Bãi tập kết cát gây ô nhiễm môi trường ở Quảng Ngãi: Xã chỉ "hành động" khi dân kêu vì sống không nổi

(PLVN) - Theo phản ánh của người dân, việc tập kết cát ở khu vực đất trống trước nhà của những hộ dân sinh sống tại xóm 6, thôn Phong Niên Thượng (cách UBND xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) khoảng chừng 1 km) từ năm 2019, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Trao đổi với phóng viên, ông Bạch Xuân Hà, trú tại xóm 6, thôn Phong Niên Thượng bức xúc nói: “Khi trước đất này giao cho ông Châu trồng cây cối thì không có gì. Nhưng từ năm ngoái đến giờ khi có Bãi tập kết này thì đường sá ở đây rất bụi, mỗi lần xúc cát lên xe để sàng cát thì ở đây chúng tôi phải đóng hết cửa, ồn quá trẻ con ngủ không được”.

Ông Huỳnh Hồng Lan - cũng là một trong những hộ dân sống trong khu dân cư bị ảnh hưởng do Bãi tập kết này - cho biết thêm, “Bãi cát này tập kết ở đây gây ô nhiễm môi trường bụi rất nhiều, cứ gió lên là hắt vào nhà nên dân ở không được phải đóng hết cửa. Xe vận chuyển ra vào Bãi tập kết cũng gây ra bụi mịt mù gây rất nhiều phiền hà cho người dân nơi đây”.

ÔBãi tập kết cát (theo hướng tay ông Bạch Xuân Hà chỉ) bị người dân thôn 6 phản ánh gây ô nhiễm môi trường.
ÔBãi tập kết cát (theo hướng tay ông Bạch Xuân Hà chỉ) bị người dân thôn 6 phản ánh gây ô nhiễm môi trường.
Theo tài liệu của phóng viên thu thập được, bãi tập kết cát này có diện tích hơn 2,5ha, gồm 27 thửa, thuộc bản đồ số 21 tại xứ đồng Gò Khiết, thôn Phong Niên Thượng, xã Tịnh Phong. Mục đích sử dụng đất này là trồng cây lâu năm khác. Được biết, vào ngày 27/7/2018, UBND xã Tịnh Phong cho ông Đỗ Đài Nôn (SN 1986, trú tại thôn Phong Niên Thượng, xã Tịnh Phong) thuê với thời hạn 5 năm (từ tháng 7/2018 – 7/2023).

Sau khi thuê đất, ông Nôn đã cho san ủi mặt bằng làm bãi tập kết cát trên khoảng 200m3 và một máy sàn lọc cát trên thửa đất số 413,414, tờ bản đồ số 2. Ngày 29/5/2019, UBND xã đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với ông Đỗ Đài Nôn với số tiền 1,5 triệu đồng và cho thời hạn 30 ngày để ông Nôn khắc phục hậu quả, phải di chuyển hết toàn bộ khối lượng cát đã tập kết và máy sàn lọc đi nơi khác, khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Nhưng đến đầu tháng 9/2020, khu đất do ông Nôn thuê lại tiếp tục hoạt động cho trữ cát trở lại. Số lượng cát ở Bãi tập kết này khá lớn khoảng gần 100.000 m3. Qua trao đổi với chính quyền địa phương, phóng viên được biết, số cát trong bãi tập kết này không phải của ông Nôn mà là của một người khác xã (hiện chưa nắm rõ được danh tính của chủ số cát này).

Bãi tập kết cát gần 100.000m3 nằm trước nhà các hộ dân
Bãi tập kết cát gần 100.000m3 nằm trước nhà các hộ dân 
Bãi tập kết cát nhìn từ trên cao xuống
Bãi tập kết cát nhìn từ trên cao xuống 
Bà Đào Thị Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Phong đang trao đổi với phóng viên tại UBND xã
Bà Đào Thị Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Phong đang trao đổi với phóng viên tại UBND xã 

Để tìm hiểu rõ hơn về sự việc trên, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Đào Thị Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Phong. Bà Thủy cho biết, “Bãi cát này nằm trên đất 3% của xã. Năm 2018, UBND xã tổ chức cho đấu giá thì ông Đỗ Đài Nôn (hiện cư trú tại thôn Phong Niên Thượng, xã Tịnh Phong) đấu giá trúng. Tháng 7/2018, UBND xã tổ chức hợp đồng với ông Nôn là 5 năm, mục đích sử dùng đất là đất trồng cây hàng năm khác.

Đến tháng 9/2019, ông Đỗ Đài Nôn có đổ cát thì UBND xã đến lập biên bản xử lí vi phạm hành chính và đề nghị ông Nôn phải dỡ dọn hết khối lượng cát mà ông đã đổ trên mảnh đất này, ông đã thực hiện. Đến đầu tháng 9/2020, ông Nôn lại tiếp tục đổ cát. Ngày 12/9, UBND xã đã đến hiện trường lập biên bản nhưng ông Nôn không có mặt tại hiện trường”.

“UBND xã sẽ mời ông Nôn lên làm việc và đề nghị ông sử dụng đất đúng mục đích, yêu cầu ông trả lại hiện trạng ban đầu. Nếu như ông Nôn không chịu thì UBND xã sẽ thực hiện các biện pháp đúng theo quy định của pháp luật. Được biết, đất 3% này, UBND xã đã xin quy hoạch làm khu dân cư cho xã Tịnh Phong” - bà Thủy cho biết thêm.

Đọc thêm

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.