Bầu cử tổng thống Mỹ: “Cuộc đua” hồi hộp và... bí ẩn

Barack Obama đi bỏ phiếu bầu cử bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 sớm
Barack Obama đi bỏ phiếu bầu cử bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 sớm
(PLO) - Ngày 8/11 là ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, nhưng những tiết lộ bất ngờ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về các tài liệu mật đang trở thành những điều bất lợi đối với ứng cử viên Đảng Dân chủ Hilary Clinton. 

Ngày 28/10/2016, Giám đốc FBI James Comey đã gây xôn xao dư luận khi gửi một bức thư lên giới lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông báo mở lại cuộc điều tra vụ bê bối thư điện tử của bà Clinton do phát hiện những bức thư được cho là “thích hợp cho cuộc điều tra”. Bất chấp việc trước đó, hồi tháng 7/2016, Giám đốc FBI đã khẳng định FBI không tìm thấy bất kỳ sai phạm hình sự nào trong việc bà Clinton sử dụng hòm thư cá nhân để giải quyết công việc.

Xới lại chuyện cũ

Ít ngày sau những thông báo trên, ngày 1/11/2016, FBI lại bất ngờ tiết lộ các tài liệu liên quan tới việc cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton ân xá cho doanh nhân Marc Rich, chồng cũ của một nhà tài trợ cho đảng Dân chủ. 

Ông Rich bị buộc tội trốn thuế tại Mỹ, sống lưu vong ở Thụy Sĩ và qua đời tại đó vào năm 2013. Vợ cũ của ông này, bà Denise Eisenberg là nhà tài trợ chính của Đảng Dân chủ. Ông Bill Clinton đã ân xá cho Marc Rich vào 20/1/2001, ngày cuối cùng của ông trên cương vị Tổng thống Mỹ. Sau đó, cuối năm 2001, FBI đã mở cuộc điều tra về quyết định ân xá gây tranh cãi này. Tuy nhiên, năm 2005, FBI đóng hồ sơ điều tra vụ việc mà không đưa ra bất cứ cáo buộc nào.

Theo FBI, các khoản tài trợ của bà Denise Eisenberg cho Đảng Dân chủ có thể được dùng để tác động tới lệnh ân xá. Điều đáng chú ý là một số khoản đóng góp khác của vợ ông Rich cũng được chuyển tới Quỹ Tổng thống William J. Clinton, tiền thân của Quỹ Clinton.

Tài liệu mới của FBI được đăng lên mạng từ ngày 30/10/2016 nhưng không gây được nhiều sự chú ý. Nó chỉ trở thành tâm điểm của dư luận khi được đăng tải trên tài khoản mạng xã hội Twitter của bộ phận quản lý Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) trực thuộc FBI vào ngày 2/11/2016. 

Ngay lập tức, những tài liệu trên đã làm dấy lên những nghi vấn từ các nghị sĩ Đảng Dân chủ vốn đã giận dữ về cuộc điều tra của FBI về hàng trăm nghìn thư điện tử bị rò rỉ mới đây liên quan đến bà Clinton. Êkíp tranh cử của bà Clinton đã đặt dấu hỏi về những động thái trên của FBI, bởi nó được đưa ra quá gần với ngày tổng tuyển cử (ngày 8/11).

Người phát ngôn cho chiến dịch tranh cử của cựu Ngoại trưởng Mỹ, ông Brian Fallon, tuyên bố trên tài khoản Twitter cá nhân rằng việc FBI không đưa ra thời hạn cho quá trình xử lý theo Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) với các tài liệu vừa công bố là điều “rất lạ lùng”.

Trong khi đó, FBI lại cho rằng những tài liệu trên có thể được tiết lộ và được tự động đưa lên mạng hoặc bằng điện tử đến phòng đọc công của FBI. Điều này phù hợp với luật pháp và các thủ tục hiện hành, phù hợp với tiêu chuẩn của Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA).

“Cuộc đua” gay cấn

Trong một cuộc thăm dò do kênh truyền hình ABC News và tờ “Washington Post” thực hiện và công bố ngày 1/11 cho thấy ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump đã bất ngờ vượt lên dẫn trước đối thủ đảng Dân chủ Hilary Clinton với tỷ lên 46% so với 45%.

Tuy nhiên, ngày 2/11, kết quả thăm dò mới nhất của Reuters/Ipsos lại cho thấy, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Clinton đã tái lập ưu thế dẫn trước 6% so với đối thủ Cộng hòa về tỷ lệ ủng hộ trong số các cử tri có khả năng đi bầu, tương đương với cách biệt mà bà Clinton đã duy trì trước khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tuyên bố nối lại cuộc điều tra vụ bê bối thư điện tử thời kỳ bà còn giữ chức Ngoại trưởng.

Nhìn chung, các nhà phân tích đều nhận định hiện tại bà Clinton vẫn chiếm được sự ủng hộ của đông đảo cử tri, tuy nhiên, sau những tiết lộ mới nhất của FBI thì có thể thấy rõ, thế dẫn trước của bà Clinton đã bị thu hẹp lại trong vòng một tuần qua. RealClearPolitics đã tính toán kết quả bình quân của phần lớn các cuộc thăm dò, theo đó ưu thế dẫn trước của bà Clinton đã giảm từ 4,6% hôm 28/10 xuống còn 1,7% vào ngày 2/11.

Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ đã cận kề. Tại thời điểm này, chưa có gì được cho là chắc chắn song hiện đã có tới 27 triệu cử tri nước này đã đi bỏ phiếu sớm. Một số chuyên gia cho rằng việc nhiều người dân đi bỏ phiếu sớm cho thấy lượng cử tri ủng hộ đảng Dân chủ tại một số bang đang nhỉnh hơn so với đảng Cộng hòa, tạo thuận lợi cho bà Clinton.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.