Bảo tàng tư nhân góp phần gìn giữ di sản tư liệu

Nhiều tư liệu quý về lịch sử y học Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng Y học cổ truyền. (Nguồn: Vietnambeauty)
Nhiều tư liệu quý về lịch sử y học Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng Y học cổ truyền. (Nguồn: Vietnambeauty)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong bối cảnh hiện nay, các bảo tàng tư nhân tại Việt Nam có vai trò rất quan trọng, đã và đang đóng góp tích cực vào công cuộc bảo tồn di sản tư liệu.

Vai trò không thế thiếu của bảo tàng tư nhân

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo các chuyên gia nhận định, ngoài các di sản tư liệu được vinh danh, đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu, khảo sát hay thống kê thật sự đầy đủ, chính xác về số lượng các tư liệu quý của Việt Nam. Ngoài các di sản được bảo quản bởi các tổ chức, cơ quan nhà nước, nhiều di sản tư liệu được ghi danh ở trong Nhân dân, trong nhà thờ các dòng họ hoặc được gìn giữ bởi các bảo tàng tư nhân.

Hiện toàn quốc có khoảng hơn 60 bảo tàng ngoài công lập. Điều đáng nói, không ít trong số đó có quy mô ngang với bảo tàng nhà nước. Bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam khá phong phú, gồm các nhóm chính: Bảo tàng về cổ vật; Bảo tàng về nghệ thuật; Bảo tàng về lịch sử chiến tranh; Bảo tàng chuyên ngành/lĩnh vực; Bảo tàng tôn giáo; Bảo tàng văn hóa dân gian/dân tộc học; Bảo tàng danh nhân, cá nhân, gia đình; Bảo tàng tổng hợp...

Bên cạnh số hiện vật lớn, quý hiếm, các bảo tàng tư nhân còn lưu giữ nhiều di sản tư liệu cực kì giá trị mà hệ thống bảo tàng công lập chưa thể bao quát hết. Những tư liệu ấy có thể là những bản thư viết tay của một thời binh lửa, những bức ảnh chụp lưu niệm của những con người thuộc về lịch sử, bản thảo đầu tiên của một bài thơ, bản nhạc của những nghệ sĩ tài năng đã đi vào lịch sử nghệ thuật Việt Nam, băng ghi âm ghi hình quý báu về một khoảnh khắc đã qua, những tờ đăng kí kết hôn thuở xa xưa, những kho tàng sách quý xưa kia mà nay đã thất truyền, chỉ còn độc bản...

Có thể hình dung ra các nhà sưu tập tư nhân không dễ dàng để thu thập, gìn giữ được nhiều tư liệu quý báu mang giá trị văn hóa - lịch sử dân tộc. Những bảo tàng công lập, với những chủ nhân “máu lửa” thích sưu tập, gìn giữ kí ức, bỏ tiền túi ra để tìm bằng được và trân quý giữ gìn những kỉ vật ấy mới có thể tạo ra những bộ sưu tập đồ sộ, chi tiết, quý hiếm để người dân chiêm ngưỡng.

Có thể nói, sự xuất hiện và phát triển của các bảo tàng tư nhân tại Việt Nam đã tạo nên một diện mạo mới trong lĩnh vực bảo tồn di sản tư liệu, góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản quốc gia. Các bảo tàng này không chỉ tập trung vào việc sưu tầm và bảo quản hiện vật mà còn chú trọng đến việc nghiên cứu và truyền bá kiến thức lịch sử, văn hóa đến cộng đồng. Thông qua các triển lãm, hội thảo và hoạt động giáo dục, các bảo tàng tư nhân đã nâng cao nhận thức của công chúng về giá trị của di sản tư liệu, đồng thời thúc đẩy sự quan tâm và ý thức bảo tồn di sản trong xã hội. Cạnh đó, bảo tàng tư nhân còn có những cách thức rất mới mẻ, sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, kĩ thuật cao, kết hợp với du lịch, tổ chức sự kiện... thu hút khách đến tham quan. Những đóng góp cụ thể này đã giúp bảo tồn nhiều tư liệu quý giá trong nhiều lĩnh vực, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam và giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử đất nước.

