Đang là một VĐV trẻ đầy triển vọng của CLB bóng chuyền Tập đoàn DKVN, tuy nhiên, chỉ vì chấn thương ngoài ý muốn trong tập luyện, Phạm Thanh Cảnh đã bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, đẩy ra ngoài đường không thương tiếc.
Trao đổi với PV, anh Phạm Thanh Cảnh cho biết: “Sau khi bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, tôi đã không được thanh toán một đồng nào tiền điều trị chấn thương suốt mấy tháng trời. Các khoản chi trả trợ cấp thôi việc theo đúng quy định của pháp luật đến bây giờ vẫn chưa thấy đâu".
Được biết, VĐV Phạm Thanh Cảnh bắt đầu ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Thể thao – Văn hóa Dầu khí (PSCC) từ năm 2007 và tiếp tục ký đến 14/05/2011. Sau khi bị chấn thương, vận động viên này được gia hạn tới ngày 14/11/2011 (6 tháng).
Trong 4 năm rưỡi cống hiến cho đội bóng, với chuyên môn được đánh giá cao, tương lai của VĐV gốc Thái Bình được hứa hẹn sẽ rất xán lạn.
Tuy nhiên, sau một biến cố lớn từ một lần bị chấn thương nặng phải đi phẫu thuật, anh trở thành một người thương tật không có khả năng vận động nặng.
Nỗi buồn chưa nguôi, VĐV Phạm Thanh Cảnh tiếp tục nhận thêm một tin sét đánh khi anh bị PSCC thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Đáng nói chấn thương này không hề được PSCC mang đi giám định để có thể đưa ra quyết định chấm dứt với cầu thủ sinh năm 1989 này.
Đau đớn, uất ức nhưng ở vào tình thế thân cô thế cô, Cảnh chẳng biết kêu ai. Biết sự việc của Cảnh, các đồng đội trong đội cũng muốn giúp đỡ nhưng không ai dám lên tiếng. Cuối cùng, Cảnh phải nhờ sự giúp đỡ của nhà vợ chưa cưới để trả tiền viện phí.
Trao đổi với phóng viên, VĐV Phạm Thanh Cảnh cho biết: “Việc tôi thanh lý hợp đồng là được sự hướng dẫn của công ty, thời điểm đó sức khỏe của tôi còn chưa phục hồi, phải đi xe giường nằm lên trên công ty hoàn tất thủ tục. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay tôi không nhận được bất cứ khoản tiền hỗ trợ hay hỏi thăm nào từ giám đốc công ty”.
Người đại diện của vận động viên Phạm Thanh Cảnh, Trưởng văn phòng luật sư Trí Minh, ông Nguyễn Minh Anh cho biết: “Anh Cảnh làm việc cho PSCC và được phân công nhiệm vụ là VĐV bóng chuyền. Chấn thương của anh Cảnh phát sinh do quá trình thi đấu nên được coi là tai nạn nghề nghiệp. Vì vậy người lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cấp cứu cho đến khi điều trị xong cho người tai nạn lao động”
Ngoài ra, luật sư Nguyễn Minh Anh cũng cho biết: "cách tính thời gian làm việc của anh Cảnh từ tháng 5/2007 cho đến tháng 9/2011 là 4 năm, 5 tháng rồi tính tròn 4 năm là bất lợi cho người lao động. Theo quy định của pháp luật thì tổng thời gian làm việc phải là 4 năm rưỡi. Đó là chưa kể tới việc công ty này còn lấy lương cơ bản làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc. Đây chính là cách tính gây bất lợi cho người lao động"
Cũng theo luật sư Nguyễn Minh Anh, nếu nhìn vào toàn bộ hồ sơ của VĐV Thanh Cảnh, những văn bản của PSCC không hề trùng khớp mà mang tính logic, có nhiều điều bất lợi cho người lao động. Dù người lao động đã "tự nguyện" ký vào bản thanh lý hợp đồng, nhưng rõ ràng là công ty này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về sử dụng người lao động cũng như cái tình trong quan hệ xã hội.
Ngọc Thúy
Trao đổi với PV, anh Phạm Thanh Cảnh cho biết: “Sau khi bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, tôi đã không được thanh toán một đồng nào tiền điều trị chấn thương suốt mấy tháng trời. Các khoản chi trả trợ cấp thôi việc theo đúng quy định của pháp luật đến bây giờ vẫn chưa thấy đâu".
VĐV bóng chuyền Phạm Thanh Cảnh |
Trong 4 năm rưỡi cống hiến cho đội bóng, với chuyên môn được đánh giá cao, tương lai của VĐV gốc Thái Bình được hứa hẹn sẽ rất xán lạn.
Tuy nhiên, sau một biến cố lớn từ một lần bị chấn thương nặng phải đi phẫu thuật, anh trở thành một người thương tật không có khả năng vận động nặng.
Nỗi buồn chưa nguôi, VĐV Phạm Thanh Cảnh tiếp tục nhận thêm một tin sét đánh khi anh bị PSCC thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Đáng nói chấn thương này không hề được PSCC mang đi giám định để có thể đưa ra quyết định chấm dứt với cầu thủ sinh năm 1989 này.
Đau đớn, uất ức nhưng ở vào tình thế thân cô thế cô, Cảnh chẳng biết kêu ai. Biết sự việc của Cảnh, các đồng đội trong đội cũng muốn giúp đỡ nhưng không ai dám lên tiếng. Cuối cùng, Cảnh phải nhờ sự giúp đỡ của nhà vợ chưa cưới để trả tiền viện phí.
Trao đổi với phóng viên, VĐV Phạm Thanh Cảnh cho biết: “Việc tôi thanh lý hợp đồng là được sự hướng dẫn của công ty, thời điểm đó sức khỏe của tôi còn chưa phục hồi, phải đi xe giường nằm lên trên công ty hoàn tất thủ tục. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay tôi không nhận được bất cứ khoản tiền hỗ trợ hay hỏi thăm nào từ giám đốc công ty”.
Người đại diện của vận động viên Phạm Thanh Cảnh, Trưởng văn phòng luật sư Trí Minh, ông Nguyễn Minh Anh cho biết: “Anh Cảnh làm việc cho PSCC và được phân công nhiệm vụ là VĐV bóng chuyền. Chấn thương của anh Cảnh phát sinh do quá trình thi đấu nên được coi là tai nạn nghề nghiệp. Vì vậy người lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cấp cứu cho đến khi điều trị xong cho người tai nạn lao động”
Ngoài ra, luật sư Nguyễn Minh Anh cũng cho biết: "cách tính thời gian làm việc của anh Cảnh từ tháng 5/2007 cho đến tháng 9/2011 là 4 năm, 5 tháng rồi tính tròn 4 năm là bất lợi cho người lao động. Theo quy định của pháp luật thì tổng thời gian làm việc phải là 4 năm rưỡi. Đó là chưa kể tới việc công ty này còn lấy lương cơ bản làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc. Đây chính là cách tính gây bất lợi cho người lao động"
Cũng theo luật sư Nguyễn Minh Anh, nếu nhìn vào toàn bộ hồ sơ của VĐV Thanh Cảnh, những văn bản của PSCC không hề trùng khớp mà mang tính logic, có nhiều điều bất lợi cho người lao động. Dù người lao động đã "tự nguyện" ký vào bản thanh lý hợp đồng, nhưng rõ ràng là công ty này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về sử dụng người lao động cũng như cái tình trong quan hệ xã hội.
Ngọc Thúy