Bình dị Tết Biên phòng

 

Tết của bộ đội Biên phòng là cành đào của 1 chiến sỹ đem từ dưới xuôi lên, một chiếc bàn với một ít bánh kẹo. Bộ đội vốn đã quen với nếp sống giản dị nhưng nhìn lại quãng đường mà chúng tôi đã đi qua để vào được đến đây mới thấy, để có được cái Tết giản dị đó, anh em chiến sỹ ở đây đã phải khó khăn như thế nào...

 

Đã 2 năm kể từ ngày tôi vào thăm Đồn biên phòng 575 đóng tại Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh. Thi thoảng gặp anh em chiến sỹ, mọi người hồ hởi thông báo ở đồn bây giờ đã có điện, có sóng điện thoại, đường nhựa cũng đã rải vào tận nơi. Nhưng, những hình ảnh về  cái Tết 2 năm trước khi các anh còn thiếu thốn đủ bề như đã khắc sâu trong tôi. Các anh đã dấn thân, đã hi sinh những hạnh phúc bình dị nhất cho sự bình yên biên giới. 

Sáng 28 Tết, tôi lếch thếch đồ đạc về quê thì anh bạn đồng nghiệp gọi điện “rủ” vào đồn biên phòng xem các chiến sỹ miền biên giới ăn Tết thế nào. Mượn vội chiếc xe máy phân khối lớn của người quen, ngay sáng hôm sau, chúng tôi mang theo một chút tò mò để vào thăm anh em ở đồn Biên phòng 575.

Giúp dân chuẩn bị Tết
Giúp dân chuẩn bị Tết

Gập gềnh những con đường

Từ thị trấn Hương Khê, chúng tôi vượt mấy chục cây số đường núi ngoằn ngoèo đến xã Hương Lâm, Hương Khê thì kết thúc chặng đường…dễ đi nhất. Đến thị trấn Chúc A, hỏi đường vào đồn Biên phòng 575, bà chủ quán nước nhìn chúng tôi tỏ vẻ ái ngại: “Các chú muốn vào thì tui chỉ đường cho nhưng vào được đến đó không thì không biết được. Cũng có nhiều người hỏi đường vào đấy rồi nhưng vào được một đoạn lại quay ra. Đường khó đi lắm”. Chúng tôi cười đáp lại cái chỉ tay về phía con đường lởm chởm đá. Chỉ 13km thôi, nhưng cũng phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ để đến được đồn biên phòng 575.

Những ngày cuối năm ở miền núi lạnh khủng khiếp. Mang cả mấy kí lô áo ấm mà cái rét vẫn lẻn vào đến tận xương. Đã thế, sương mù lại dày đặc, tạo nên một lớp hơi mờ mờ, ảo ảo, đi giữa ban ngày mà để nhìn cho rõ đường cũng phải bật đèn xe. Cứ đi rồi nghỉ, chúng tôi  không đếm nổi đã qua bao nhiêu đoạn đường chữ U, vượt qua bao nhiêu con dốc, những con dốc cao vút như… đường lên trời. Xen kẽ những con dốc là các đoạn đường đất bùn sánh lại thành một lớp lầy dày đặc, hậu quả của những cơn mưa rừng. Muốn đi qua những đoạn đừng đó, cách duy nhất là…dắt xe.

Vào đến đồn 575, thở không ra hơi, chúng tôi đã gặp ngay đồn trưởng, Trung tá Vũ Hồng Hải. Thấy chúng tôi, không biết là nhà báo vào viết bài nhưng anh vẫn chạy đến bắt tay ân cần. Anh bảo, đã lâu lắm rồi -chính xác là bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng thì anh không nhớ rõ - mới có người vào đồn. Còn riêng với cánh báo chí, chúng tôi là những người đầu tiên đặt chân đến đây.

Cảm giác có người vào thăm trong những dịp năm hết Tết đến với những người quen bám đồn như anh quả thực là một món quà không có gì lớn bằng. Anh Hải bảo, nhiều đồng chí cũng muốn cho vợ con vào thăm cho biết nơi làm việc, nhưng nghĩ kỹ rồi lại thôi. Đường không phải là xa, có đồng chí nhà cũng chỉ cách đồn chừng vài ngọn núi, nhưng để vào được đến nơi thì quả thực là kỳ công, chưa kể có quá nhiều nguy hiểm có thể xảy ra trên những đoạn đường khúc khuỷu. Vì thế, mỗi khi nhớ nhà, anh em ở đây chỉ biết…xem ảnh cho đỡ nhớ.

Chúng tôi vào đồn Biên phòng 575 khi chỉ còn Tết Canh Dần (2010) chừng 3 ngày. Thời điểm này cũng là lúc anh em ở đây đang chuẩn bị đón Tết, lại một cái Tết nữa chỉ có anh em bộ đội biên phòng với nhau...

