Báo động 'dịch' béo phì ở trẻ Trung Quốc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Việc cứ 5 trẻ có 1 trẻ bị béo phì hoặc thừa cân đã gióng lên hồi chuông báo động tại Trung Quốc, buộc chính phủ nước này phải áp dụng nhiều biện pháp để ghìm đà gia tăng của “dịch” béo phì.

Lần cuối cùng cha của Wang Chun Yun bắt cậu đứng lên bàn cân, cậu đã cán mốc 150kg. Chứng béo phì mà cậu bé 14 tuổi ở thành phố Quý Châu này mắc phải không chỉ khiến cậu gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt mà còn đe dọa đến tính mạng.

“Đang trong giờ học cháu cũng buồn ngủ. Khi cháu lên 8, các bạn cùng lớp bắt đầu gọi cháu là “thằng béo” và khi nhìn vào gương cháu cũng thấy rất thất vọng” - Chun Yun cho hay.

Cậu bé đã phải phẫu thuật cắt dạ dày để giảm cân khi các bác sỹ lo ngại rằng chứng ngưng thở khi ngủ mà cậu mắc phải có thể khiến cậu tử vong khi đang ngủ. Ngoài ra, Chun Yun cũng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bị cao huyết áp.

Điều đáng nói, Chun Yun chính là đại diện cho xu hướng đang gây quan ngại gia tăng ở Trung Quốc khi nước này trong năm nay đã vượt Mỹ trở thành nước có số dân bị béo phì cao nhất thế giới. Theo CNA, một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí y khoa Lancet hồi tháng 3 vừa qua cho biết ở Trung Quốc hiện có đến 90 triệu người bị béo phì. 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Diễn đàn kinh tế thế giới ước tính Trung Quốc sẽ mất đến 558 tỉ USD trong tổng thu nhập quốc dân để chi trả cho việc điều trị chỉ bệnh tiểu đường và bệnh tim. Đây là vấn đề mà nhiều nước khác đang phải đối mặt do kết quả của sự gia tăng mức sống, lối sống ít vận động và sự lan rộng của các khẩu phần ăn kiểu phương Tây. 

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất trong xu hướng bùng nổ số người béo phì ở Trung Quốc là sự gia tăng mạnh ở trẻ em và người chưa thành niên, mà theo một số chuyên gia là xu hướng tồi tệ nhất mà họ từng chứng kiến. Theo nghiên cứu của Lancet, 1 trong 5 trẻ ở Trung Quốc đang lâm vào tình trạng béo phì hoặc thừa cân.

Một nghiên cứu mới được công bố gần đây cũng cho biết, tại tỉnh vùng nông thôn Sơn Đông, tỉ lệ bé trai bị thừa cân hay béo phì đã tăng gấp 60 lần trong vòng 30 năm qua, từ 0,5% ở năm 1985 lên thành 30,7% hồi năm 2004.

Theo Bộ Y tế Trung Quốc, nước này hiện có khoảng 300 triệu người thừa cân hoặc béo phì. Trong khi đó, thống kê của WHO ước tính Trung Quốc có khoảng 110 triệu người bị tiểu đường và con số này sẽ tăng lên thành 150 triệu vào năm 2040. 

Đứng trước nguy cơ này, chính phủ Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua đã ban hành hướng dẫn chế độ ăn uống mới, theo đó thúc giục 1,3 tỉ dân giảm bớt lượng thịt và trứng trong khẩu phần ăn. Đây là một phần trong chiến dịch quốc gia chống lại các vấn đề về sức khỏe do tình trạng béo phì gây ra, trong đó có bệnh tiểu đường của Trung Quốc.

“Dịch bệnh tiểu đường ở Trung Quốc không chỉ là vấn đề sức khỏe mà nó còn là vấn đề kinh tế’ – bà Lucy Luo, Giám đốc Chương trình hợp tác về năng lượng sạch Mỹ - Trung, cho biết.

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.