Bão số 5 vừa qua, miền Trung lại lo ứng phó bão số 6

Sạt lở đất tại một tuyến đường của tỉnh Quảng Nam.
Sạt lở đất tại một tuyến đường của tỉnh Quảng Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -   Trước tình hình bão chồng bão diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh, thành miền Trung đang nỗ lực vừa khắc phục hậu quả bão số 5, vừa chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão số 6.

3 kịch bản bão số 6

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 16/10, bão số 5 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa lũ những ngày qua tại khu vực miền Trung đã làm 5 người chết (Đà Nẵng 2, Thừa Thiên - Huế 2, Quảng Nam 1); 906 nhà bị ngập từ 0,5 - 1m tại Quảng Bình, 1.690 nhà bị ngập từ 0,3 - 1m tại Quảng Trị, 11.213 nhà bị ngập từ 0,1 - 0,3m tại Thừa Thiên - Huế (hiện nước đang rút nhanh). Ba điểm sạt lở lớn gây tắc đường (tại km 32+200 quốc lộ 9C tỉnh Quảng Bình; quốc lộ 15D đi Cửa khẩu Quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị; km 49+300 quốc lộ 49 tỉnh Thừa Thiên - Huế)…

Trong khi đó, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, trong khi bão số 5 vừa đi qua, bão số 6 (bão Nesat) sẽ đi vào khu vực Hoàng Sa ngày 18 - 19/10 với sức gió mạnh cấp 12 - 13, giật cấp 15. Dự báo bão còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới.

Lực lượng công an TP Đà Nẵng đưa một người dân mắc kẹt trong lũ đi cấp cứu.

Lực lượng công an TP Đà Nẵng đưa một người dân mắc kẹt trong lũ đi cấp cứu.

Sau khi đạt cường độ cực đại trong hôm nay (18/10), bão sẽ suy yếu nhanh do không khí lạnh xâm nhập mạnh. Khi vào vùng biển Trung Bộ bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, khi đới gió Đông Bắc hoạt động mạnh, mưa sẽ xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, còn khu vực Bắc và Trung Trung Bộ mưa ít hơn. Khi bão tan, không khí lạnh di chuyển sâu xuống phía Nam, lúc này khu vực Trung Trung Bộ sẽ xuất hiện mưa dài ngày nhưng không to, dao động khoảng 50mm/ngày.

Nhận định về bão số 6, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, trên đất liền, do tương tác của bão với không khí lạnh nên phạm vi, mức độ của bão ảnh hưởng tới đất liền cũng như vùng biển ven bờ có thể xảy ra các kịch bản sau:

Kịch bản 1: Khi bão tương tác với không khí lạnh, suy yếu trước khi đi vào khu vực biển Trung Bộ (khả năng cao với xác suất 50 - 60%) và thành áp thấp nhiệt đới hoặc vùng áp thấp khi đi vào đất liền.

Kịch bản 2: Khi bão di chuyển tới khu vực phía Nam của đảo Hải Nam (Trung Quốc), không khí lạnh yếu đi, bão di chuyển thẳng vào khu vực miền Trung, lúc đó cường độ bão không giảm mà còn mạnh lên cấp 9 - 10.

Kịch bản 3: Khi bão di chuyển xuống khu vực phía Nam của đảo Hải Nam (Trung Quốc), tương tác mạnh với không khí lạnh, cường độ bão sẽ yếu đi, có khả năng tan nhanh khi vào đất liền. Với kịch bản này, ảnh hưởng bởi mưa và gió sẽ là không đáng kể tới khu vực đất liền cũng như khu vực biển Trung Bộ.

Các tỉnh tập trung ứng phó

Trước tình hình này, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An đã có công điện yêu cầu các địa phương trong tỉnh chủ động ứng phó diễn biến của bão số 6.

Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão. Quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi. Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản.

Đối với đất liền cần kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ đập. Đặc biệt là các công trình đang thi công hoặc bị hư hỏng, xuống cấp. Chủ động phương án vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ đập đã đầy nước, đảm bảo an toàn công trình và hạ du. Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện kịp thời triển khai cứu hộ, cứu nạn và khắc phục sự cố đê điều, hồ đập, sạt lở đất…

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét. Sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Lực lượng quân đội chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ tại TP. Đà Nẵng.

Lực lượng quân đội chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ tại TP. Đà Nẵng.

Cùng ngày, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị cũng ra Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với bão số 6 và tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ.

