Bi hài vụ giáo sư kinh tế và khoản “tình phí” 18 tỉ

Bị cáo luôn hướng mắt về “bị hại” và tỏ vẻ trìu mến gọi “anh Phượng”
Bị cáo luôn hướng mắt về “bị hại” và tỏ vẻ trìu mến gọi “anh Phượng”
(PLO) - Mỗi lần "quan hệ", vị giáo sư già cho người tình cả trăm triệu đồng, hay số tiền dùng để mua một khối tài sản ma? Chỉ thương bà vợ giáo sư phải chứng kiến sự phản bội của chồng, nghe bị cáo kể lại "thiên tình sử" với vị giáo sư đáng kính
Giáo sư kinh tế bị “xỏ mũi”
Theo điều tra của công an, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau khi học hết cấp 2, Nguyễn Thị Thanh Hoa (SN 1981, quê Phú Thọ) đã vào TP.HCM kiếm việc. Với dáng người cao ráo, nước da trắng trẻo, lại ăn nói cuốn hút nên Hoa được khá nhiều người theo đuổi.
Năm 2002, lúc mới tròn 20 tuổi, Hoa được một người bạn giới thiệu cho vị giáo sư Nguyễn Văn Phượng đang công tác tại một trường đại học tại TP.HCM để hai bên “nhận đồng hương”.
Một năm sau, ông Phượng nghe Hoa nói đang muốn chuyển nhượng một lô đất trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn có diện tích hơn 160 ngàn m2 (hơn 16ha) với giá gần 21 tỷ đồng. Do muốn khi về hưu sẽ mở một trang trại nên sau khi tính toán, vị giáo sư gật đầu đồng ý, mà không cần đi xem vị trí đất, giấy tờ về đất cụ thể như thế nào.
Trong suốt gần chục năm trời, vị giáo sư này đã kêu Hoa tới nhà mình ở quận 10 nhận 3 đợt tổng cộng là 17,25 tỷ đồng. Đến năm 2012, vị giáo sư mới biết Hoa không hề có đất bán như đã hứa với mình. 
Xót tiền, tức giận vì bị cô bé đồng hương tuổi bậc con cháu mình lừa mất số tiền khổng lồ, vị giáo sư làm đơn tố cáo hành vi của Hoa. 
Cuối năm 2013, Hoa bị Cơ quan điều tra Bộ Công an bắt và giao cho Công an TP.HCM điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 
Tuy nhiên trong suốt quá trình điều tra, Hoa phủ nhận toàn bộ những lời tố cáo của ông Phượng và luôn miệng kêu oan. Hoa khẳng định rằng mình không hề có bất cứ giao dịch mua bán đất, hay nhận bất cứ một đồng tiền nào liên quan tới mua bán đất cả, vì “bị cáo nhà nghèo khó thì lấy đâu ra đất mà bán”. 
Hoa cho rằng, những khoản tiền nhận từ ông Phượng là “tình phí”, chứ không phải mua bán gì. Năm 2002, cô được một học trò của ông Phượng giới thiệu hai bên gặp nhau. Sau đó ông Phượng gọi điện cho cô rồi đến phòng trọ chở đi chơi, từ đó hai bên nảy sinh tình cảm trai gái. 
Cuộc tình vụng trộm này kéo dài đến cuối năm 2011 thì chấm dứt, vì Hoa sợ ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Trong suốt gần chục năm trời, hai bên đã hẹn hò tại rất nhiều khách sạn khắp địa bàn TP.HCM để quan hệ tình dục. “Thương cảm hoàn cảnh tôi nên nhiều lần giáo sư Phượng thường cho tôi từ vài chục triệu đến hơn 100 triệu”, Hoa khai.
Bị can khai rằng, dù đã lấy chồng và sinh con từ năm 2004, nhưng Hoa vẫn không cho ông Phượng biết mình đã có chồng, còn nói dối đứa con trai của mình là con của ông Phượng nhằm để người tình cung cấp tiền, và quan hệ hai người ngày càng khăng khít hơn, chứ không hề có chuyện mua bán đất gì giữa hai người.