Nhiều tư liệu quý được gìn giữ

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội trưng bày nhiều tư liệu quý hiếm về cuộc đời Đại tướng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. (Nguồn: NLD)

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội trưng bày nhiều tư liệu quý hiếm về cuộc đời Đại tướng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. (Nguồn: NLD)

Một trong những bảo tàng tư nhân gìn giữ được nhiều tư liệu quý chính là Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá, bảo tàng đầu tiên tại Việt Nam do người dân một thôn làng tự nguyện quyên góp tiền xây dựng. Bảo tàng có hơn 400 hiện vật, tư liệu về truyền thống của một làng nghề nhiếp ảnh lâu đời. Thông qua những tư liệu ảnh, bảo tàng đã kể lại câu chuyện những người dân Lai Xá đã gây dựng các hiệu ảnh trên khắp cả nước; chuyện về Tổ nghề nhiếp ảnh Lai Xá, cụ Nguyễn Đình Khánh với dấu mốc đặc biệt mở hiệu ảnh có tên Khánh Ký đầu tiên vào năm 1892 ở phố Hàng Da, Hà Nội; hành trình nhiếp ảnh của người Lai Xá ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Còn có thể kể đến Bảo tàng tư nhân về y học, Bảo tàng Y học cổ truyền, ra đời từ mong muốn của ông Lê Khắc Tâm, một người làm việc trong ngành dược phẩm nhằm bảo tồn, gìn giữ, tôn vinh nền y học cổ truyền Việt Nam. Đây là một trong những bảo tàng tư nhân có quy mô lớn với lượng tư liệu quý báu tại Việt Nam. Bảo tàng tọa lạc tại quận 10, TP Hồ Chí Minh có quy mô 6 tầng, 18 phòng trên tổng diện tích 600m2. Tại bảo tàng, bên cạnh các hiện vật về ngành y học cổ truyền, còn có rất nhiều tư liệu quý hiếm, các bài thuốc cổ xưa, những tư liệu về niên biểu lịch sử y học cổ truyền Việt Nam. Bảo tàng còn có cả một kho tàng sách Hán ngữ - Nôm đồ sộ với hơn 100.000 trang. Trong đó có nhiều cuốn sách quý như “Y Tông tâm tĩnh” hay “Nam dược thần hiệu” của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (28 tập, 66 quyển). Đây cũng được coi là bộ bách khoa toàn thư về y học cổ truyền Việt Nam. Nhiều người tham quan bảo tàng đã nhận định, nhờ có những tư liệu quý báu của bảo tàng, họ đã hiểu và tự hào rằng nền y học của nước ta không hề thua kém các nước có nền y học phát triển rực rỡ như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…

Một bảo tàng thú vị, được nhiều người dân TP Hồ Chí Minh quan tâm là Phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn - Chợ Lớn. Tại đây, anh Dương Rạch Sanh, một người Việt gốc Hoa đã dày công sưu tầm được nhiều hiện vật, tư liệu quý hiếm như những kỷ vật, hình ảnh, giấy tờ của Bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Ngọc (người Hoa nhóm ngôn ngữ Triều Châu); bức tranh vẽ của ông Lục Thiên Nhiên, một cán bộ lão thành cách mạng người Hoa; nhiều bức thư pháp quý thời xưa...

Trong số các bảo tàng ngoài công lập, thì tuyến các bảo tàng về danh nhân được chính gia đình các danh nhân lập ra cũng là “kho báu” chứa nhiều tư liệu văn hóa - lịch sử đáng quý. Như Bảo tàng Tố Hữu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội được xây dựng trên cơ sở Nhà lưu niệm Tố Hữu khai trương từ năm 2009. Tại bảo tàng có chứa nhiều hình ảnh, tư liệu, cung cấp cho người xem một cách đầy đủ và đa chiều về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng, nhà thơ lớn Tố Hữu. Các bản thảo gốc của những áng thơ cũ của nhà thơ Tố Hữu cũng được lưu lại tại bảo tàng.

Hay Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Hệ thống trưng bày của bảo tàng bao gồm 8 chủ đề chính, ngoài 220 hiện vật còn có khối lượng tư liệu đồ sộ là 300 bức ảnh, hơn 150 tài liệu giấy. Ngoài ra, còn có hơn 100 đầu sách do Đại tướng viết cùng các tác phẩm do nhiều tác giả viết; hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Thông qua những tư liệu liên quan đến cuộc đời Đại tướng, phản ánh một giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo tàng đã đem lại những bài học quý báu về lịch sử, về lòng yêu nước cho giới trẻ ngày nay.

Có thể khẳng định, các bảo tàng ngoài công lập đã góp phần lưu trữ, bảo tồn nhiều di sản tư liệu và giới thiệu với công chúng. Sự góp mặt của các bảo tàng ngoài công lập đang làm thay đổi nhận thức về loại hình bảo tàng, đồng thời mở ra xu thế mới, tạo nên sự đa dạng cho hoạt động giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa.

