Hòa Bình bảo tồn và phát huy chữ dân tộc Mường - Niềm tự hào của đồng bào Mol

Học sinh dân tộc Mường được học và sử dụng bộ chữ viết Mường
Học sinh dân tộc Mường được học và sử dụng bộ chữ viết Mường
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tỉnh Hòa Bình hiện có trên 63% dân số là đồng bào người dân tộc Mường (còn có tên gọi là Mol). Những năm qua, việc bảo tồn và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là tiếng nói và chữ viết của dân tộc Mường đang được tỉnh Hòa Bình chú trọng thực hiện.

Bộ chữ Mường góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Tiếng Mường là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Mường. Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng, người Mường và người Kinh có chung nguồn gốc với giả thuyết có người Việt - Mường cổ trước đó.

Xét về mặt ngữ hệ (nguồn gốc), tiếng Mường và tiếng Việt đều có một nguồn gốc chung là thuộc nhóm Việt Mường. Nhóm này, ngoài tiếng Việt, tiếng Mường còn có tiếng Thổ, tiếng Chứt và các tiếng khác như tiếng Cuối, tiếng Poọng, tiếng Arem, tiếng Mã Liềng. Xét từ góc độ loại hình học, tiếng Mường có cùng loại hình với Tiếng Việt, thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với những đặc điểm: Từ không biến đổi hình thái; quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ, trật tự từ và ngữ điệu; từ có tính phân tiết, các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng; ranh giới các âm tiết thường trùng với ranh giới các hình vị. Xét từ góc độ chức năng, tiếng Mường là ngôn ngữ dùng để giao tiếp trong nội bộ dân tộc Mường, bên cạnh tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ quốc gia. Tiếng Mường có các phương ngữ.

Tuy nhiên, có một thực tế là hiện văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung, văn hóa dân tộc Mường nói riêng đang dần mai một. Và điều này bắt đầu từ ngôn ngữ. Đối với dân tộc Mường thường duy trì trạng thái song ngữ, tức ra ngoài xã hội dùng ngôn ngữ dân tộc kinh, còn ngôn ngữ mẹ đẻ sử dụng trong sinh hoạt gia đình.

Sau quá trình giao lưu được đẩy mạnh thì ngay trong gia đình cũng ít sử dụng tiếng dân tộc thiểu số. Hiện nay, ngày càng có nhiều người Mường, nhất là người Mường trẻ tuổi, sống ở trung tâm huyện lỵ, thành phố không nghe và không nói được tiếng Mường. Đây là điều đáng buồn, đáng suy ngẫm. Cùng với đó, kiến thức, sự hiểu biết của người Mường về Mo Mường, bản sắc văn hóa dân tộc Mường cũng dần mai một.

Chính vì thế, ngày 8/9/2016, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình đã xây dựng và chính thức đưa vào sử dụng bộ chữ viết dân tộc Mường. Đây là một dấu mốc quan trọng của dân tộc Mường, gắn với 130 năm xây dựng và phát triển của tỉnh. Bộ chữ Mường ra đời đã đáp ứng sự mong mỏi của rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý văn hóa và là niềm tự hào của hơn 50 vạn đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh.

Giới thiệu, trao đổi việc học chữ Mường với cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình

Giới thiệu, trao đổi việc học chữ Mường với cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình

Bộ chữ Mường được xây dựng trên cơ sở của chữ quốc ngữ, tức là, tận dụng những đặc điểm chung, thống nhất của chữ quốc ngữ để xây dựng chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình. Bộ chữ Mường xây dựng trên cơ sở của chữ quốc ngữ nhưng vẫn giữ được bản sắc ngôn ngữ văn hóa của tiếng Mường.

