Bắt giám đốc công ty tăng giá thuốc... 5.000%

Martin Shkreli khi bị bắt đi. Ảnh: AP
Martin Shkreli khi bị bắt đi. Ảnh: AP
(PLO) - Các đặc vụ liên bang của Mỹ (FBI) đã bắt giữ Martin Shkreli - Giám đốc điều hành công ty dược từng bị chỉ trích dữ dội vì đột ngột tăng giá một loại thuốc điều trị HIV đến 5.000% hồi tháng 9 vừa qua.
Đài nước ngoài dẫn thông tin từ FBI, việc bắt giữ CEO của Công ty dược phẩm Turing diễn ra ngày 17/12. Tờ Us Magazine cho hay, CEO 32 tuổi này bị bắt giữ ở nhà riêng tại trung tâm Manhattan. Khi bị dẫn đi, anh ta vẫn tỏ thái độ rất dửng dưng. 
Hiện người này đang bị tạm giữ tại thành phố New York về cáo buộc gian lận chứng khoán và lừa đảo. Ngoài ra, các đặc vụ Mỹ cũng đã bắt giữ Evan Greebel – một luật sư tại New York - được cho là đã thông đồng với Shkreli thực hiện âm mưu lừa đảo. 
Các nguồn tin cho biết, Shkreli bị các nhà điều tra liên bang nhắm đến sau khi họ phát hiện hành vi được cho là bòn rút của anh ta tại quỹ đầu tư hiện đã không còn tồn tại MSMB Capital Management và Công ty dược phẩm sinh học Retrophin. Retrophin đã sa thải Shkreli khỏi chức vụ Tổng Giám đốc vào đầu năm nay. “Bắt đầu từ khoảng đầu năm 2012 và liên tiếp cho đến khi rời khỏi công ty, Shkreli đã lợi dụng quyền hạn của mình tại Retrophin để làm giàu cho bản thân và trả tiền cho những người từng đầu tư vào MSMB” – đơn kiện của Retrophin cho biết.
Shkreli bị giới truyền thông gọi là “CEO bị ghét nhất ở Mỹ” sau khi Turing - công ty mà anh ta thành lập vào đầu năm nay - tăng giá thuốc điều trị AIDS và một số loại bệnh ung thư khác Daraprim từ 13,5 USD lên tới 700 USD mỗi viên thuốc. Daraprim là thuốc có tác dụng chống lại tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở những người có hệ miễn dịch kém. Thuốc này đã có mặt trên thị trường khoảng 62 năm nay và đến tháng 8 vừa qua đã được công ty của Shkreli mua lại quyền sản xuất. Việc tăng giá bán diễn ra ngay sau đó.
Tại thời điểm thông tin về việc tăng giá được loan báo, Shkreli đã bị lên án là biểu tượng của sự “tham lam và ngang ngạnh” sau khi anh ta bác bỏ những lời chỉ trích về việc tăng giá thuốc cao quá mức. Không những thế, giữa cơn bão chỉ trích này, Shkreli vẫn tuyên bố nếu được chọn lại, anh ta thậm chí sẽ đưa ra quyết định tăng giá cao hơn bởi những nhà đầu tư của anh ta muốn anh ta tối đa hóa khoản lợi nhuận mà họ có thể thu về.
Ngay cả các ủy ban trong Quốc hội Mỹ và các chính trị gia ở nước này cũng lên án động thái của Shkreli. Song, các nghị sỹ thuộc 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ đã không thống nhất được hướng giải quyết trong việc điều chỉnh chặt chẽ hơn đối với ngành công nghiệp dược phẩm. 
Shkreli là con trai của những người nhập cư gốc Albania và Croatia. Anh ta bỏ ngang việc học hành từ cấp trung học để mở công ty. Dù Shkreli không công khai tài sản của mình nhưng nhiều nguồn tin cho biết anh ta đang có khoảng 50 triệu USD. Theo các nguồn tin, cả hai công ty Turing và Retrophin trong thời gian Shkreli lãnh đạo đều đưa ra những đợt tăng giá gây sốc đối với những loại thuốc mà các công ty này nắm bản quyền sản xuất và phân phối.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.