Trên đường tuần tra
Trên đường tuần tra

Mùa xuân biên phòng

“Chắc đây là cái Tết đơn giản nhất mà các anh từng thấy”- Một đồng chí biên phòng hỏi chúng tôi. Có lẽ đúng,Tết của bộ đội Biên phòng là cành đào của 1 chiến sỹ đem từ dưới xuôi lên, một chiếc bàn với một ít bánh kẹo. Bộ đội vốn đã quen với nếp sống giản dị nhưng nhìn lại quãng đường mà chúng tôi đã đi qua để vào được đến đây mới thấy, để có được cái Tết giản dị đó, anh em chiến sỹ ở đây đã phải khó khăn như thế nào.

Trung tá Vũ Hồng Hải bảo, ở đây cuộc sống của anh em cũng không đến nỗi nào, lương thực thực phẩm thì hàng tháng, dù cách này hay cách khác vẫn được đưa từ dưới xuôi lên. Các anh còn tự nuôi lợn, gà, trồng rau xanh để cải thiện cuộc sống. Nhưng, quanh đi quẩn lại chỉ là các đồng chí trong đồn với nhau, cảm giác “thèm” có khách vào thăm đã theo suốt từng anh em chiến sỹ từ ngày đầu lên đây nhận nhiệm vụ. Đặc biệt, khi mùa xuân đã phả những hơi thở đầu tiên trên miền gió núi heo hút, cái cảm giác được tiếp một ai đó lên thăm lại càng thêm ý nghĩa.

Hôm gặp chúng tôi, trung tá Hải “khoe” Tết 2010 là cái Tết đầu tiên các anh được dùng điện…thoải mái. Những năm trước, điện thắp sáng dùng từ pin mặt trời và điện máy phát chạy bằng xăng. Điện pin mặt trời công suất thấp, chỉ đủ để chạy bóng đèn điện và cũng chỉ dùng được mấy tiếng. Điện máy phát thì nhiên liệu đắt mà đưa vào cũng khó khăn, các anh phải dùng rất hạn chế. Chuyện đón Tết trong ánh đèn dầu là một điều luôn xảy ra. Hôm chúng tôi đến, điện lưới quốc gia đã kéo về Đồn biên phòng 575 được mấy ngày.

Anh em ở đồn 575 đến từ nhiều miền quê trên khắp cả nước. Xuân đang tràn về, lòng người xa quê ai cũng chộn rộn nhưng với tư tưởng “Đồn là nhà, biên giới là quê hương”, mọi người tìm vui bên nhiệm vụ mà vơi đi nỗi nhớ.

Tết đến, anh em phân công nhau người mổ lợn, người đi cắt lá dong trên rừng, người vo gạo nếp nấu bánh chưng. Mỗi người một việc, khẩn trương như chính bản chất người lính để tạo cho mình 1 cái Tết đầy đủ phong vị cổ truyền. 80% anh em trong đồn ở lại đơn vị trong những ngày Tết, trong đó có đến 30% anh em phải đi đến các địa bàn ở biên giới ăn Tết tại nhà dân để đảm bảo đồng bào ở đây đón Tết mà vẫn an toàn.

Thăm hỏi động viên bà con
Thăm hỏi động viên bà con

Một hình ảnh cảm động mà chúng tôi tiếc hùi hụi vì không được chứng kiến  là trước hôm chúng tôi đến 1 ngày, anh em đã mổ lợn và chuẩn bị lương thực thực phẩm, thuốc men…đóng gùi cho những chiến sỹ phải túc trực ở các địa bàn xa xôi, hẻo lánh mang đi.

Hết nói chuyện chuẩn bị Tết, anh em lại kể về chuyện đón Tết. Trung tá Hải kể, như đã thành thông lệ, vào đêm giao thừa, bà con ở bản Giàng và một số bản gần đó đều vào đồn đón Tết cùng anh em chiến sỹ. Vui chơi, ca hát đến thời khắc giao thừa, anh em chiến sỹ lại vào từng nhà trong bản để chúc Tết. Nhưng thảng đâu đó, ngẫm lại các anh vẫn thấy năm mới đến với mình cũng chưa thật sự trọn vẹn.

Trọn vẹn sao được khi thiếu đi bóng dáng của người phụ nữ, những người mẹ, người chị, người vợ, người yêu hay người con gái mà một chiến sỹ nào đó xách ba lô nhận nhiệm vụ còn chưa kịp ngỏ lời yêu…Cuộc sống thường nhật vốn chỉ có anh em với nhau đã thành quen rồi nhưng những ngày này, chạnh nghĩ đến một bàn tay đảm đang gói bánh, là phẳng bộ quân phục nhuốm màu sương gió của các anh thì  hẳn ngày Tết sẽ trọn vẹn hơn.

Tết đến, gia đình là đồng bào. Tôi đã có dịp được đi cùng trung tá Vũ Hồng Hải đến thăm những gia đình người dân tộc Chứt ở trong địa bàn. Những câu hỏi, những lời dặn dò nhiều khi hơi “khô” của người lính nhưng đầy ấm áp.

Chia tay các anh, chúng tôi quay về trên con đường mà các anh vẫn đi. Mưa rừng, gió buốt, chặng về trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng khó khăn đó đã là gì so với công việc của các anh chiễn sĩ biên phòng. Đến thăm các anh để càng hiểu thêm về công việc, về nhiệm vụ của những người mà trái tim họ đã khắc đậm hai chữ “ĐẤT NƯỚC”

Hoàng Đức Nhã

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?