Bàn giải pháp quản trị rủi ro và phòng chống thiên tai đô thị ven biển khu vực Nam Trung Bộ

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - "Cần đặt quản trị rủi ro đô thị trong một tầm nhìn xa hơn so với công tác ứng phó với những gì đã xảy ra và cần gắn bó một cách chặt chẽ với tiến trình đô thị hóa". 

Đó là ý kiến được đưa ra tại Hội nghị giao ban thường niên cụm đô thị Nam Trung bộ năm 2023 với chủ đề “Quản trị rủi ro và phòng chống thiên tai các đô thị ven biển” được Hiệp hội các đô thị Việt Nam và UBND TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) phối hợp tổ chức tại Quảng Ngãi ngày 21/10.

Trao đổi, học hỏi cùng nhau phát triển

Ông Trà Thanh Danh, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi cho biết, hội nghị thường niên Nam Trung bộ năm 2023 là sự kiện rất quan trọng của TP Quảng Ngãi, là cơ hội lớn để TP giới thiệu hình ảnh của mình đến với các đô thị trong khu vực, góp phần truyền thông mạnh mẽ trong dân, thúc đẩy phong trào toàn dân tích cực hưởng ứng tham gia làm xanh, sạch, đẹp, sáng, tạo diện mạo mới cho đô thị.

Ông Trà Thanh Danh, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi phát biểu tại Hội nghị

Ông Trà Thanh Danh, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi phát biểu tại Hội nghị

Đặc biệt, Hội nghị tập trung thảo luận chủ đề “Quản trị rủi ro và phòng chống thiên tai tại các đô thị ven biển” để cùng trao đổi, nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro đô thị. Từ đó, gợi ý xây dựng những giải pháp theo hướng thích ứng, có sự tham gia của chính quyền lẫn người dân trong quản trị đô thị, hướng đến sự bền vững và phục vụ tốt hơn cho cư dân đô thị.

Trong chương trình, các chuyên gia khách mời đã giới thiệu kinh nghiệm của quốc tế trong công tác quy hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu; thực tiễn công tác quy hoạch đô thị gắn với thích ứng biến đổi khí hậu; đặc biệt đối với các đô thị vùng duyên hải Nam Trung bộ.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Đồng thời, các chuyên gia cũng giới thiệu nội dung quy hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030 định hướng đến 2050, nhận diện rủi ro thiên tai cho đô thị ven biển, cách tiếp cận đa ngành trong phòng ngừa và chống thiên tai theo định hướng thích ứng của khí hậu ven biển. Từ đó, gợi ý xây dựng những giải pháp theo hướng thích ứng, có sự tham gia của chính quyền lẫn người dân trong quản trị đô thị, hướng đến sự bền vững và phục vụ tốt hơn cho cư dân đô thị.

Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, cụm đô thị duyên hải Nam Trung bộ hình thành qua nhiều năm và hàng năm tổ chức trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, học hỏi để cùng nhau phát triển. Một đô thị phát triển tốt góp phần cho tỉnh phát triển tốt. Một tỉnh phát triển tốt góp phần cho khu vực phát triển tốt. Một khu vực phát triển tốt góp phần cho cả nước phát triển tốt.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, cụm đô thị duyên hải Nam Trung bộ hình thành qua nhiều năm và hàng năm tổ chức trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, học hỏi để cùng nhau phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, cụm đô thị duyên hải Nam Trung bộ hình thành qua nhiều năm và hàng năm tổ chức trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, học hỏi để cùng nhau phát triển

Theo ông Minh, nói như vậy là bởi các đô thị trong cụm Nam Trung bộ đang triển khai thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của các địa phương là tập trung quy hoạch, phát triển đô thị vì thời gian qua Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết để thúc đẩy phát triển đô thị.

Quản trị rủi ro cần gắn chặt với tiến trình đô thị hóa

Trong khi đó, TS. Nguyễn Ngọc Huy, Chuyên gia nghiên cứu về biến đổi khí hậu nhận định, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng từ 3-4 độ C cho đến cuối thế kỷ này, sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu dẫn đến gia tăng cường độ thiên tai, biến đổi khí hậu tạo ra thời tiết cực đoan, trong đó gia tăng ngập úng tại các đô thị.

