Bí ẩn về pho tượng Phật Lồi “bảo hộ” làng chài không thể bị mất trộm

 Toàn cảnh chùa Linh Sơn
Toàn cảnh chùa Linh Sơn
(PLO) - Màn sương huyền thoại bao trùm pho tượng này bắt đầu từ khoảng 1 thế kỷ trước. Những sự may mắn tiếp nối khiến người dân càng tin hơn vào sự màu nhiệm của pho tượng.
Mỗi làng quê Việt Nam thường có một câu chuyện thần kỳ về cây đa bến nước, đình làng miếu mạo hay thành hoàng làng. Câu chuyện về pho tượng cổ bảo hộ làng chài nghèo và báo oán những ai dám ăn cắp ở thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là một trong những truyền thuyết như vậy.
Pho tượng cổ bảo hộ làng chài nghèo
Đến thôn Hải Giang, hỏi đường đến chùa Linh Sơn ai cũng biết, hỏi thêm về pho tượng bí hiểm trong chùa, người dân càng hào hứng kể vanh vách.
Chùa Linh Sơn có thờ pho tượng cổ bằng đá mà dân gian quen gọi là tượng Phật Lồi. Pho tượng tạc hình dáng một vị tu sĩ trong tư thế ngồi thiền, tay trái đặt lên đùi, tay phải cầm tràng hạt, mình trần, thân đeo một mảnh vải vắt chéo qua vai trái. Tượng cao 0,82m, ngang 0,46m. Tiến sĩ Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, cho biết: “Tượng Phật Lồi ở Hải Giang là tượng thần Shiva do người Chăm tạc, có niên đại khoảng thế kỷ XI - XIII”. 
Đặc biệt, lưng tượng là một tấm bia hình ngũ giác cao 60 cm, rộng 45 cm, có 12 dòng chữ Chăm cổ đến nay vẫn chưa ai dịch nghĩa được. Được biết, Viện Viễn Đông bác cổ ở Pháp sang cũng đã lấy mẫu chữ đằng sau pho tượng Phật Lồi về nghiên cứu nhưng chưa có kết quả.
Theo ông Trương Long (82 tuổi, ở thôn Hải Giang), người trông coi chùa Linh Sơn, tượng Phật lồi lộ ra từ lòng đất khi một người dân Hải Giang cày ruộng canh tác và cả làng cùng nhau lập đền để thờ. Sau nhiều lần di chuyển lên cao dần, vị trí đặt tượng ngày nay cách địa điểm phát hiện pho tượng khoảng 300m. Chùa Linh Sơn được xây dựng từ đó, nay đã hơn 200 năm. Chùa ngày càng được mở rộng dần, người ta hiến tặng các tượng Phật, Bồ tát để thờ chung với pho tượng cổ.
Màn sương huyền thoại bao trùm pho tượng này bắt đầu từ khoảng 1 thế kỷ trước. Theo ông Nguyễn Văn Hậu (60 tuổi, ngụ thôn Hải Giang), đó là chuyện hai ngư dân trong thôn một ngày kéo lưới tại vùng biển gần bờ, không may bị trượt chân ngã xuống biển. Dân làng ra sức tìm kiếm hai ngày liên tiếp nhưng không thấy. Gia đình đến chùa Linh Sơn cầu khấn, xin tượng Phật Lồi bảo hộ cho những người bị nạn. Tình cờ, chỉ ngay sau đó, người làng đã tìm thấy họ còn sống, trôi lơ lửng cùng với chiếc phao cách nơi bị nạn gần 2km. 
Tượng Phật Lồi mặc áo vàng.
Tượng Phật Lồi mặc áo vàng. 
“Huyền thoại” về pho tượng còn tiếp nối bằng nhiều sự may mắn trùng hợp ngẫu nhiên khác. Như cách đây ba năm, anh Nguyễn Văn Tại (40 tuổi, ngụ thôn Hải Giang) bị đau một trận thập tử nhất sinh chạy chữa mãi nhưng không hết. “Nghĩ là mình bị ma ám nên tôi lên chùa Linh Sơn cầu nguyện xin tượng cổ phù hộ hết bệnh”, anh Tại nói. 
Tình cờ sau lần cầu xin đó, anh dần đỡ bệnh, đến nay đã có sức khỏe để ra khơi đánh cá. Dù lý do khỏi bệnh là từ thuốc men, nhưng trong quan niệm của người đàn ông này, anh vẫn một mực cho rằng mình được tượng “phù hộ”.
Người dân làng chài Hải Giang chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá. Giữa biển khơi mênh mông, thân phận con người nhỏ bé như hạt cát trong sa mạc, có lẽ vì vậy mà họ cầu đến “thánh thần”. Trước mỗi chuyến đi biển, ngư dân lại nô nức đến chùa cầu xin tượng Phật, có ngày lên tới vài chục người; nhiều người trong làng biển khác nghe tiếng, cũng rủ nhau thuê xe lớn đến cầu xin. 
Tượng “báo oán” kẻ trộm
Người làng cũng còn truyền tai nhau câu chuyện từ năm 1945, khi quân Nhật chuẩn bị rút về nước, một viên sĩ quan người Nhật tại Quy Nhơn dẫn một toán lính tới chùa Linh Sơn khiêng pho tượng cổ đi. Lạ kỳ là cả chục thanh niên khỏe mạnh hè nhau hết sức lực vẫn không khiêng được pho tượng, đành phải bỏ về.
Mẫu chữ đằng sau pho tượng Phật Lồi.
 Mẫu chữ đằng sau pho tượng Phật Lồi.
Chiến tranh loạn lạc, một số người làng tham gia vụ trộm năm ấy người chết trận, người đau bệnh, người chết bất đắc kỳ tử sau đó, nhưng một số người làng nhất mực: “Do Phật hiển linh, muốn ở lại với dân làng Hải Giang nên không ai có thể dời Phật đi nơi khác. Phật đã gắn bó sâu đậm nghĩa tình với người dân nơi đây nên cương quyết ở lại để phù hộ cho làng, cho những người dân nghèo”.
Bức tượng này còn được gọi là “bất khả xâm phạm” khi sau đó còn gắn liền với hàng loạt vụ trộm bất thành khác. Khoảng năm 1980, có một nhóm người từ vùng khác đến đây trộm tượng. Trong đêm, họ xúm vào khiêng tượng đi, nhưng khi vừa đặt tay vào tượng thì những kẻ trộm bị tê cứng tay chân. “Thần hồn nát thần tính”, những người không tê chân tay chạy tán loạn, những người đang tê chân tay cũng sợ đến tỉnh người, tháo chạy khỏi chùa.
Mười chín năm sau, năm 1999 lại xuất hiện vài người lạ đến phối hợp cùng một số người trong làng săn tìm đồ cổ, đồ đồng đen... Một đêm, họ phá khóa gian thờ chính điện, định khiêng tượng Phật Lồi đem đi bán thì bỗng dưng trời nổi sấm sét, mưa ầm ầm.
Cho rằng “có điềm”, họ lẳng lặng bỏ đi. Lần bị trộm cuối cùng là năm 2000, một nhóm thanh niên trong thôn biết không thể di chuyển được Phật nên vác búa đập tượng định bán sắt vụn. Lạ là dù lực đập mạnh đến đâu cũng không hề sứt mẻ tượng. Một người trong số này bất ngờ mất trí nhớ, đến nay vẫn chưa phục hồi./.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.