Nghi án trường mầm non cho trẻ uống thuốc để không nghỉ học

Các phụ huynh tụ tập trước nhà trẻ Fanglin để phản đối vụ việc
Các phụ huynh tụ tập trước nhà trẻ Fanglin để phản đối vụ việc
(PLO) - Các nhà trẻ tại 3 tỉnh của Trung Quốc bị cáo buộc đã cho trẻ em uống các loại thuốc phải kê đơn mà không hề thông báo với cha mẹ các em. 
Vụ bê bối bắt đầu từ tuần trước, khi một phụ huynh có con theo học tại nhà trẻ Fengyun Lanwan ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây tố cáo nhà trẻ đã cho trẻ uống thuốc chống virus. Một số phụ huynh sau đó cũng cho biết con họ đã ta thán về việc bị đau bụng và đổ mồ hôi về đêm.
Khi đưa con tới bác sỹ, các bậc cha mẹ phát hiện kết quả bất thường trong các xét nghiệm nước tiểu và máu với việc các em có dấu hiệu bị tổn thương gan và thận. Các bác sỹ tại thời điểm đó đã rất bối rối trong việc tìm ra nguyên nhân. 
Giới chức địa phương sau khi vào cuộc điều tra phát hiện Ban Giám hiệu Trường Fengyun Lanwan đã cho trẻ uống moroxydine ABOB – một loại thuốc kê đơn do Trung Quốc sản xuất để điều trị bệnh cúm – từ năm 2008. Thuốc này có thể gây các tác dụng phụ như đổ mồ hôi, chán ăn và hạ đường huyết. 
“Các cô giáo đã nói với con tôi rằng thuốc này tốt cho cháu nhưng cháu phải giữ bí mật. Họ đã cho các con uống thuốc này trong gần 3 năm” – một phụ huynh họ Zhang cho hay. Một nhà trẻ khác ở thành phố Tây An là Hongji Xincheng sau đó cũng bị tình nghi đã có hành vi tương tự. Chỉ riêng hai trường này đã có đến 1.455 học sinh. 
Vài ngày sau, thêm một trường mẫu giáo khác ở tỉnh Cát Lâm bị dính vào cáo buộc tương tự. Các nhà điều tra cho biết, chi nhánh của nhà trẻ Fanglin ở thành phố Cát Lâm cũng đã cho trẻ uống Moroxydine ABOB để các em không bị cúm và mắc các bệnh truyền nhiễm. 
Nhân viên nhà trường khai nhận họ cho học sinh dùng thuốc này để các em đến lớp đầy đủ. Trẻ đi học ở trường càng nhiều thì nhà trường càng thu được nhiều tiền. Ba cán bộ quản lý nhà trường đã bị bắt để điều tra về vụ việc.
Trường hợp mới nhất được phát hiện ở thành phố Nghi Xương, tỉnh Hà Bắc. Các bậc cha mẹ có con theo học tại nhà trẻ Xingang đã nảy sinh nghi vấn khi con họ có các triệu chứng như đau bụng, rối loạn nhịp tim, ngứa, nôn và chóng mặt. 
Những đứa trẻ nói với cha mẹ rằng các em đã bị ép uống những viên thuốc màu trắng, có vị đắng. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường sau đó đã thừa nhận cho học sinh uống thuốc chống sốt và các loại vitamin để cải thiện hệ miễn dịch và tăng số buổi đi học của các em. 
Vụ việc ngày càng lan rộng khiến Bộ Giáo dục và Y tế Trung Quốc phải yêu cầu các đơn vị ở địa phương kiểm tra tất cả các nhà trẻ và trường tiểu học để phát hiện các trường hợp cho trẻ uống thuốc bất hợp pháp. 
Theo Tân Hoa xã, gần 2.000 trẻ em theo học tại các nhà trẻ bị tình nghi nói trên đang được chăm sóc y tế sau khi có các thông tin về những tác dụng phụ của thuốc như chóng mặt, đau bụng, đau chân và sưng bộ phận sinh dục. 
Trong một bài xã luận, Tân Hoa xã gọi đây là một cuộc khủng hoảng lòng tin  đối với quản lý các trường mẫu giáo. Hãng tin này cho hay, nhiều bậc cha mẹ đã quá chán ngán với các nhà trẻ tư nhân “không được đầu tư kỹ lưỡng, quản lý kém và thường xuyên trong tình trạng không được tu sửa”. Tờ báo cũng nhắc lại hàng loạt vấn đề nhức nhối của các trường mẫu giáo ở Trung Quốc như an toàn thực phẩm và lạm dụng thân thể trẻ em./.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.