Bệnh viện Nhi Trung ương: Lượng trẻ khám tăng đột biến do người dân lo lắng thái quá!

Điều trị cho bệnh nhi mắc COVID-19.
Điều trị cho bệnh nhi mắc COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện có khá nhiều trẻ đến khám vì sốt, ho, viêm hô hấp trên, trong đó tỷ lệ phát hiện ra căn nguyên là SARS-CoV-2 khá cao, lên tới hàng trăm trẻ/ngày. Nhưng sau sàng lọc thì chỉ có khoảng 2-3 cháu cần nhập viện can thiệp điều trị vì đa số tình trạng bệnh không nặng nề.

Không nên quá lo lắng!

PGS. TS Trần Minh Điển – Giám đốc BV Nhi Trung ương cho hay, thời gian này là mùa Đông Xuân, thời tiết thuận lợi cho bệnh viêm hô hấp trên ở trẻ em và trẻ nhỏ phát triển. Căn nguyên gây bệnh chủ yếu là vi rút như VR hợp bào hô hấp, rhino vi rút, Adenovirus, SARS-CoV-2.

Khi trẻ có các biểu hiện hắt hơi, chảy mũi, sốt, mệt mỏi, kèm theo đó có tiền sử tiếp xúc với các đối tượng đã mắc COVID-19 thì có thể trẻ đã mắc COVID-19. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá hoang mang, lo lắng mà nên bình tĩnh, đánh giá tình trạng của trẻ qua các triệu chứng sau: Cặp nhiệt độ cặp nhiệt độ thuỷ ngân, nếu trên 38,5 độ C là sốt cao. Về Tri giác: Trẻ tỉnh táo, hay quấy khóc, mệt mỏi, kém chơi tương tác cha mẹ (nặng hơn là li bì); Các tình trạng khác như ho, nhịp thở, môi hồng, chi ấm…; mệt mỏi, kém ăn…

Khi có các triệu chứng này cha mẹ có thể làm test nhanh cho các cháu tại nhà để xác định có mắc COVID-19 hay không. Khi trẻ mắc COVID-19, cần thông báo cho y tế cơ sở gần nhất để được hướng dẫn, theo dõi và quản lý.

Việc quyết định cho trẻ ở nhà tiếp tục cách ly và điều trị khi có các yếu tố như: Trẻ tỉnh táo, tiếp xúc với cha mẹ tốt; Sốt vừa, kể cả sốt cao nhưng đáp ứng với thuốc hạ sốt, khi hạ sốt cháu chơi ngoan; Ăn, bú, uống nước tốt. Với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ nếu như các dấu hiệu ăn, bú, chơi ngoan, sốt đáp ứng thuốc hạ sốt thì cũng có thể chăm sóc các cháu tại nhà.

Các trường hợp phải nhập viện khi: Trẻ có sốt cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt; Có co giật do sốt cao; Trẻ dưới 3 tháng tuối; Có biến chứng như viêm phổi; Dấu hiệu thần kinh li bì, kém tương tác cha mẹ…

Cũng theo PGS.TS Trần Minh Điển, hiện nay, Sở Y tế Hà Nội đã thông báo các cơ sở y tế trực thuộc phải tổ chức tiếp nhận, thăm khám, sàng lọc các cháu. Các đơn vị như BV Xanh Pôn, Đức Giang, Hà Đông, Sơn Tây, Đống Đa, Thanh Nhàn đều có các cơ sở thăm khám và điều trị COVID-19 cho trẻ em, kể cả điều trị ở mức độ nặng, nguy kịch. Do vậy, cha mẹ các cháu có thể đánh giá được tình trạng của con mình, nếu cần phải thăm khám thì sẽ đến cơ sở y tế gần nhất.

Nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ!

Liên quan đến những lo lắng về các biến chứng hậu COVID-19, PGS.TS Trần Minh Điển giải thích: Đây là các tình trạng kéo dài dấu hiệu bệnh, hoặc xuất hiện thêm dấu hiệu mới sau khỏi bệnh một vài tháng. Tỷ lệ xuất hiện khoảng 10-20% ở người mắc COVID-19 nói chung. Nguyên nhân có thể liên quan đến vi rút, đến đáp ứng viêm của cơ thể, các rối loạn đông máu, và cả hậu quả của tình trạng bệnh nặng do phải hồi sức tích cực. Dấu hiệu bệnh rất nhiều, trên cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tinh thần, vận động… của người bệnh.

Với trẻ em có một tình trạng bệnh có thể xuất hiện ngay sau khoảng 2 tuần nhiễm COVID-19, đó là hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C). Tỷ lệ trẻ mắc loại hội chứng này rất rất thấp, biểu hiện bệnh nặng nề và có thể đe doạ tính mạng trẻ. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán điều trị kịp thời thì đều khỏi bệnh. Trẻ mắc MIS-C có các dấu hiệu như: Sốt, kèm theo ban đỏ da, mắt đỏ, môi đỏ; Có thể có triệu chứng nôn chớ, đau bụng, mệt … Cần phải cấp cứu nếu như trẻ có biểu hiện khó thở, đau ngực thường xuyên, li bì, ngất xỉu.

PGS. TS Trần Minh Điển nhận định, trong năm 2022, dịch bệnh còn có nhiều diễn biến khó lường, phòng chống dịch bệnh chúng ta không quá khe khắt, cực đoan, nhưng cũng không quá chủ quan. Với trẻ em dưới 12 tuổi là một trong các đối tượng thuộc nhóm yếu thế trước dịch bệnh chưa được tiêm phòng COVID-19, do vậy các cháu sẽ luôn thường trực nguy cơ mắc bệnh, nguy cơ phải nhập viện, nguy cơ chuyển bệnh nặng, và thậm chí là tử vong với một số cháu có nguy cơ bệnh nền, béo phì...

“Chính phủ, Bộ Y tế sẽ có chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, cha mẹ hãy cho con em đi tiêm phòng đầy đủ. Tôi hy vọng, tới đây, các nhà sản xuất vaccine cũng sẽ tìm ra chế phẩm dành cho nhóm trẻ dưới 5 tuổi, để có thể tạo miễn dịch cho toàn dân, góp phần đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới” – PGS.TS Trần Minh Điển nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.