Bà tức giận chạy về ôm đầu khóc một hồi. Một lát sau, Phổ Nghi cũng lủi thủi ôm đầu về nhà. Ông không nói năng gì. Hồi lâu, bà không chịu nổi, nghiêm giọng: “Vì sao ông tiêm thứ đó?”. Mặt Phổ Nghi hết vàng lại chuyển sang trắng, đành phải ấp úng: “Tôi thật có lỗi. Tôi đã không thể nói rõ, nhiều phụ nữ tôi không thích ai, lại đi thích em, chuyện này đành phải giấu em…”.
Rồi ông quỳ xuống đất, tay gạt nước mắt: “Nếu em bỏ tôi, tôi cũng chả thiết sống nữa. Em có điều kiện gì cứ nêu ra, em còn trẻ, tôi đồng ý kết bạn với em. Tôi không quản em, tôi không thể khiến em khổ cả đời”. Lúc đầu, bà Lý không nói gì, cuối cùng bà cũng mềm lòng, kéo ông dậy, nói: “Nay gạo đã nấu thành cơm, thôi cứ thế đi”. Rồi bà cũng khóc theo ông.
Phổ Nghi khi về già |
Thủ tướng ra tay dàn xếp
Trong khi sống cùng nhau, hai người xuất hiện những điều không hài hòa. Khi mâu thuẫn nổ ra, Lý Thục Hiền lại nói đến chuyện ly hôn, khiến Thủ tướng Chu Ân Lai phải ra tay thu xếp. Đó là chiều 10/11/1963, xe đón hai vợ chồng họ vào Đại lễ đường Nhân dân. Ông Chu Ân Lai đón họ, bắt tay Phổ Nghi và thân thiết hỏi: “Ông gần đây khỏe chứ?” Rồi quay sang bà Lý: “Chúc mừng ông bà đã thành một gia đình ấm cúng”.
Lời Chu Ân Lai khiến bà Lý thấy khó xử vì thời gian này bà đang đòi ly hôn. Chu Ân Lai nắm tay bà rồi nói với Phổ Nghi: “Ông cưới được cô gái Hàng Châu của chúng tôi đấy”. Mọi người có mặt đều cười vui vẻ, Chu Ân Lai cũng cười. Hôm đó, Chu Ân Lai tiếp và ăn tối cùng các chuyên viên Văn Sử của Ủy ban Chính Hiệp.
Trước khi chia tay, ông nói riêng với Phổ Nghi và Lý Thục Hiền: “Vợ chồng ông bà hãy yêu thương, giúp đỡ nhau. Nghe nói sức khỏe hai người không tốt, không thể sinh con. Tôi cũng không có con mà có sao đâu?”. Ngừng một lát, ông nói tiếp: “Trẻ em cả Trung Quốc đều là con chúng ta cả mà”. Về đến nhà, trong lòng bà Lý vẫn chưa hết xốn xang, từ sau lần gặp Chu Ân Lai, không bao giờ bà còn đề cập đến chuyện muốn ly hôn nữa.
Mộ của Phổ Nghi |
Ngày 17/10/1967, cựu hoàng Phổ Nghi qua đời vì chứng ung thư thận. Sau khi ông qua đời, được ông Chu Ân Lai và chính phủ quan tâm, cuộc sống của bà Lý Thục Hiền luôn được đảm bảo đầy đủ. 30 năm sau khi Phổ Nghi mất, bà Lý qua đời vào ngày 9/6/1997, hưởng thọ 72 tuổi.
Vì đâu nên nỗi…
Có điều khiến người ta lấy làm lạ: Phổ Nghi lấy tới 5 người vợ, đều không quan hệ tình dục với họ, mà tại sao lại tự mình thủ dâm? Qủa là điều hoang đường, đáng tiếc! 5 bà vợ ông diện mạo đều xinh đẹp, nhất là hoàng hậu Uyển Dung được coi là trang “tuyệt sắc giai nhân”, thư tịch hồi đó mô tả là “cặp mắt to tròn, tóc đen như mun, bế nguyệt tu hoa, đình đình ngọc lập, đoan trang tú lệ, thanh thân thoát tục, có thể coi là mỹ nữ cổ điển”.