Ngay từ khi được đưa vào sử dụng rộng rãi, bộ chữ đã giúp con em dân tộc Mường Hòa Bình học và sử dụng tiếng Mường để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

GS, TS Nguyễn Văn Khang, Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho rằng: “Với tư cách là công cụ bảo tồn và phát triển của một ngôn ngữ thành văn, chữ viết Mường sẽ giúp cho việc bảo tồn bản sắc của tiếng Mường. Bộ chữ Mường cũng góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc của ngôn ngữ, văn hóa Mường. Đồng thời giúp cho con em dân tộc Mường bảo tồn, phát huy tiếng mẹ đẻ của mình…”

Theo số liệu khảo sát năm 2019, tỉnh Hòa Bình có khoảng hơn 16.300 cán bộ, công chức, viên chức không phải là người dân tộc thiểu số cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường. Có thể thấy, nhu cầu cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường để công tác, hoạt động là rất lớn.

Mới đây, báo Hòa Bình cũng tiến hành tổ chức lớp tập huấn viết chữ Mường cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên. Từ đó, có thể dịch các tin, bài đăng trên Báo Hòa Bình từ phiên bản Tiếng Việt sang chữ Mường để đăng tải trên phiên bản tiếng Mường của Báo. Bên cạnh đó, báo Hòa Bình cũng ứng dụng bộ chữ Mường và triển khai phiên bản tiếng Mường trên Báo Hòa Bình điện tử. Đây là bước đi tích cực để từng bước quảng bá và đưa bộ chữ Mường vào đời sống dân tộc Mường tại tỉnh, góp phần tích cực bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh.

Mo Mường – niềm tự hào của đồng bào Mường

Với sự ra đời của bộ chữ viết này cũng giúp cho Mo Mường được lưu giữ một cách chính xác. Bởi chỉ có chữ viết mới có thể ghi lại Mo Mường một cách chính xác, để từ bản ghi chính thức này dịch Sử thi Mo Mường sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác phục vụ cho việc lập hồ sơ khoa học về Mo Mường.

Thầy mo thực hành nghi lễ tại lễ hội đồng bào dân tộc Mường

Thầy mo thực hành nghi lễ tại lễ hội đồng bào dân tộc Mường

Với đồng bào Mường, Mo Mường là hoạt động diễn xướng văn hóa dân gian được thực hành trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng của người Mường, không gian diễn xướng của Mo diễn ra trong đời sống cộng đồng, trong từng gia đình nhằm thực hành một nghi lễ nào đó. Chủ thể thực hành Mo Mường là Ông mo, Thầy mo (hoặc Ông Tlượng) - những người nắm giữ tri thức Mo, không những thuộc lòng hàng vạn câu mo, mà còn thông thạo nghi lễ, tập quán. Người Mường sử dụng Mo để thực hành nghi lễ trong đời sống rất phổ biến, qua khảo sát cho thấy có tổng số 23 nghi lễ được thực hiện có sử dụng Mo.

Tại tỉnh Hòa Bình hiện có nhiều bản Mo được sưu tầm, song có ba bản Mo chính, đã được sưu tầm và xuất bản có dung lượng và quy mô lớn. Theo nhà sưu tầm văn hóa dân gian Bùi Thiện thì tiến hành đầy đủ Mo phải mất 23 ngày mo liên tục với 115 roóng Mo và hơn 44.000 câu thơ Mo. Trong công trình Mo Mường dài ba tập của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Văn Nợi có hơn 22.000 câu Mo. Bản Mo Mường Hòa Bình do UBND tỉnh Hòa Bình xuất bản năm 2010 có dung lượng hơn 22.500 câu.

Mo Mường được đánh giá là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan độc đáo của dân tộc Mường, phản ánh đậm nét đặc trưng văn hóa từ cổ sơ của dân tộc Mường, hàm chứa nhiều ý nghĩa giáo dục đối với cộng đồng.

Ngày 19/1/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL đưa Mo Mường vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tiếng Mường không chỉ được gìn giữ và phát huy cùng Mo Mường mà còn trường tồn cùng vốn văn hóa dân tộc Mường nói chung, trong các làn điệu dân ca, hát ví của người Mường nói riêng. Trong những năm gần đây, ý thức về giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường được khơi dậy trong cộng đồng.

Năm 2017, lần đầu tiên, câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường được thành lập tại xóm Ngòi, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Năm 2019 tiếp tục có thêm một câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ra đời ở xóm Định, thị trấn Mãn Đức. Các câu lạc bộ đẩy mạnh hoạt động truyền dạy đánh chiêng, các làn điệu dân ca, dân vũ, hát đối đáp, duy trì việc mặc trang phục dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường qua lời ăn tiếng nói.

