được chấp nhận. 

Theo đó, cuối tháng 1/1954, với tư cách là đồng minh của Mỹ trong “thế giới tự do”, Tổng thống CH Triều Tiên Lý Thừa Vãn gợi ý với phía Mỹ sẵn sàng đưa một sư đoàn sang Việt Nam nhằm giúp đỡ Pháp đẩy lùi thế thượng phong của Việt Minh. Trước sự “nhiệt tình” ấy, Tổng thống Mỹ Aixenhao lập luận: “Trong khi Mỹ phải đóng quân tại CH Triều Tiên để bảo vệ phiên đấu cho họ, thì quân CH Triều Tiên lại điều đi khỏi bán đảo Triều Tiên để giải quyết giao tranh nơi khác. Đó là điều không thể chấp nhận được”.

Ý đồ đổ quân sang Việt Nam giúp Pháp đánh Việt Minh của Lý Thừa Vãn tuy chưa thành kế hoạch, chưa mang về thêm cho Nam Hàn chút quyền lợi nào, nhưng cũng chứng tỏ được vai trò “quyết theo Mỹ đến cùng”.

Đến năm 1955, CH Triều Tiên chính thức công nhận Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và thường xuyên tiến hành các cuộc trao đổi quân sự, tạo điều kiện thực hiện ý định lớn hơn sau này.

Tháng 6/1961, ngay sau khi kết thúc đảo chính và thành lập chính phủ mới, Pắc Chung Hy đã cử tướng Sim Hông Sơn sang miền Nam Việt Nam tìm hiểu tình hình chiến sự. Tiếp đó, tại hội nghị cao cấp bộ trưởng giữa Việt Nam Cộng hòa và CH Triều Tiên, Lee Hu Rak, Trưởng ban thư ký Ủy ban tái thiết quốc gia, đề xuất:

“Chính phủ chúng tôi tuyệt nhiên không bỏ qua khủng hoảng tại Việt Nam. Chúng tôi dự kiến trong thời gian gần nhất sẽ thành lập và đưa sang Việt Nam một đại đội cố vấn quân sự gồm những tướng lĩnh có kinh nghiệm và đã trải qua cuộc chiến tranh Triều Tiên”.

Đục nước béo cò

Tháng 11, Pắc Chung Hy đến thăm Mỹ nhân dịp Tổng thống Kennơđi chính thức nhậm chức. Trong hai phiên hội đàm cấp cao với các quan chức Mỹ, Pắc Chung Hy đã đề nghị Mỹ tăng cường giúp CH Triều Tiên phát triển kinh tế, đồng thời dùng các biện pháp để ổn định tình hình trong nước.

Trong cuộc hội đàm đó, ông ta còn nhiều lần đề cập đến việc CH Triều Tiên có gần 1 triệu quân thiện chiến, nếu Mỹ đồng ý hỗ trợ hậu cần cho quân viễn chinh thì nước này sẵn sàng đưa một số đơn vị chiến đấu sang Việt Nam.

Tuy nhiên, đề nghị đưa quân sang tham chiến ở Việt Nam của CH Triều Tiên mới chỉ được Mỹ đưa vào các biên bản ghi nhớ vì, Tổng thống Kenedy chưa quyết định đưa quân vào Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến. Mặt khác, Mỹ vẫn cho rằng chỉ cần mình Mỹ là đủ sức giải quyết vấn đề Việt Nam.

Ba năm sau, ngày 9/5/1964, Đại sứ Mỹ tại CH Triều Tiên đã chuyển bức thư của Tổng thống Giônxơn tới Pắc Chung Hy, yêu cầu CH Triều Tiên gửi quân sang Việt Nam giúp Mỹ. Đây thực sự là cơ hội tốt để Pắc Chung Hy thể hiện tình cảm với ông chủ của “thế giới tự do”. Theo yêu cầu của Mỹ, Tổng thống Pắc Chung Hy đã cử một phái đoàn khảo sát gồm 15 người sang Nam Việt Nam để nghiên cứu tình hình. 

Tổng thống Lý Thừa Vãn- người có ý tưởng đưa một sư đoàn sang Việt Nam giúp Pháp đánh Việt Minh vào tháng 1/1954.
Tổng thống Lý Thừa Vãn- người có ý tưởng đưa một sư đoàn sang Việt Nam giúp Pháp đánh Việt Minh vào tháng 1/1954.
Tiếp đó, đầu tháng 9/1964, sau khi được Quốc hội tán thành với số phiếu 100%, Tổng thống Pắc Chung Hy ra lệnh cho Bộ Quốc phòng xúc tiến kế hoạch đưa một phái bộ viện trợ quân sự CH Triều Tiên, thường gọi là "đơn vị Bồ Câu", với hơn 2.000 người, gồm lính công binh, nhân viên y tế, võ sư Taekwondo... sang Việt Nam. Ngày 25/2/1965, bộ phận đầu tiên của lực lượng này là một bệnh viện dã chiến, với gần 200 nhân viên, cả quân và dân y, đã tới Biên Hòa. Các đơn vị còn lại như tiểu đoàn công binh, đại đội vận tải, tiểu đoàn an ninh,... lần lượt có mặt tại Nam Việt Nam vào tháng 3/1965. 