Làm bảo tàng tư nhân là câu chuyện không dễ dàng. Những năm qua, không ít bảo tàng tư nhân mở ra với vốn đầu tư lớn nhưng phải dẹp bỏ với nhiều lý do khác nhau. Phải có nhiều quyết tâm, phải có tấm lòng lớn đối với di sản lắm mới có thể sưu tầm, gìn giữ di sản, duy trì được hoạt động của bảo tàng trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Tăng cường sự quan tâm, hỗ trợ hướng đến bảo tàng ngoài công lập là điều mà cơ quan quản lý rất cần làm, bởi đây không chỉ là việc hỗ trợ những doanh nghiệp đơn thuần, mà là nâng đỡ, tạo điều kiện cho những đơn vị đang tâm huyết, chung tay để gìn giữ, lan tỏa giá trị di sản của đất nước.

Đọc thêm

Mê đắm 'dòng chảy' ẩm thực Tây Hồ

Bánh rán mặn Võng Thị nổi tiếng khắp Thủ đô nhờ vào nước sốt đặc sánh gia truyền.
(PLVN) -  Nhắc đến nền ẩm thực Hà thành có lẽ sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua những món ngon trứ danh gắn liền với quận Tây Hồ. Theo dòng chảy thời gian, quang cảnh, phố xá nơi đây đều thay đổi, duy chỉ có ẩm thực Tây Hồ xưa và nay vẫn vậy, vẫn mang trong mình những tinh hoa ẩm thực được chắt lọc qua bao thế hệ.

Có một Hồ Tây như thế...

Hoàng hôn hồ Tây được báo chí nước ngoài bình chọn là một trong những hoàng hôn đẹp nhất ở Việt Nam. (Ảnh: T.A)
(PLVN) - “Tây Hồ chân cá thị Tây Thi” (Hồ Tây đích thị nàng Tây Thi, một người đẹp nức tiếng muôn đời của Trung Hoa và Á Đông) mà nhà thơ Cao Bá Quát đã ví von. Rồi đây, sẽ có thêm những biểu tượng mới về một vùng văn hóa, du lịch và một Hà Nội đáng sống xen lẫn giữa cổ xưa và hiện đại…

'Hồ Tây ngát hương, mùa sen tháng Sáu'

Sáng sớm (khoảng từ 4-5 giờ sáng), khi ánh ban mai chưa kịp chiếu rọi là thời điểm sen tỏa ra hương thơm ngào ngạt nhất, người làm trà sen nhẹ nhàng chèo con thuyền nhỏ len lỏi khắp hồ hái những đóa sen vừa nở.
(PLVN) - Sen Hồ Tây đã đi vào tiềm thức không chỉ của người Hà Nội. Bởi chỉ Hồ Tây mới có món quà tinh túy của trời đất kinh thành Thăng Long xưa - sen Bách Diệp, loài hoa 100 cánh dày ba lớp, không nơi đâu có hương sen dịu ngọt, tinh tế cho bằng Hồ Tây…

Hiểu về công nghiệp văn hóa của Nhật Bản qua 'Hồn Anime'

Hiểu về công nghiệp văn hóa của Nhật Bản qua 'Hồn Anime'
(PLVN) - Thành công rực rỡ của ngành công nghiệp Anime, xuất phát từ nền tảng manga tại Nhật Bản, là một bài học đầy cảm hứng cho Việt Nam trong quá trình xây dựng công nghiệp văn hóa, thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong văn hóa đại chúng.

Gìn giữ làng nghề trăm năm bên Hồ Tây

Phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đón nhận Quyết định ghi danh Nghề xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Vân Nhi)
(PLVN) - Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Nơi đây lưu giữ hệ thống di sản văn hóa phong phú, các làng cổ, làng nghề truyền thống từ nhiều đời nay. Hiện Tây Hồ đang gìn giữ làng nghề niên đại hàng trăm năm để phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch.

Hồ Tây - nơi tình yêu bắt đầu

Mỗi lần gặp hồ Tây lại mang một vẻ đẹp mới mẻ.
(PLVN) - Giữa nội thành đông đúc, chật chội, Hồ Tây với đường nét uốn lượn, làn sóng nước lăn tăn mơ màng, không khí thoáng đãng, mát mẻ đã trở thành một điểm đến ưa thích của người Hà Nội. Dù ở bất kỳ thế hệ nào, Hồ Tây vẫn luôn làm xao xuyến, rung động những con tim đã từng một lần bước qua.

Thú vị những con đường ven Hồ Tây

Một góc ven đường Hồ Tây gắn liền với nhịp sống người dân. (Hình minh họa - Nguồn: Internet)
(PLVN) - Giữa không gian của một đô thị đang phát triển, chật chội, đông đúc, những con đường ven Hồ Tây thu hút đông đảo người dân tìm đến để thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Đây cũng là địa điểm hiếm hoi trong TP Hà Nội có thể ngắm nhìn và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt đẹp của thiên nhiên.

