Bệnh nhân ung thư chia sẻ mẹo vặt tăng cường sức khoẻ

Bệnh nhân ung thư cần giữ tinh thần lạc quan.
Bệnh nhân ung thư cần giữ tinh thần lạc quan.
(PLO) - Chế độ dinh dưỡng, cách thức luyện tập sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ đối với các bệnh nhân ung thư. 
Tinh thần là điều quan trọng nhất
Ông Nguyễn Khắc Chương (74 tuổi, ngụ huyện Từ Liêm, Hà Nội), chủ nhiệm câu lạc bộ bệnh nhân ung thư Hà Nội, cho hay, tổng hợp ý kiến các thành viên trong câu lạc bộ cũng như từ chính bản thân mình, rút ra kết luận: Tinh thần đóng vai trò quan trọng nhất đối với bệnh nhân ung thư. 
Bệnh nhân ung thư thường lo lắng, sợ sệt quá dẫn đến mất ăn mất ngủ, suy sụp sức khoẻ nhanh chóng. Đây chính là nguyên nhân khiến thời gian sống bị rút ngắn. 
Ngược lại những người giữ được tinh thần lạc quan luôn đạt kết quả điều trị tốt. Bởi vậy các thành viên trong câu lạc bộ bệnh nhân ung thư luôn tạo cho mình tinh thần lạc quan yêu đời, vui vẻ bằng những trò chơi như: Đuổi hình bắt chữ, đoán chữ, thi hát, làm thơ, kể chuyện cười: 
“Những người bị ung thư không nên quá lo lắng, hãy tập cách sống chung với bệnh và suy nghĩ tích cực lên. Bản thân tôi có lẽ nhờ được rèn luyện trong môi trường quân đội nên khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tôi vẫn vô tư. Suy nghĩ đơn giản nhất là xem chuyện sống chết theo số mệnh sẽ thấy tâm trạng nhẹ nhàng hơn. Hãy luôn vận động trí óc, cơ thể để không thấy cuộc sống vô nghĩa”, ông Chương chia sẻ. 
Bên cạnh đó người nhà nên thường xuyên trò chuyện, tạo không khí vui vẻ để bệnh nhân lạc quan hơn.
Hạn chế ăn ngọt, chua
Theo kinh nghiệm những người đang điều trị ung thư, phải thực hiện chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Tuỳ theo thể trạng từng người mà chế độ dinh dưỡng có thể khác nhau.
Một số kinh nghiệm được các thành viên chia sẻ như: Không nên ăn gạo xay xát quá sạch, tốt nhất là ăn gạo lứt, ăn nhiều rau củ quả tươi, thi thoảng ăn muối vừng, ăn nhiều cá, hạn chế ăn thịt (nhất là các loại thịt giàu đạm, thịt đỏ). 
Đặc biệt lưu ý không nên ăn quá ngọt, quá chua và ăn mặn. Phần lớn thành viên câu lạc bộ bệnh nhân ung thư cho biết khi ăn mặn, chua hoặc quá ngọt thường bị mệt, đuối sức; nhưng khi ngưng sẽ khỏe hơn. 
Ngoài ra một số thành viên chia sẻ họ cảm thấy khoẻ ra khi ăn nhiều vừng, lạc. Nhóm bệnh nhân ung thư vú cho hay uống nhiều sữa đậu nành, ăn nhiều cà chua (đã bỏ hạt), ăn các loại đỗ đen và uống can xi bổ sung giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. 
Còn các bệnh nhân ung thư gan, phổi thống nhất quan điểm tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Riêng rượu vang nhẹ có thể uống ít mỗi ngày. 
Cũng theo kinh nghiệm, người bệnh nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, hạn chế ăn đêm và phải ngủ đủ giấc. Kinh nghiệm nữa được ông chủ nhiệm câu lạc bộ chia sẻ đó là trước đây ông thường sử dụng các loại cao (uống, ăn, bôi), uống các loại sâm. 
Tuy nhiên khi dùng nhóm thực phẩm bổ dưỡng trên, cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, xuống sức: “Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, việc ăn uống những thực phẩm quá bổ dưỡng như sâm, nhung hươu có tác dụng bổ dưỡng cơ thể nhưng đồng thời giúp khối u phát triển nhanh hơn”, ông nói.