Sau "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", để "Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ một mặt ồ ạt đưa quân viễn chinh vào Việt Nam, mặt khác thúc ép các nước đồng minh như: Ôxtrâylia, Niu Dilân, Thái Lan, Philíppin nhanh chóng "thực hiện" các cam kết với Mỹ, đưa quân trực tiếp tham chiến tại Việt Nam.

Với CH Triều Tiên, mặc dù trong chuyến thăm Mỹ tháng 5/1965, Tổng thống Pắc Chung Hy đã cơ bản nhất trí việc triển khai một sư đoàn quân CH Triều Tiên vào Việt Nam. Ngay bản thân ông cũng tích cực chuẩn bị cho vấn đề này từ nhiều tháng trước đó, nhưng khi biết Mỹ đang "quá cần" sự tham gia của quân đội các nước đồng minh, Pắc Chung Hy đã không ngần ngại đưa ra các điều kiện "mặc cả" với Mỹ. 

Hiệp ước Tháng 8

Ngày 23/6/1965, trong cuộc họp cấp cao giữa Mỹ và Cộng hòa Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng CH Triều Tiên Kim Sung Eun đã đưa ra bản đề nghị 10 điểm để đổi lấy việc nước này đưa sư đoàn lính chiến tới Việt Nam:

Mỹ phải giữ nguyên số quân hiện có của họ đang đóng tại CH Triều Tiên; Trang bị 100% cho 3 sư đoàn dự bị, 17 sư đoàn lính thường trực và sư đoàn lính thủy đánh bộ CH Triều Tiên;

Giữ nguyên mức viện trợ của Mỹ cho CH Triều Tiên như trước đây; Mỹ phải thông báo trước cho phía CH Triều Tiên về nhiệm vụ, khu vực đảm trách, nguyên tắc đảm bảo hậu cần cho các đơn vị quân CH Triều Tiên khi sang Việt Nam;

Thành lập tổ công tác Hàn - Mỹ để xem xét vấn đề tổ chức các đơn vị quân CH Triều Tiên tại Việt Nam; Mỹ có trách nhiệm phải trang bị các phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện đi lại cho các đơn vị quân CH Triều Tiên tại Việt Nam cũng như giữa CH Triều Tiên với Bộ tư lệnh CH Triều Tiên tại Nam Việt Nam;

Cung cấp và chi trả đầy đủ các khoản lương, phụ cấp, tiền ốm đau và tử tuất cho sĩ quan và binh sĩ CH Triều Tiên giống như cho sĩ quan và binh sĩ Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Mỹ có trách nhiệm phải trang bị đầy đủ vũ khí, trang bị cho lực lượng quân CH Triều Tiên tham chiến tại Việt Nam;

Cung cấp toàn bộ phương tiện đi lại để đưa lính CH Triều Tiên tới Việt Nam cũng như từ Việt Nam về CH Triều Tiên sau khi hết thời gian phục vụ; Cung cấp cho CH Triều Tiên 4 máy bay vận tải C-123 để làm nhiệm vụ vận tải giữa CH Triều Tiên và Nam Việt Nam.

Ngay sau khi CH Triều Tiên đưa ra đề nghị 10 điểm, Mỹ phản ứng ngay lập tức bằng việc đe dọa sẽ rút 2 sư đoàn quân Mỹ với gần 50.000 quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ "phên dậu" cho CH Triều Tiên để đưa tới Việt Nam với lời giải thích:

“Nếu Mỹ phải gửi quân với quy mô lớn sang Việt Nam thì số quân thường trực của họ hiện nay không đủ, vì vậy việc rút toàn bộ lực lượng quân Mỹ đang đóng tại CH Triều Tiên để đưa sang Việt Nam là điều không tránh khỏi” .

Sau nhiều vòng đàm phán, cuối cùng CH Triều Tiên đã chấp thuận các yêu cầu của Mỹ. Tháng 8/1965, hai nước đã ký một hiệp ước, theo đó Mỹ chỉ chấp nhận đáp ứng một số yêu cầu trong đề nghị 10 điểm của CH Triều Tiên trước đây:

Mỹ có trách nhiệm trang bị đầy đủ cho số lính CH Triều Tiên sang tham chiến ở Việt Nam; Giúp CH Triều Tiên về tài chính để hiện đại hóa 18 sư đoàn quân chính quy trên các lĩnh vực: thông tin liên lạc, pháo binh, giao thông vận tải; Mỹ sẽ đảm bảo cung cấp và chi trả đầy đủ các khoản lương, phụ cấp, tiền ốm đau, tử tuất cho sĩ quan và binh sĩ CH Triều Tiên như cho sĩ quan và binh sĩ các nước châu Á khác tham chiến tại Việt Nam; Tăng mức viện trợ quân sự của Mỹ cho CH Triều Tiên lên 7 triệu đô la so với năm 1964…

(Mời xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 65, ngày 8/8/2016)

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.