Hoa giải thích về các giấy tờ mà ông Phượng đã nộp cho cơ quan điều tra. Theo đó, sở dĩ có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bản photo) ghi ngày 6/1/2006, là vì vào khoảng năm 2008 hay 2009 gì đó, ông Phượng tâm sự với Hoa rằng bản thân ông đã tiêu xài thâm hụt tiền, không đưa về cho gia đình, nên vợ ông thắc mắc. 
Người phụ nữ này bị tố cáo khi mới 20 tuổi đã lừa gần 20 tỉ của người khác
 Người phụ nữ này bị tố cáo khi mới 20 tuổi đã lừa gần 20 tỉ của người khác 
Ông Phượng nói Hoa viết cho ông một tờ giấy tay thể hiện ông có mua đất ở Hóc Môn để về nói dối vợ. Là chỗ tình cảm bao năm nên Hoa không ngần ngại viết theo sự nhờ vả. Tuy nhiên khi viết xong, ông Phượng cho rằng giấy tay này sẽ không đáng tin vì không có mộc đỏ của cơ quan chức năng. Hai người lại tìm cách “gỡ rối”. 
Sau đó một ngày, hai bên hẹn nhau tại một khách sạn trên đường Sư Vạn Hạnh, quận 10 để quan hệ tình dục và “hoàn thiện” vở kịch. Hoa nghĩ ra cách lấy chính hợp đồng mua bán đất 52m2 mà Hoa đã mua của bà Đỗ Thị Gái ở Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn vào ngày 6/1/2006 để đi photo. Khi photo ra, Hoa đã chỉnh sửa lại thông tin thành bà Đỗ Thị Gắng bán cho ông Nguyễn Văn Phượng diện tích đất 160 ngàn m2 để vị giáo sư đưa về “làm tin” cho vợ.
Về hợp đồng mua bán đất ngày 26/1/2012, Hoa thừa nhận chữ ký và chữ viết họ tên Nguyễn Thị Thanh Hoa là chữ ký và chữ viết của mình. Tuy nhiên Hoa cho rằng  khi vừa mới quen nhau năm 2002, phát sinh tình cảm thì ông Phượng có hứa sẽ xin việc làm cho Hoa. 
Khi ăn nằm với nhau ở khách sạn, ông Phượng nói với Hoa ký sẵn họ tên, còn nội dung xin như thế nào ông sẽ tự làm cho Hoa. Có thể ông Phượng đã dùng tờ giấy này để lập hợp đồng khống ngày 26/1/2012?
“Bị hại” nói gì?
Tại phiên tòa sơ thẩm một ngày cuối tháng 4/2015, bị cáo Hoa tỏ ra hết sức buồn rầu, luôn hướng mắt về phía vị giáo sư, trả lời rành mạch từng câu hỏi của HĐXX. 
Dù vị giáo sư tóc đã bạc, bậc tuổi cha chú mình, nhưng bị cáo vẫn gọi với cái tên rất trìu mến “anh Phượng”. “Bị cáo thành thật xin lỗi chị Hằng vì đã ăn nằm với anh Phượng ngần ấy năm trời. Bị cáo đã giấu anh Phượng mình đã có chồng để hẹn hò suốt thời gian dài. Bị cáo ân hận và thấy mình rất có lỗi với chồng. Một ngày với nhau cũng là nghĩa là tình, vậy mà bây giờ khi chia tay, bị cáo lại bị anh Phượng đẩy vào con đường này…”, 
Hoa khóc nức nở. Nhiều lần Hoa bị HĐXX nhắc nhở: “Chúng tôi đến đây không phải để nghe chuyện tình của bị cáo, mà muốn tìm ra sự thật…”. 
Khi được hỏi mối quan hệ tình cảm này có ai làm chứng không? Vì sao lại chấm dứt quan hệ với ông Phượng? Hoa đã đưa ra một loạt tên những người bạn của Hoa và ông Phương, chủ một số khách sạn ở quận 10, Tân Bình, Tân Phú cho HĐXX (Một số đã được xác minh điều tra là có, một số không có - NV). 
