Giám định tư pháp trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 15/2021/TT-BTNMT (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2021) quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Đăng tải công khai danh sách tổ chức giám định tư pháp

Theo Thông tư 15/2021/TT-BTNMT (TT 15), tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp (GĐTP) được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Chủ tịch UBND cấp tỉnh lựa chọn, công nhận tổ chức GĐTP theo vụ việc trong lĩnh vực TN&MT.

Trước ngày 30/11 hàng năm, Bộ trưởng Bộ TN&MT, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công nhận tổ chức GĐTP theo vụ việc trong lĩnh vực TN&MT. Danh sách tổ chức giám định theo vụ việc của Bộ TN&MT được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT và gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.

Tại địa phương, Sở TN&MT chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp lựa chọn, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công nhận, hủy bỏ công nhận tổ chức GĐTP của địa phương. Sở TN&MT đăng tải danh sách tổ chức GĐTP của địa phương trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và Sở TN&MT.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ TN&MT lựa chọn, trình Bộ trưởng Bộ TN&MT quyết định cử cá nhân, tổ chức giám định đã được công nhận, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TN&MT để thực hiện giám định.

Trong thời hạn tương tự, ở địa phương, Sở TN&MT có trách nhiệm lựa chọn, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cử cá nhân, tổ chức giám định đã được công nhận, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, Sở TN&MT để thực hiện giám định.

Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu giám định không thuộc lĩnh vực GĐTP quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này hoặc thuộc các trường hợp quy định tại Điều 34 Luật GĐTP và khoản 7, khoản 14 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GĐTP.

Lập văn bản ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định

Theo Thông tư, khi thực hiện giám định, căn cứ từng nội dung giám định, cá nhân, tổ chức giám định nghiên cứu, đối chiếu nội dung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật đã được cung cấp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TN&MT để đưa ra nhận xét, đánh giá từng nội dung yêu cầu giám định cụ thể.

Trong quá trình thực hiện giám định nếu có phát sinh nội dung mới hoặc vấn đề khác thì phải thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết; lập văn bản ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình và kết quả thực hiện giám định. Khi hoàn thành và có kết quả giám định, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định lập kết luận GĐTP theo mẫu quy định gửi người trưng cầu giám định.

Đáng chú ý, trong trường hợp trưng cầu trực tiếp cá nhân thực hiện GĐTP thì bản kết luận GĐTP phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người GĐTP. Trường hợp trưng cầu tổ chức thực hiện GĐTP thì ngoài chữ ký, họ, tên của người giám định, người đứng đầu tổ chức còn phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận GĐTP. Trường hợp yêu cầu tổ chức cử người giám định thì bản kết luận GĐTP phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ, tên của người GĐTP và có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định.

Cũng theo Thông tư, cá nhân, tổ chức giám định có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu giám định. Biên bản bàn giao kết luận GĐTP theo mẫu quy định.

Liên quan đến thời hạn thực hiện giám định, Thông tư quy định: thời hạn GĐTP trong lĩnh vực TN&MT tối đa là 03 tháng; trừ trường hợp quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GĐTP; trường hợp vụ việc có nội dung giám định liên quan đến hai lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này trở lên hoặc vụ việc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.

Thời hạn GĐTP được tính từ ngày Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh nhận được quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định hoặc từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu trực tiếp nhận được quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.

Thông tư cũng quy định, trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời hạn giám định.

Trường hợp cần thiết, thời hạn GĐTP có thể được gia hạn theo quyết định của người trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì tổ chức, cá nhân giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2024

Ảnh minh hoạ
(PLVN) -  Quy chuẩn quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của ngành y tế… là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 4/2024.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Nhiều thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi THPT năm 2024; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng…

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.
(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.