Văn hóa & Pháp luật

Bí ẩn Mo Mường niên đại hàng ngàn năm

Thầy Mo Nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Minh và nghệ nhân Bùi Văn Hải thực hiện nghi lễ diễn xướng Mo Mường tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Thầy Mo Nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Minh và nghệ nhân Bùi Văn Hải thực hiện nghi lễ diễn xướng Mo Mường tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sẽ ra sao nếu tới đây Mo Mường được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại như Hát Xoan, Quan họ? Khi đó liệu những đám ma người Mường có trở thành những sản phẩm du lịch để khách tham quan sẽ chĩa ống kính máy quay, máy ảnh vào thầy mo, vào đám ma? Những câu hỏi này đặt ra vấn đề, làm sao để bảo tồn nhưng không được làm mất đi bản sắc dân tộc của di sản văn hóa...

Mo Mường là loại hình văn hóa dân gian nổi bật, độc đáo có giá trị nhân văn sâu sắc, là món ăn tinh thần trong cuộc sống hàng nghìn năm của người Mường. Người Mường luôn tự hào với cách ví von nếu “không có mo thì không có người Mường”.

Theo thầy mo Bùi Văn Chuẩn, thầy mo chính xác là người làm nghề cúng bái. Thầy mo chính là sứ giả giữa thế giới thần linh và nhân gian. Mo Mường bao gồm nhiều thành tố văn hóa: phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, lối sống, ngôn ngữ, văn chương, diễn xướng… phản ánh đặc trưng riêng mang bản sắc văn hóa của người Mường.

Ở các vùng Mường hiện nay có 5 làn điệu mo được dân gian đặt tên: “Ò hoi”, “Dà dê”, “Hâm mo”, “Dà đôông” và “Hệu kệu”. Những làn điệu mo này, về mặt âm nhạc có giai điệu khác nhau. Nội dung mo Mường với hàng chục nghìn câu thơ, câu văn vần qua các bài mo, cát mo, roóng mo được sáng tác theo vần điệu, nghệ thuật và tuân thủ theo một nguyên tắc diễn xướng nhất định được truyền khẩu từ đời này sang đời khác, là một sự độc đáo mà ít dân tộc nào bảo tồn được.

Người Mường sử dụng Mo để thực hành nghi lễ trong đời sống 23 nghi lễ như: Tết Nguyên đán, lễ Thanh minh tảo mộ, lễ cưới, lễ tế thành hoàng, khuống mùa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới, lễ cầu quàng; lễ mụ sinh, lễ vía hộp, lễ vía mạnh, lễ vía khang, lễ vía gầy, lễ mụ thố, lễ mụ thảy; cúng ma nhà, cúng ma rừng, cúng ma chài, cúng ma đống, cúng khồng trăm, cúng qua đêm ngoài đồng, cúng khồng tập; tang lễ.

Nghệ nhân Mo Mường Bùi Văn Lựng (sinh năm 1957) thực sự là “pho sách sống” của xứ Mường. Đến đời ông là đời thứ 7 làm mo. Những thầy mo như mo Lựng được dân chúng coi trọng hơn và gọi là “mo có nổ” (nghĩa là có các đời cha, ông đã từng làm nghề mo - PV).

Mo Lựng bật mí, thầy mo khi hành lễ thường mặc chiếc áo dung để đi làm lễ là chiếc áo dài 5 thân cài khuy bên nách phải, màu xanh đen, thắt đai lưng, đội mũ vải nhọn đầu như hình chiếc bồ đài. Và đặc biệt hơn cả, thầy mo mang trong mình chiếc túi phép chứa đựng vật thiêng trong quá trình làm mo.

Mo Chuẩn cho biết thêm, túi đồ nghề cực kỳ quý hiếm của mỗi thầy mo xứ Mường (gọi là “khót”) có rất nhiều đồ vật chuyên dụng, nhưng có thể chia thành 4 nhóm chính: nhóm xương răng động vật; đồ kim khí; đá; các loại củ quả. Tất cả các thầy mo Mường đều phải nhớ lời nguyền: “Sinh ra tôi không mặc áo rách, không đi bừa nà rộc, không ăn đầu gà, không ăn thịt chó, không mó đầu trâu, không ngủ nhà gái góa chồng”. Nếu phạm phải lời nguyền đó, thầy mo sẽ bị tai ương không thể hóa giải. Ngoài lời nguyền đó, các thầy mo phải có tâm, không giữ được đạo đức mà làm sai lệnh đấng linh thiêng thì bị giày vò cho đói khổ, bệnh tật, ốm đau đến chết.

Trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Để bảo tồn và gìn giữ giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Mo Mường, hiện nay, các ngành chức năng thực hiện sưu tầm, thống kê đầy đủ các giá trị di sản Mo Mường, biên soạn từ điển Mo Mường Hòa Bình; tư liệu hóa, số hóa di sản văn hóa Mo Mường…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường tỉnh Hòa Bình trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Đề án được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và 6 tỉnh, thành tham gia hồ sơ là: Hà Nội, Sơn La, Phú Thọ, Ninh Bình, Đắk Lắk, Thanh Hóa. Dự kiến đề án có tổng kinh phí khoảng 15,2 tỷ đồng, bắt đầu thực hiện từ năm 2021, triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025.

Theo lộ trình, sau khi được HĐND tỉnh nhất trí thông qua việc thực hiện đề án, Sở VH,TT&DL tỉnh là cơ quan chủ trì sẽ phối hợp với Bộ VH,TT&DL, các tỉnh liên quan thực hiện tổ chức các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, tọa đàm khoa học tại các địa phương; tổ chức điền dã khảo sát Mo Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và 6 tỉnh, thành tham gia; tổ chức kiểm kê di sản Mo Mường, thu thập bản cam kết của cộng đồng nắm giữ di sản; tiến hành sưu tầm, thu thanh, ghi hình các nghi lễ Mo Mường; tổ chức đoàn công tác bảo vệ bộ hồ sơ Mo Mường tại Hội nghị liên chính phủ của UNESCO…

Như nhiều loại hình di sản khác, di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một bởi sự du nhập đáng kể của văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đang rất mạnh mẽ.

Theo số liệu kiểm kê Di sản văn hoá phi vật thể Mo Mường, toàn tỉnh Hòa Bình chỉ còn có hơn 200 thầy mo uy tín. Đây là “kho tư liệu sống” có giá trị đặc biệt quan trọng trong khai thác và tổng hợp bài bản các giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Mường Hòa Bình.

Một thầy mo đã từng bày tỏ lo lắng khi hiện nay có nhiều người vỗ ngực xưng mo, xưng mỡi (đồng cốt), thật có, giả có. Thầy mo tạm gọi là “cổ truyền” thường hay cúng lời cổ, số lượng ước khoảng 20% còn lại 80% là “thầy mo đời mới”. Nhiều thầy mo đời mới này không thuộc lời Mo nguyên gốc mà “chế” lại hoặc đọc sai lời làm biến dạng Mo. Chưa kể, nhiều Mo vì đồng tiền đã nghĩ ra nhiều nghi thức quái lạ, mê tín hóa, không đúng với Mo để trục lợi, vi phạm pháp luật, gây tổn thất kinh tế cho gia chủ mời thầy mo.

Từ đó có thể thấy, để gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường, việc xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Mo Mường vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp là cần thiết.

Làm sao để bảo tồn?

Trao đổi với truyền thông, nghệ nhân Bùi Hồng Nhi, nguyên Trưởng phòng Văn hóa huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa nêu quan điểm, cần nâng cao công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, để mọi người hiểu biết và tự giác thực hiện tích cực, hiệu quả và nghiêm túc. Coi trọng đạo đức lối sống cao đẹp và tôn trọng Hiến pháp và pháp luật. Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư dân tộc Mường nhận thức đúng đắn về giá trị văn hóa của Mo Mường trong nghi lễ tang ma, bao gồm Mo sử thi “Đẻ đất - Đẻ nước” và Mo lên trời “Dẫn đường” hay quen gọi là Mo lên trời.

Nhiều người cũng lo ngại, sẽ ra sao nếu Mo Mường được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại như Hát Xoan, Quan họ? Sẽ ra sao nếu người ta tiến hành biểu diễn Mo trên sân khấu trong một số lễ hội? Việc làm này góp phần bảo tồn và quảng bá Mo Mường nhưng đôi khi Mo được phục dựng trên sân khấu quá vội vàng, nặng mang tính trình diễn, khiến người xem không thấy được niềm cộng cảm thiêng liêng, tiếc thương của những người sống trước sự ra đi vĩnh viễn người đã khuất. Đó là chưa kể hiệu ứng đèn chiếu sáng, âm thanh qua loa đài làm giảm tính thiêng liêng, riêng tư một đám tang của gia chủ.

