Văn hóa & Pháp luật

Mường Khương bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc

Nghề may trang phục truyền thống của dân tộc Pa Dí.
Nghề may trang phục truyền thống của dân tộc Pa Dí.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn trước nguy cơ mai một, những năm qua, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều chương trình, hành động cụ thể.

Nhiều giá trị văn hóa nguy cơ mai một

Mường Khương là huyện vùng cao biên giới, có 14 dân tộc cùng sinh sống. Đây là vùng đất còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của xã hội, sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến những nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc. Một số nét bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc như trang phục, nếp sống văn hóa - văn nghệ dân gian, phong tục tập quán... đang bị pha tạp và dần mai một.

Điển hình như nghề may trang phục truyền thống của người Pa Dí. Năm 2020, Bộ VH,TT&DL đã công nhận nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Pa Dí là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, giờ đây không có nhiều người theo nghề, chủ yếu người lớn tuổi là vẫn còn duy trì.

Nghệ nhân Pờ Chin Dín, một trong số ít người trong cộng đồng Pa Dí ở Mường Khương thông thạo nghề làm trang phục truyền thống của dân tộc mình chia sẻ: “Nếu không truyền dạy lại cho con cháu cách dệt vải, nhuộm vải, may áo - mũ thì không chỉ nghề dệt mất đi, mà còn không lưu giữ được đúng bản sắc trang phục dân tộc độc đáo. Để hoàn chỉnh một bộ trang phục phải làm 2-3 tháng mới xong, nếu không làm liên tục thì phải mất cả năm trời, bởi tất cả đều làm bằng tay chứ không có máy móc gì có thể thay thế được. Hiện nay, ngoài thị trấn rất nhiều người bán trang phục của người Pa Dí may sẵn nhưng chỉ là hàng gia công, chất vải thô, màu không sắc, đường kim mũi chỉ may công nghiệp”.

Một trường hợp khác là người Núng Dìn, hiện nay, rất nhiều phụ nữ trẻ người Nùng Dín không thạo việc mặc trang phục truyền thống. Thậm chí dân ca của đồng bào dân tộc Nùng Dín cũng đang mai một. Dân tộc Nùng Dín không có chữ viết riêng, nên dân ca được truyền miệng qua các thế hệ. Đây chính là một trong những yếu tố khiến cho việc hát dân ca Nùng Dín tại các thôn bản bị mai một, giảm dần. Hiện nay, lớp người lớn tuổi thuộc và hát được những làn điệu dân ca cổ đã không còn nhiều, thế hệ trẻ thì ít mặn mà với dân ca.

Để bảo tồn các giá trị văn hóa

Đứng trước thực trạng đó, để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, huyện Mường Khương đã và đang có những việc làm thiết thực như tăng cường thông tin, hoàn thiện hệ thống thể chế và các thiết chế văn hóa; duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống, quan tâm đến nghệ nhân và mở các lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Năm 2019, huyện Mường Khương đã triển khai dự án bảo tồn văn hóa truyền thống như khôi phục chữ viết, bảo tồn các làn điệu dân ca, làn điệu múa đến từng thôn bản và được nhân dân hưởng ứng.

Bên cạnh đó, huyện đã tập trung sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nhóm dân tộc thiểu số như: Mông, Nùng, Pa Dí, Tu Dí... có nguy cơ mai một về dân ca và chữ viết; vốn dân vũ trong đó có múa khèn, múa ngựa; vốn tri thức văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống để làm cơ sở tiến tới lập quy hoạch di sản văn hóa phi vật thể của một số dân tộc điển hình trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, huyện cũng khuyến khích duy trì những phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đời sống văn hóa người dân; khơi dậy sức sáng tạo trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa trong thời kỳ mới; giữ gìn truyền thống văn hóa gia đình, làng, bản, khu phố, tạo điều kiện cho quần chúng tiếp nhận thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.

Nhờ sự cố gắng nỗ lực của cả một tập thể đoàn kết, giàu truyền thống văn hóa đến nay, huyện Mường Khương đã được Bộ VH,TT&DL công nhận Di sản phi vật thể cấp Quốc gia gồm: Lễ hội Gầu Tào, Lễ Tạ ơn trâu, Nghệ thuật tranh cắt giấy, Lễ cúng rừng của người Thu Lao xã Tả Gia Khâu, Trống trong nghi thức của người Mông; Di sản phi vật thể có động Hàm Rồng.

Các lễ hội truyền thống được duy trì tổ chức và ngày càng đi vào chiều sâu. Huyện cũng thường xuyên tổ chức các chương trình dân ca, dân vũ ở các xã, thị trấn với các nội dung dân ca của từng dân tộc, các điệu múa, trò chơi dân gian... từ đó góp phần tạo nên một Mường Khương giàu bản sắc.

Đọc thêm

Nhiều giá trị văn hóa Huế được bảo tồn, nâng tầm

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhằm khảo sát, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và các NQ, chỉ thị, kết luận, văn bản của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ tại địa bàn tỉnh.

Đức Phúc, Min, Trọng Tấn sẽ khuấy động quảng trường biển Sầm Sơn tại khai mạc Lễ hội du lịch biển cuối tuần này

Các nghệ sỹ tham gia đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024.
(PLVN) -  Tối 27/4, đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024 sẽ diễn ra tại sân khấu Quảng trường biển TP Sầm Sơn. Đêm nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Đức Phúc, Trọng Tấn, Min, Dương Hoàng Yến, nhóm OPlus… cùng màn trình diễn pháo hoa đặc sắc mở đầu cho mùa du lịch hè đầy sôi động.

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill
(PLVN) - Trong thời đại 4.0, những chuyến đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm đến, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên
Trong 2 ngày 24, 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Đoàn Famtrip gồm các thành viên đại diện cho hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch 3 miền Bắc - Trung - Nam, các cơ quan thông tấn báo chí... với mục đích phát triển du lịch địa phương.  Chuyến Famtrip đã khiến các thành viên trong đoàn được trải qua những cung bậc cảm xúc kỳ diệu.

Nữ HLV gặt hái nhiều thành công nhờ tình yêu cầu mây mãnh liệt

HLV Trần Thị Thu Hoài là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023
(PLVN) - Huấn luyện viên Bộ môn Cầu mây, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội Trần Thị Thu Hoài đạt Huy chương Vàng Vô địch thế giới năm 2013, 2016, 2022 cùng nhiều Huy chương tại các giải ASIAD, Vô địch châu Á… Gần đây nhất, Thu Hoài được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

'Con đường văn sĩ'- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

“Con đường văn sĩ”- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (ảnh Bảo Châu)
(PLVN) - Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật kí là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật kí được viết trong suốt những năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám1945 là những trang tư liệu chân thực về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội và nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.