Thống kê đến sáng 17/10, mưa lũ trong những ngày qua đã khiến 1 người tử vong do bị vùi lấp trong ngôi nhà bị sập, bởi bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị sạt lở đêm 16/10. Mưa lũ cũng đã khiến 2 người ở huyện Hải Lăng bị thương trong lúc vận chuyển, kê gác lương thực, tài sản. Toàn tỉnh có 1.690 ngôi nhà bị ngập từ 0,3 - 1m, tập trung ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Đakrông, thị xã Quảng Trị…

Chiều 17/10, vẫn còn 50 tàu/489 người hoạt động ở khu vực Hoàng Sa của Việt Nam (Quảng Nam 28 tàu/290 người, Quảng Ngãi 20 tàu/184 người, Bình Định 2 tàu/15 người). Để đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền, không để xảy ra thiệt hại, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Văn bản số 84/QGPCTT (ngày 17/10) gửi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, đề nghị các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương (đến UBND cấp xã), chủ tàu thuyền, gia đình,... bằng mọi biện pháp thông báo, kêu gọi, hướng dẫn 50 tàu trên và các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực nguy hiểm hoặc có khả năng ảnh hưởng của bão, di chuyển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc vào nơi tránh trú an toàn. G.Nguyễn

Do đó, các đơn vị, địa phương tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để kịp thời xử lý tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để kịp thời xử lý các tình huống khi có yêu cầu; tập trung chỉ đạo khẩn trương huy động lực lượng, triển khai các giải pháp khắc phục hậu quả mưa lũ từ ngày 14 - 16/10.

Còn tại Quảng Nam, UBND tỉnh đã ban hành công văn đề nghị các sở, ngành, đơn vị và các địa phương tập trung tổ chức triển khai thực hiện khắc phục hậu quả bão số 5 và mưa lũ kịp thời, sớm ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai, kịp thời thông tin, cảnh báo, chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai công tác ứng phó kịp thời. Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, khắc phục nhanh các sự cố sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn. Công ty Điện lực Quảng Nam khôi phục nhanh hư hỏng hệ thống điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tổ chức phát quang hành lang tuyến để hạn chế hư hỏng, thiệt hại lưới điện khi có ảnh hưởng của thiên tai…

Tại Đà Nẵng, các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão số 5 và mưa, lũ lớn. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Nesat, không khí lạnh tăng cường để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra và duy trì liên lạc với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng.

Tại Thừa Thiên - Huế, tình hình mưa lũ đã qua thời điểm căng thẳng nhất, tuy nhiên vẫn còn diễn biến phức tạp. Hiện nước lũ một số nơi bắt đầu rút nhưng nhiều nơi thấp trũng vẫn đang bị ngập sâu. Ở những khu vực nước lũ rút, lực lượng chức năng cùng người dân khẩn trương dọn dẹp bùn đất, môi trường để ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: “Chúng tôi cố gắng nhiều cách để đảm bảo sinh kế của người dân và các hoạt động khác của xã hội. Trong ba ngày tới, các hồ chứa sẽ vận hành để nước sông giảm xuống, cùng với đó vẫn phải có dư địa để các hồ cắt lũ cho các đợt mưa tiếp theo”.

Ngày 17/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực Trung Bộ.

Công điện nêu rõ, các địa phương bị ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua, nhất là TP Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Trị tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống cho người dân sau mưa lũ, không để người dân thiếu đói, không để người dân không có chỗ ở. Cụ thể, tập trung tìm kiếm người còn mất tích; hỗ trợ cứu chữa người bị thương; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ, nhất là các gia đình có người bị chết, mất tích, gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn.

Khẩn trương rà soát các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là hộ nghèo, hộ có nhà bị sập đổ, trôi, hộ ở nơi bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt giao thông, tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm, bảo đảm không để người dân bị đói, rét; sắp xếp, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở do mưa lũ; huy động các lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung kích hỗ trợ người dân sửa chữa lại nhà ở, dọn vệ sinh môi trường, không để bùng phát dịch bệnh sau bão lũ.

Tập trung khắc phục nhanh công trình hạ tầng thiết yếu bị hư hại, ngập lũ, nhất là trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nước sinh hoạt, các tuyến giao thông huyết mạch, công trình thủy lợi, đê điều, hồ đập để sớm cho học sinh trở lại trường, bảo đảm hoạt động khám, chữa bệnh, khôi phục sản xuất sau lũ, góp phần ổn định đời sống cho người dân và chủ động ứng phó với những đợt thiên tai mới.

Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương chỉ đạo, triển khai khắc phục nhanh nhất các tuyến giao thông trọng yếu, đồng thời bảo đảm an toàn giao thông cho người dân.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo vệ sinh trường lớp, khắc phục công trình bị hư hỏng; vận động hỗ trợ trang thiết bị giảng dạy, sách vở và đồ dùng học tập cho các trường học, cơ sở giáo dục bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ tạo điều kiện cho học sinh trở lại học bình thường sớm nhất.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo Quân khu 4, Quân khu 5 và các đơn vị trên địa bàn chủ động triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ vận chuyển lương thực, hàng cứu trợ, nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là tại các khu vực còn bị chia cắt, hỗ trợ nhân dân và địa phương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ theo đề nghị của địa phương… Yến Nhi

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.