“Sở dĩ bị cáo chấm dứt quan hệ tình cảm là vì có lần anh Phượng nói rằng mối quan hệ giữa hai người đã bị vợ phát hiện. Bị cáo còn nhớ sau mấy tuần sinh nhật con trai của bị cáo vào cuối năm 2011 thì anh Phượng điện thoại cho bị cáo, nhưng người cầm máy là vợ anh Phượng. Bị cáo sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình nên từ đó bị cáo cắt số điện thoại này, không liên lạc gì với anh Phượng. Từ đó anh Phượng biết bị cáo có chồng nên mới tìm cách…?”.
Tại phiên tòa, vị giáo sư cũng được HĐXX và đại diện VKS hỏi chi tiết, cặn kẽ về số tiền đã đưa cho bị cáo. “Ông là người có học hàm học vị rất cao, đang công tác tại một trường chuyên về kinh tế, vậy mà khi mua bán lại quá dễ dãi như vậy sao? Vào thời điểm đó, số tiền này là rất lớn, vậy mà ông không hề kiểm tra xem mảnh đất đó nằm ở vị trí nào? Tờ bản đồ số bao nhiêu? Có thật hay không? Có bị quy hoạch hay không?”. 
Đáp lại, vị này cho rằng: “Do tin tưởng Hoa là đồng hương cùng làng cùng xã ngoài quê, có công ăn việc làm ổn định, có nơi cư trú rõ ràng... nên mới tiến hành mua bán với cô ấy. Chúng tôi là giáo viên, việc kinh doanh mua bán đất không chuyên lắm nên chủ yếu là mua theo phong trào. Xưa nay tôi cũng nhiều lần mua như thế và đều được người ta giao đất cả. Trường chúng tôi cũng nhiều trường hợp mua như vậy, sau chục năm người ta vẫn có đất…?”.
Vị luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo đặt ra rất nhiều vấn đề với vị giáo sư, như tại sao khi mua mảnh đất chỉ có 79,9m2 với giá chỉ 450 triệu mà ông Phượng đã yêu cầu xem rất kỹ lưỡng về giấy tờ sổ sách. Trong khi đó mua tới 160 ngàn m2, ông lại không yêu cầu xem sổ sách trong suốt gần chục năm trời? Đặc biệt là số tiền khổng lồ đó là tiền của các thành viên trong gia đình và các bạn bè của ông? Chẳng lẽ người ta đưa tiền cho ông mà khồng hề hỏi giấy tờ về thửa đất, vị trí đất? Đáp lại, vị giáo sư lúc thì nói mình muốn mua thì phải xem kỹ, nhưng lúc lại nói do tin tưởng là chính.
Hai nhân chứng tại phiên tòa (đều là bạn bè với ông Phượng), cho rằng, hôm mồng 4 Tết 2011 (26/1/2012) họ đến nhà ông Phượng chúc Tết thì được nhờ lên lầu 3 để làm chứng cho việc ký kết hợp đồng mua bán đất giữa ông và bị cáo Hoa. Sau đó họ thấy ông Phượng mang số tiền 6,6 tỷ đồng (giao đợt 3, toàn tiền mệnh giá 500 ngàn) ra để trên bàn cho Hoa đếm từng cọc, chứ không đếm tờ.
Phản bác lại, bị cáo Hoa cho rằng mình chưa bao giờ bước tới nhà ông Phượng để nhận bất cứ một đồng tiền nào, không hề biết vợ ông Phượng và hai nhân chứng là ai, mà giờ ra tòa mới thấy lần đầu. “Bị cáo yêu đã yêu cầu được đối chất với những người này, nhưng không được chấp nhận…”, bị cáo Hoa bức xúc.
Kết thúc phiên tòa, xét thấy vụ án còn rất nhiều tình tiết phức tạp, chưa rõ nên HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra lại. Cũng như HĐXX, nhiều người dự khán đặt ra vô số thắc mắc quanh vụ án kỳ khôi này. Là một giáo sư chuyên về kinh tế, nhưng khi mua đất với diện tích hàng chục ha với số tiền khổng lồ, lại rất “lơ mơ”. Phải chăng thôn nữ lại đủ độ ma mãnh lừa được hàng chục tỉ của vị giáo sư? Liệu còn sự thật nào đang che giấu phía sau con số tiền mờ ám này?
(Tên các bị hại đã được thay đổi)

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.