Xem ảnh kết hôn của hai người có thể thấy họ là một đôi lứa xứng đôi. Vì sao lấy một người vợ đẹp như thế, Phổ Nghi không cùng bà hưởng “ngư thủy chi hoan, vân vũ chi lạc” mà lại phải “tự xử”?
Giả thuyết thứ nhất cho rằng, mấy hoàng đế nhà Thanh thời kỳ cuối như Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đều không có con, thậm chí khả năng phòng the rất kém. Điều đó bắt nguồn từ hậu quả của tập quán hôn nhân cận huyết, loạn luân của người Mãn. Thế nhưng, Tuyên Thống Phổ Nghi với mấy bà vợ đâu phải hôn nhân cận huyết; mặt khác các hoàng đế nhà Thanh khác nhưng Hoàng Thái Cực, Khang Hi, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang đều chả có nhiều hậu phi và cả con đàn cháu đống đó sao?
Bà Lý Ngọc Cầm bên chồng và con năm 1992 |
Giả thuyết thứ hai, Phổ Nghi rất ghét phụ nữ, dù phụ nữ đẹp đến mấy đối với ông ta cũng chỉ là phù vân, nhưng chỉ thích thủ dâm trước mặt các hậu, phi. Đó là bởi ông mắc chứng đồng tính luyến ái, bỏ vợ đẹp quay sang gian dâm với những đàn ông khác.
Trong các cuốn “Truyện Thái giám cuối cùng Tôn Diệu Đình”, “Nửa đời cuối của Hoàng đế cuối cùng”, “Cuộc sống bất bình thường của Hoàng đế cuối cùng” của nhà văn Giả Anh Hoa do NXB Nhân dân ấn hành đều đề cập đến việc: Tôn Diệu Đình, thái giám bên cạnh Uyển Dung hoàng hậu trước khi qua đời đã nói cho Giả Anh Hoa biết điều bí mật: Phổ Nghi là người “đường thủy không đi, đi đường bộ” (tức không làm tình với phụ nữ mà lại với đàn ông); bạn tình của Phổ Nghi là Ngự tiền Thái giám Vương Phong Trì “môi đỏ răng trắng, tính tình nhu mì”.
Trong tự truyện “Nửa đời cuối của tôi” của Phổ Nghi do NXB Quần chúng xuất bản cũng đã bóng gió ghi lại những chuyện quan hệ đồng tính, có điều chúng được Phổ Nghi mô tả một cách nhẹ nhàng. Tôn Diệu Đình kể: cuộc sống trong hậu cung nhà Thanh rất dâm loạn, hành vi phóng đãng, Phổ Nghi từ nhỏ đã chơi trò tình ái với các hoạn quan, không những “khẩu giao” mà còn “kê gian”, thậm chí thày giáo Anh Văn của ông Reginald Johnston cũng là người đồng tính. Cũng có người lại nói Reginald Johnston có quan hệ mờ ám với Uyển Dung hoàng hậu.
Giả thuyết thứ ba, khi Phổ Nghi kết hôn chức năng tình dục đã bị trục trặc, hoặc nói thẳng ra là bị bất lực. Đó là hậu quả của thói ham mê sắc dục quá đà, nghiện thủ dâm, khẩu giao và không loại trừ tình dục đồng tính. Đó có lẽ cũng là tội do các thái giám gây nên.
Hoàng hậu Uyển Dung |
Từ khi Phổ Nghi 9 tuổi, họ đã bày trò thủ dâm cho Phổ Nghi, rồi ông còn bị các cung nữ lớn tuổi chà đạp, cưỡng bức, khiến Phổ Nghi phải uống nhiều “xuân dược” (thuốc kích thích tình dục) để thỏa mãn. Lâu ngày như thế, nguyên tố kẽm trong cơ thể ông bị kiệt, tinh cạn thể suy, thận hư dương liệt, đến khi trưởng thành thì đã thành một kẻ “phế nhân” hoàn toàn, không thể cương cứng thì sao còn “làm ăn” gì được, cuối cùng chết vì bệnh thận...