Bảo đảm an toàn giao thông trong dịp mưa bão

(PLO) - Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương với các địa phương dự kiến chịu ảnh hưởng của bão số 2 sáng nay (17/7). 

Sáng nay (17/7), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương với các địa phương dự kiến chịu ảnh hưởng của bão, chuẩn bị phương án di dời dân ở các vùng nguy hiểm; tập trung lực lượng, phương tiện theo phương châm bốn tại chỗ, sẵn sàng đối phó khi bão vào gần bờ. 
Tại cuộc họp, ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong 6 tiếng qua bão vẫn giữ nguyên cường độ và di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc. 
Cơn bão số 2 được dự báo là một cơn bão mạnh và gây ảnh hưởng tới nhiều địa phương ven biển.
Cơn bão số 2 được dự báo là một cơn bão mạnh và gây ảnh hưởng tới nhiều địa phương ven biển. 
Đến 8h sáng nay (17/7), bão đạt cấp 13, giật cấp 15- 16. Cơn bão số 2 đang di chuyển theo hướng này và qua đảo Hải Nam vào Vịnh Bắc bộ, đó bão có xu hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và đổ bộ vào đất liền Việt Nam. 
Theo dự báo, trưa 18/7, bão số 2 tràn vào đảo Hải Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thái Bình trong ngày 19/7. 
Dự kiến nếu bão di chuyển nhanh thì đổ bộ từ 4-5h sáng 19/7, nếu chậm thì từ 15-16h ngày 19/7 với sức gió khi vào bờ mạnh nhất là cấp 11, giật cấp 12 đến 14. Khu vực Nam Định đến Ninh Bình có gió cấp 8 -9 khi bão đổ bộ. 
Tại cuộc họp trực tuyến ngày hôm nay, đầu cầu tại các tỉnh có thể trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… cũng đã báo cáo tóm tắt với Phó Thủ tướng về các công tác phòng, chống bão tại địa phương. 
Theo báo cáo mới nhất, đến 6h sáng 17/7, Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bà Rịa – Vũng Tàu duy trì 17.725 người và 705 phương tiện phòng chống bão. Lực lượng Biên phòng phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 58.685 tàu, thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản cùng 205.035 lao động biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh. 
Các tỉnh, thành có thể chịu ảnh hưởng của cơn bão số 2 đã và đang lên phương án đối phó. Cụ thể, Hải Phòng đã lên phương án di dời gần 90.000 hộ dân ở vùng xung yếu và các khu đô thị yếu; xem xét cấm biển đối với tàu du lịch hoạt động ở Quảng Ninh và Hải Phòng vào chiều tối nay; cấm biển đối với các tàu thuyền đánh bắt hải sản… Xác định cơn bão có khả năng đổ bộ trực tiếp vào Hải Phòng nên lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo rất quyết liệt. Chiều qua các ngành, địa phương đã triển khai công tác Phòng chống lụt bão. Đơn vị nào để xảy ra sự cố, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Thành phố. 
Tại Nam Định, bắt đầu cấm biển từ chiều nay 17/7, lãnh đạo địa phương đã thông báo cho các địa phương ven biển có phương án sơ tán dân khi cần thiết, bơm tiêu nước đệm, tạm dừng cấy lúa mùa. Vào 6h sáng nay, tỉnh Nam Định giữ liên lạc 100% số tàu gồm gần 2.000 tàu, trong đó 1.500 tàu đã về neo đậu tại bến. 
Thái Bình cũng đã kiên cố hóa đê biển từ năm 2013, các công trình kè, đê sông xử lý khẩn cấp, xung yếu của năm 2014 đã hoàn thành. Phòng chống cơn bão Thần sấm, mực nước trong đồng thấp hơn binh thường 1m, cũng chỉ cao hơn 10cm so với mực nước biển. 
Sau khi các tỉnh báo cáo tình hình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Cao Đức Phát ra yêu cầu, mọi công tác phòng chống bão phải hoàn thành trong ngày hôm nay (17/7), và trước 16h ngày mai (18/7), toàn bộ dân ở các vùng nguy cơ cao phải sơ tán. 
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng cho biết, theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương thì năm nay tình hình biến đổi khí hậu sẽ diễn biến khó lường, và trong năm sẽ có khoảng 10 cơn bão ảnh hưởng đến Biển Đông. 
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp trực tuyến đối phó với cơn bão số 2. (Ảnh: VOV).
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp trực tuyến đối phó với cơn bão số 2. (Ảnh: VOV). 
“Hôm 15/7 chúng ta vừa họp và dự báo bão Rammasun vào bờ sẽ có cấp gió cao nhất là cấp 10, nhưng hiện tại, theo Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương Hoàng Đức Cường vừa báo cáo thì bão có thể mạnh lên cấp 11, giật cấp 12, 13. Với sức bão như vậy mà cộng với lượng mưa 200-300mm cùng nước thủy triều dâng thì cơn bão này sẽ vô cùng nguy hiểm. Với cường độ bão và đường kính ảnh hưởng lớn như vậy thì chúng ta phải xác định thời điểm ứng phó và các phương án chính xác nhất để hạn chế tối đa thiệt hại mà cơn bão có thể gây ra” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh. 
Đưa ra chỉ đạo cụ thể tới các địa phương, Bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cử các đoàn công tác đi kiểm tra đôn đốc tại các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh. 
Yêu cầu Bộ Công thương chú ý tới các dự án khai thác, thăm dò trên biển, chú trọng việc đảm bảo lực lượng; đồng thời, yêu cầu các địa phương đôn đốc người dân chủ động trong các công tác phòng chống bão. 
“Các công trình cao tầng, các cột điện phải được kiểm tra trước đợt bão. Bão lần này có thể giật cấp 14, nếu không kiểm tra cẩn thận thì sẽ lại đổ cột, đổ cây gây chết người. Đặc biệt, tại các tỉnh có người dân sinh sống ở các chòi canh thì chỉ cần bão cấp 7,8 đã đổ rồi chứ không nói gì đến bão mạnh, vì thế nên các địa phương phải phải kiên quyết sơ tán người dân lên bờ khỏi lồng, chòi canh khi bão về” – Phó Thủ tướng chỉ đạo. 
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ công an bảo đảm chặt chẽ an toàn giao thông trong dịp mưa bão. “Các cơ quan chức năng của Bộ Công an cần theo dõi xem lúc nào cần cấm các phương tiện vận tải trên đường. Tuyệt đối tránh tình trạng bão cấp 13 như năm ngoái mà vẫn để xe khách chạy rầm rầm trên đường, trong khi đường mờ mịt không nhìn thấy gì. Nếu thấy không đủ điều kiện lưu thông thì Bộ có thể cấm đường không cần xin phép ai”.  Phó Thủ tướng nhấn mạnh. 
Cuối cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: “Đây là cơn bão số 2 với cường độ rất mạnh, nên chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng tất cá các phương án ứng phó. Từ giờ, hoãn tất cả các cuộc họp hành không cần thiết để tập trung chống bão”./. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.