Đạp xe quanh hồ Tây không chỉ là trào lưu

Đạp xe ở Hồ Tây đã trở thành thói quen lành mạnh của nhiều người dân Thủ đô. (Nguồn: Nụ Lương)
(PLVN) - Trào lưu đạp xe xung quanh Hồ Tây đang nở rộ trong vài năm gần đây. Xu hướng thể thao này không chỉ được người trẻ yêu thích, mà tất cả các độ tuổi đều có thể tham gia và được xem như một bộ môn thể thao giúp mọi người nâng cao sức khỏe, kết nối, giao lưu với bạn bè mới.

Vẻ đẹp Tây Hồ trên khuôn nhạc

Vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. (Ảnh: Zing.vn)
(PLVN) - Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Như một lẽ rất tự nhiên, vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa, văn chương bao đời nay. Vẻ đẹp lung linh, lãng mạn của Hồ Tây được hiện lên trên từng khuôn nhạc.

Vẻ đẹp Hồ Tây thu hút khách quốc tế

Vẻ đẹp Hồ Tây thu hút khách quốc tế
(PLVN) - Hồ Tây, “viên ngọc sáng” giữa lòng Hà Nội, là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tìm kiếm không gian yên bình và trải nghiệm văn hóa độc đáo. Những chia sẻ từ các blogger du lịch, người nổi tiếng, đánh giá của các chuyên trang du lịch và trên các nền tảng số đã góp phần khẳng định vị thế của hồ Tây trong lòng du khách quốc tế.

Đào Nhật Tân - nồng nàn theo năm tháng

Hiện giờ cây đào đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về. (Nguồn: Du lịch - Reatimes)
(PLVN) - Nhật Tân là tên một phường ở quận Tây Hồ, đồng thời gắn liền với làng Nhật Tân có nghề truyền thống trồng đào nức tiếng Hà thành suốt nhiều thế kỷ. Cứ Tết đến, xuân về, người Hà Nội lại nô nức kéo đến vườn đào khoe sắc thắm chọn cho được một cây đào bích, đào phai ưng ý.

Dẻo thơm xôi làng Phú Thượng

Mẻ xôi thơm ngon của làng Phú Thượng trở thành món ăn yêu thích của người dân Hà thành. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Nép mình gần triền đê sông Hồng, làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) bao năm nay vẫn thổi lửa truyền đời món xôi thơm ngon, dẻo mịn. Từ những con ngõ nhỏ, xôi làng Phú Thượng mang “tiếng thơm” đi khắp mọi nơi ở Hà Thành, trở thành một thức quà được nhiều người sành ăn yêu mến.

Bước qua mùa hoa phượng

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học.
(PLVN) - Giá có cái lỗ nẻ mà chui xuống đất thì tôi đã chui tụt xuống cho đỡ xấu hổ khi tôi nhìn thấy cô, cô Nhẫn của tôi. Nhưng lỗ nẻ không có, tôi đứng như trời trồng, con dao cạo mủ cao su rơi xuống chân. Còn cô thì cứ phăm phăm đi lại phía tôi với quần áo bết mồ hôi, bụi đường.

Mùa thứ năm

Ảnh minh họa. (Nguồn: NB)
(PLVN) - Anh hay nói với tôi anh rất thích mùa thứ năm và lúc ấy tôi vẫn hay tròn mắt hỏi ngoài “xuân, hạ, thu, đông” liệu vẫn có một mùa nào mà tôi chưa biết sao? Những lúc ấy anh sẽ phì cười cốc nhẹ vào đầu tôi và buông ra một từ “ngốc”. Anh lãng mạn, sự lãng mạn của một chàng sinh viên khoa văn, dưới bóng chiều hay ngồi ôm ghi ta đàn hát. Mùa thứ năm không có thật nên anh yêu nó, vì anh hay dùng nó để chứng minh sự vô hạn mà tình yêu anh dành cho tôi.

longformNghệ nhân 101 tuổi và “thiên cổ đệ nhất trà”

Nghệ nhân trà sen Nguyễn Thị Dần, 101 tuổi vẫn nhớ những lần đài Truyền hình Nhật Bản tới làm phim về nghề ướp trà sen Tây Hồ. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước thềm lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - nghề ướp trà sen Tây Hồ, chúng tôi có dịp tới ngôi nhà thấm đẫm hương “Trà sen bà Dần” qua hai thế kỷ. Cụ Dần đã 101 tuổi, có điều kỳ lạ, cứ đến mùa sen nở rộ tháng 6, cụ lại cùng con cháu ngồi lấy gạo sen trong những sớm mai tinh khiết, để làm nên thứ trà sen “ đệ nhất” Hà thành…