Bí mật của các quốc gia đứng đầu về hạnh phúc

Một cảnh đẹp của đất nước Đan Mạch.
Một cảnh đẹp của đất nước Đan Mạch.
(PLO) -Cơ quan Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp quốc mới đây đã công bố Báo cáo hạnh phúc thế giới xếp hạng 157 quốc gia, vùng lãnh thổ hạnh phúc trên toàn cầu và top 10 quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới năm 2016. Tuy nhiên, độc đáo hơn cả lại thuộc về Bhutan - quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân.

Điểm danh 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Chỉ số hạnh phúc được tính toán dựa vào tổng sản phẩm quốc nội, tuổi thọ trung bình, tình trạng tham nhũng, tình trạng bất bình đẳng, tự do cá nhân, an sinh xã hội của một quốc gia. Top 10 quốc gia đứng đầu trong danh sách này không thay đổi so với năm 2015 mà chỉ khác về vị trí xếp hạng.

Trong đó, xếp hạng nhất là Đan Mạch. Sau khi tụt xuống thứ 3 vào năm 2015, năm nay nước này đã vươn lên 2 bậc và “soán ngôi vương” của Thụy Sĩ . Đan Mạch đã vinh dự được xếp hạng nhất 3 lần kể từ khi Báo cáo hạnh phúc ra đời vào năm 2012.

Bí mật làm nên sự hạnh phúc của Đan Mạch có liên quan mật thiết tới từ “hygge”; nghĩa là sự dễ chịu, ấm cúng như ở nhà. Người Đan Mạch lấy “hygge” làm nền tảng cơ bản, cả cộng đồng chung tay gây dựng mục đích chung là cuộc sống hạnh phúc. Thủ đô Copenhagen là một điểm đến tuyệt vời vào dịp năm mới, giáng sinh và mùa lễ hội ở Đan Mạch.

Thứ hạng tiếp theo thuộc về Thụy Sĩ. Năm 2015 giành vị trí dẫn đầu nhưng đáng tiếc năm nay Thụy Sĩ đã xuống hạng 2. Người dân nơi đây có chất lượng sống tốt, lương cao, với cơ sở hạ tầng xã hội phát triển.

Tại đây, mức cân bằng giữa cuộc sống và công việc tốt hơn, giáo dục bậc cao giá rẻ, không khí trong lành và khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đáng chú ý, tuổi thọ của người dân Thụy Sĩ trung bình là 82,2 và đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia sống thọ trên thế giới.

Chỉ khoảng 9% dân số Thụy Sĩ mắc bệnh béo phì, thuộc hàng thấp nhất châu Âu. Đặc biệt, thời gian làm việc không nhiều, mỗi người dân Thụy Sĩ trung bình làm khoảng 35,2 giờ một tuần và Thụy Sĩ được đánh giá cao trong hệ thống phúc lợi, chăm sóc sức khỏe người dân. Điều này cũng được nhiều người giải thích cho việc Hội Chữ thập đỏ có trụ sở nằm tại Geneva.

Các thứ hạng lần lượt trong top 10 là Iceland, Na Uy, Phần Lan, Canada, Hà Lan, New Zealand, Australia và Thụy Điển. 10 quốc gia trên còn là những nước có phong cảnh tuyệt đẹp, con người thông minh, thân thiện và là những đất nước “xanh” đang chờ bạn khám phá, tận hưởng.

Khách du lịch có thể đi du lịch tại bãi biển đẹp tự thiên đường Whitehaven (Úc), tới Davos (Thụy Sĩ) trượt tuyết tại các khu nghỉ dưỡng, tham quan khách sạn pháo đài và spa thư giãn ở hồ nước nóng Blue Lagoon tại Iceland…

Bhutan - đất nước của cõi niết bàn
Bhutan - đất nước của cõi niết bàn

Độc đáo với chỉ số hạnh phúc của Bhutan

Không giành thứ hạng chót vót trong bảng xếp hạng nói trên của Liên Hợp quốc nhưng Bhutan đã có được lối đi cho mình khiến cả thế giới phải chú ý. Bhutan mới chỉ bắt đầu mở cửa từ cách đây 40 năm và trong ba thập kỷ qua, Bhutan đề ra một quan điểm đi đầu thế giới rằng sự hạnh phúc, khỏe mạnh của người dân quan trọng hơn sự phát triển kinh tế. Đây được xem là một hướng đi độc đáo của vương quốc xa xôi, bí ẩn này.

Kể từ năm 1971, Bhutan đã loại bỏ chỉ số GDP (tổng sản lượng nội địa) và thay thế bằng một chỉ số mới - GNH (tạm gọi “tổng hạnh phúc quốc dân”), trở thành duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân. Theo đó, đời sống tinh thần - thể chất, văn hóa - xã hội của người dân, việc bảo vệ tài nguyên - môi trường của quốc gia… được đưa lên ưu tiên số một.

Chỉ số GNH của Bhutan được hiện thực hóa trong từng chi tiết nhỏ của đời sống. Họ hy vọng những du khách đặt chân đến Bhutan cũng có thể được hưởng sự hạnh phúc, dễ chịu trong cuộc sống của những người dân nơi đây.

Giờ đây, khi thế giới lao đao trước những cơn khủng hoảng kinh tế, trước tình trạng thiên nhiên bị hủy hoại, khí hậu nóng lên… thì riêng một mình quốc gia bé nhỏ nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc lại ngày càng nổi lên như một quốc gia thịnh vượng, định hướng được cách phát triển bền vững, lâu dài và hiệu quả.

Những thành tựu đáng kinh ngạc của Bhutan là minh chứng cho điều đó. Trong vòng 20 năm, tuổi thọ trung bình của người dân Bhutan được tăng gấp đôi, 100% trẻ em được tới trường, môi trường trong lành ở mức độ lý tưởng, thiên nhiên được bảo vệ tối đa, 60% diện tích quốc gia được che phủ bởi rừng.

Bhutan cấm việc xuất khẩu gỗ, mỗi tháng đều có một ngày toàn dân đi bộ. Giáo dục Bhutan không đặt nặng việc các em phải là những học sinh giỏi, họ muốn các em sẽ là những công dân tốt… 

Bộ trưởng Giáo dục Bhutan - ông Thakur Singh Powdyel từng khẳng định, chỉ có cách bảo vệ thiên nhiên - môi trường, chăm sóc cho chất lượng cuộc sống người dân thì một quốc gia mới thực sự được coi là phát triển.

Ông Powdyel chia sẻ thêm: “Thế giới thường hiểu nhầm chỉ số GNH của Bhutan. Người ta luôn hỏi làm thế nào mà đất nước các anh lại có được một dân tộc hạnh phúc? Thực tế GNH là một lý tưởng dẫn đường, là đích đến của mọi chính sách, để đất nước chúng tôi có thể phát triển bền vững”.

Cảnh đẹp nên thơ ở Thụy Sĩ
Cảnh đẹp nên thơ ở Thụy Sĩ
Còn ở châu Á, Singpaore được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất của châu lục, đứng ở vị trí số 22 trên bảng xếp hạng toàn cầu của Liên Hợp quốc. Singapore là một quốc gia phát triển, với chất lượng cuộc sống cao, y tế và giáo dục phát triển, môi trường xanh sạch đẹp. Cũng theo bảng xếp hạng này, Việt Nam đạt 5.061 điểm, xếp thứ 96. Thái Lan đạt 6.474 điểm, xếp vị trí số 33 và Malaysia đạt 6.005 điểm, xếp vị trí số 47.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.