Bên cạnh đó, nguyên nhân trực tiếp gây ngập úng các đô thị do san nền, phát triển đô thị ở vùng thoát lũ, vùng trữ nước, hạ tầng thoát nước đầu tư không theo kịp tốc độ đô thị hóa, điều kiện kỹ thuật không đảm bảo, hệ thống giao thông ngăn cản hướng thoát lũ, vận hành hồ chứa thượng nguồn, tác động biến đổi khí hậu, lượng mưa tăng, thủy triều gia tăng, sụt lún đất.

TS. Nguyễn Ngọc Huy, Chuyên gia nghiên cứu về biến đổi khí hậu.

TS. Nguyễn Ngọc Huy, Chuyên gia nghiên cứu về biến đổi khí hậu.

Nói về vấn đề này, TS. Kiến trúc sư Ngô Trung Hải, Tổng thư ký Hiệp hội đô thị Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, việc quy hoạch đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu cần được thực hiện trong tất cả các nội dung quy hoạch, từ định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất, giao thông, cấp thoát nước, xử lý chất thải...

Để lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị, các địa phương phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến từng nội dung quy hoạch để đề xuất giải pháp ứng phó ưu tiên. Chẳng hạn như, trong quy hoạch không gian đô thị, cần xem xét, ưu tiên không gian dành cho tái định cư, để ứng phó với tình trạng các đợt mưa lớn xảy ra nhiều hơn và lượng mưa ngày càng tăng cao gây ra các trận lũ quét, xói mòn, ảnh hưởng đến nhà ở, công trình công cộng.

Ngập lụt ở TP Quảng Ngãi xảy ra thường xuyên trong vài năm gần đây.

Ngập lụt ở TP Quảng Ngãi xảy ra thường xuyên trong vài năm gần đây.

Với cách tiếp cận hệ thống, quản trị rủi ro đô thị cần được đặt trong một tầm nhìn xa hơn so với công tác ứng phó với những gì đã xảy ra, và cần gắn bó một cách chặt chẽ với tiến trình đô thị hóa. Để đạt được mục tiêu đó, công tác quản lý rủi ro phải được đặt trong tất cả các kế hoạch phát triển của đô thị, từ hạ tầng kỹ thuật đến xã hội, từ không gian đô thị đến kinh tế....

Đọc thêm

Bão số 1 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 1.
(PLVN) - Vị trí tâm bão hiện trên khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ 15-20km/h.

Việt Nam tiên phong trong bảo vệ môi trường và sinh kế gắn với biển

Nghề cá là một trong những trụ cột kinh tế của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần được quan tâm nhiều hơn ở góc độ hợp tác quốc tế. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị Đại dương lần thứ ba của Liên hợp quốc (UNOC 3), Việt Nam đã thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của mình bằng cách là một trong những quốc gia đầu tiên ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định Biển cả). Điều này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu liên quan đến biển và đại dương.

Tin mới nhất về bão số 1

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, tốc độ khoảng 10 km/h.
(PLVN) - Khoảng 6h hôm nay, bão số 1 cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 145km về phía đông. Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, bão số 1 sẽ đổi hướng di chuyển sang hướng Bắc Đông Bắc và đến khoảng 16h hôm nay, bão sẽ suy yếu dần.

Chuyên gia nhận định mới nhất về cơn bão số 1

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 1. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - “Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc với vận tốc 10km/h và có xu hướng mạnh thêm”, ông Phùng Tiến Dũng - Trưởng phòng Dự báo thuỷ văn, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho hay.

Đà Nẵng vào cuộc truy nguyên nhân 'loạn giá', khan hiếm đá xây dựng

Đà Nẵng vào cuộc truy nguyên nhân 'loạn giá', khan hiếm đá xây dựng
(PLVN) - Trước tình trạng giá đá xây dựng cao hơn công bố, kèm theo dấu hiệu khan hiếm vật liệu và giao dịch qua trung gian gây bất ổn thị trường, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã yêu cầu các đơn vị khai thác, cung ứng đá báo cáo cụ thể về hoạt động khai thác, bán hàng và giá cả để kịp thời xử lý, chấn chỉnh theo quy định pháp luật.

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm nay, cũng là cơn bão đầu tiên hoạt động ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.