Với Đề án "Dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường” giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2035, sẽ mở ra nhiều hy vọng cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cũng như phát huy tiềm năng, lợi thế nội lực trong bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Trong thế giới hội nhập, việc bảo tồn ngôn ngữ của mỗi dân tộc càng trở nên cần thiết để bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Cộng đồng dân tộc Mường tại Hòa Bình đang nỗ lực gìn giữ và phát huy tiếng Mường nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa cũng như góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển trỉnh nhà ngày càng vững mạnh./.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai mùa lễ hội

Gia Lai mùa lễ hội

(PLVN) - Nhắc đến Gia Lai người ta sẽ nghĩ tới những nương cà phê trĩu quả, là đồi chè xanh ngút ngàn núi trùng điệp, là một thành phố “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Thế nhưng, có một Gia Lai rất khác, Gia Lai của sắc màu, của những mùa hoa…

Đọc thêm

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khám phá nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu

Vòm trần đậm chất kiến trúc - mỹ thuật Đông Dương sẽ được sống lại bằng những sắp đặt ánh sáng kỳ ảo và hiện đại. (Ảnh: Mai Thương)
(PLVN) - Việc trải nghiệm “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” không những giúp tạo hành trang kiến thức mà còn khơi gợi niềm tự hào, cảm giác gắn bó và giúp định hướng sự nghiệp tương lai, để những bạn trẻ có thể gia nhập và trở thành những chủ nhân của công nghiệp văn hóa - sáng tạo trong tương lai. “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” còn là dịp để các bậc phụ huynh cùng các con khám phá nhiều di sản kiến trúc, nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Vượt qua 'vết thương' để sống và yêu

Cuốn sách “Phá vỡ khuôn mẫu”.
(PLVN) - Vienna Pharaon là một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình được cấp phép và là một trong những chuyên gia được săn đón nhiều nhất ở New York trong lĩnh vực này. Vienna đã sáng lập nhóm thực hành Mindful Marriage and Family Therapy, với tài khoản @mindfulMFT trên Instagram, giúp hơn 600 nghìn người trên khắp thế giới chữa lành vết thương.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Trình diễn văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Chương trình trình diễn giới thiệu văn hoá dân gian đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) -  Nhằm tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh, từ tối 2/11 đến hết tháng 12/2024 tại Quảng Trường 25/12 huyện Bình Liêu sẽ tổ chức Trình diễn và giới thiệu văn hoá dân gian vào các ngày cuối tuần.

Cosmo girl – họ là ai?

Cosmo girl – họ là ai?
(PLVN) - Trong thời đại mà các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, hình ảnh người phụ nữ hiện đại đã trải qua nhiều sự thay đổi. Một trong những biểu tượng rõ ràng và nổi bật nhất là hình ảnh của "Cosmo girl" – một khái niệm bắt nguồn từ tạp chí Cosmopolitan, một trong những tạp chí hàng đầu dành cho phụ nữ trên thế giới. Vậy "Cosmo girl" là ai, và tại sao hình ảnh này lại có sức hút mạnh mẽ như vậy đối với hàng triệu phụ nữ?

Thế giới thanh nữ - bạn nữ trẻ đang thích gì?

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Thế giới của các bạn nữ trẻ hiện nay vô cùng đa dạng và sống động. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mạng xã hội, thời trang và lối sống, các cô gái trẻ không ngừng khám phá những xu hướng mới, lựa chọn những giá trị phù hợp với cá tính và nhu cầu riêng của mình.

Hà Nội – Những con phố Studio

Hà Nội – Những con phố Studio
(PLVN) -  Hà Nội luôn biết cách “gây thương nhớ” cho ai sống trong lòng Hà Nội hoặc một lần bước chân qua. Một góc phố, một quán café, một con đường… có thể trở thành Studio tuyệt đẹp lưu giữ những khung hình mang nét đẹp rất riêng của Thủ đô.