Ông Chương chia sẻ kinh nghiệm tăng cường sức khoẻ ở bệnh nhân ung thư.
 Ông Chương chia sẻ kinh nghiệm tăng cường sức khoẻ ở bệnh nhân ung thư.
Kiên trì tập luyện thể dục thể thao
Ngoài ăn uống đúng và đủ, ông Chương tổng hợp ý kiến nhiều bệnh nhân ung thư cho thấy việc tập luyện thể dục thể thao vừa sức giúp bệnh thuyên giảm đáng kể. Chẳng hạn như đi bộ 3 - 5km mỗi ngày vào buổi sáng và chiều tối. 
Câu lạc bộ thường xuyên tổ chức các buổi đi bộ ra đồng ruộng, công viên hoặc khu vực thông thoáng, tĩnh lặng tạo không khí vui chơi lành mạnh. Ngược lại, người bệnh hạn chế tối đa đến những nơi ồn ào, ô nhiêm gây căng thẳng đầu óc, tránh để cơ thể cảm lạnh:
“Trong cuộc sống cũng vậy, cần biết cách để cơ thể vận động nhưng không được quá đà, quá sức sẽ phản tác dụng. Lao động chân tay hay trí óc phải đảm bảm vui vẻ”, ông Chương trích đọc góp ý của một thành viên.  
Nên kết hợp Đông- Tây y trị bệnh
Kinh nghiệm chung được các bệnh nhân ung thư đúc kết đó là phải tuân thủ phác đồ điều trị ban đầu. Nếu có điều kiện nên kết hợp trị bệnh bằng Đông - Tây y, ngoài ra có thể sử dụng những phương thuốc dân gian nhưng phải được bác sĩ tư vấn.
Ở góc độ này, các bác sĩ đầu ngành ung thư học ở Việt Nam đồng tình quan điểm kết hợp Đông - Tây y trị bệnh, trong đó đông y đóng vai trò “phụ tá”, hỗ trợ Tây y. Đối với người bệnh đã điều trị, thời gian sau đó bắt buộc kiểm tra sức khoẻ định kì đều đặn, tuân thủ chế độ ăn có lợi cho bệnh nhân ung thư: 
“Những lưu ý trên do các thành viên áp dụng thấy hiệu quả nên chia sẻ để người khác cùng biết. Riêng bản thân tôi nhận thấy uống một số loại nấm giúp cải thiện sức khoẻ đáng kể”, ông Chương nói.
Hướng tới thành lập diễn đàn “sống” bệnh nhân ung thư 
Ông Chương được phát hiện ung thư đại tràng năm 2009, năm sau bác sĩ cho biết ông bị di căn sang ung thư dạ dày. Sau nhiều năm chữa trị, hiện sức khoẻ của ông tương đối ổn định. 
Trong quá trình “sống chung với ung thư”, ông cùng một số bệnh nhân khác trao đổi số điện thoại, thi thoảng gọi điện thăm hỏi sức khoẻ nhau. Đến cuối năm 2013, những bệnh nhân ung thư như ông Chương chủ động tập hợp thành câu lạc bộ nhằm giúp đỡ nhau, ông Chương được bầu làm chủ nhiệm. Hiện câu lạc bộ hiện có khoảng 50 - 60 thành viên là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ung thư ở Hà Nội và vùng ven tham gia tự nguyện. 
Câu lạc bộ sinh hoạt 3 tháng/lần. Nội dung các buổi sinh hoạt đều nhằm chia sẻ kiến thức, trao đổi kinh nghiệm trong chăm sóc sức khoẻ, điều trị bệnh ung thư. Tại các buổi gặp mặt, ban chủ nhiệm câu lạc bộ còn mời các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa đến nói chuyện, hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ. 
Ông Chương niềm nở cho biết câu lạc bộ đang hoàn thành thủ tục pháp lý để thành lập hội bệnh nhân ung thư. Bên cạnh là diễn đàn cho người bệnh, hội hướng tới các hoạt động từ thiện với phương châm “sống vui, sống khoẻ, sống có ích”.
 Xin nhắc lại, những kiến thức, kinh nghiêm trên là do bản thân những bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị tự rút ra, chia sẻ với nhau: “Kinh nghiệm có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia. Các bệnh nhân có thể tham khảo, chọn lọc để áp dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.”, ông Cương đưa ra lời khuyên./.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.