Về vấn đề này, PGS. TS. Kiều Trung Sơn - Viện Nghiên cứu văn hóa từng đưa ra ý kiến rằng, Mo Mường luôn gắn với nghi lễ tang ma, là nghi lễ quan trọng nhất, là thủ tục tiễn đưa linh hồn từ cõi sống sang cõi chết. Nó không thể dễ dàng “sân khấu hóa” như Hát Xoan, Quan họ… Vì thế, nên chăng, để quảng bá giá trị văn hóa, trước hết các nhà quản lý cần trưng cầu ý kiến của cả cộng đồng người Mường - cộng đồng đã sáng tạo, lưu giữ và phát triển Mo từ bao đời nay.

Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan cũng khẳng định, nghiên cứu Mo Mường phải lấy Mo tang lễ làm điểm tựa, làm trọng tâm nghiên cứu. Từ đấy sẽ thấy được sự lan tỏa của nó sang các hình thức thực hành các nghi lễ Mo Mường khác như: Mo mát nhà, Mo mừng thọ, Mo cầu phúc...

Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các

dân tộc Việt Nam

Công ước UNESCO 2003 về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể đã ghi nhận rằng, các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì, thực hành và tái tạo di sản văn hoá phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo của con người.

Tại Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới, UNESCO cũng xác định, di sản văn hoá và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung. Bất kỳ di sản nào trong số đó nếu biến mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.

Tại Việt Nam, pháp luật về di sản văn hoá cũng xác định, di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII đã chỉ rõ, di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai mùa lễ hội

Gia Lai mùa lễ hội

(PLVN) - Nhắc đến Gia Lai người ta sẽ nghĩ tới những nương cà phê trĩu quả, là đồi chè xanh ngút ngàn núi trùng điệp, là một thành phố “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Thế nhưng, có một Gia Lai rất khác, Gia Lai của sắc màu, của những mùa hoa…

Đọc thêm

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khám phá nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu

Vòm trần đậm chất kiến trúc - mỹ thuật Đông Dương sẽ được sống lại bằng những sắp đặt ánh sáng kỳ ảo và hiện đại. (Ảnh: Mai Thương)
(PLVN) - Việc trải nghiệm “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” không những giúp tạo hành trang kiến thức mà còn khơi gợi niềm tự hào, cảm giác gắn bó và giúp định hướng sự nghiệp tương lai, để những bạn trẻ có thể gia nhập và trở thành những chủ nhân của công nghiệp văn hóa - sáng tạo trong tương lai. “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” còn là dịp để các bậc phụ huynh cùng các con khám phá nhiều di sản kiến trúc, nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Vượt qua 'vết thương' để sống và yêu

Cuốn sách “Phá vỡ khuôn mẫu”.
(PLVN) - Vienna Pharaon là một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình được cấp phép và là một trong những chuyên gia được săn đón nhiều nhất ở New York trong lĩnh vực này. Vienna đã sáng lập nhóm thực hành Mindful Marriage and Family Therapy, với tài khoản @mindfulMFT trên Instagram, giúp hơn 600 nghìn người trên khắp thế giới chữa lành vết thương.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Trình diễn văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Chương trình trình diễn giới thiệu văn hoá dân gian đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) -  Nhằm tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh, từ tối 2/11 đến hết tháng 12/2024 tại Quảng Trường 25/12 huyện Bình Liêu sẽ tổ chức Trình diễn và giới thiệu văn hoá dân gian vào các ngày cuối tuần.

Cosmo girl – họ là ai?

Cosmo girl – họ là ai?
(PLVN) - Trong thời đại mà các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, hình ảnh người phụ nữ hiện đại đã trải qua nhiều sự thay đổi. Một trong những biểu tượng rõ ràng và nổi bật nhất là hình ảnh của "Cosmo girl" – một khái niệm bắt nguồn từ tạp chí Cosmopolitan, một trong những tạp chí hàng đầu dành cho phụ nữ trên thế giới. Vậy "Cosmo girl" là ai, và tại sao hình ảnh này lại có sức hút mạnh mẽ như vậy đối với hàng triệu phụ nữ?

Thế giới thanh nữ - bạn nữ trẻ đang thích gì?

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Thế giới của các bạn nữ trẻ hiện nay vô cùng đa dạng và sống động. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mạng xã hội, thời trang và lối sống, các cô gái trẻ không ngừng khám phá những xu hướng mới, lựa chọn những giá trị phù hợp với cá tính và nhu cầu riêng của mình.

Hà Nội – Những con phố Studio

Hà Nội – Những con phố Studio
(PLVN) -  Hà Nội luôn biết cách “gây thương nhớ” cho ai sống trong lòng Hà Nội hoặc một lần bước chân qua. Một góc phố, một quán café, một con đường… có thể trở thành Studio tuyệt đẹp lưu giữ những khung hình mang nét đẹp rất riêng của Thủ đô.