Bài học bất ngờ từ những trải nghiệm ngoài sách vở

Bài học bất ngờ từ những trải nghiệm ngoài sách vở
(PLO) - Trước thềm năm học mới, Trường THPT Lê Hồng Phong, TP Hải Phòng phối hợp với Công an Thành phố tổ chức buổi học ngoại khóa để các em học sinh trải nghiệm về những cách phòng chống những tệ nạn ma túy,vi phạm giao thông, để các em vững vàng hơn trước những cám dỗ tuổi mới lớn.  

Với phương châm dạy chữ đi đôi với dạy người, ngày 27/8/2016, Trường THPT Lê Hồng Phong đã tổ chức chương trình ngoại khóa tuyên truyền Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, phòng chống ma túy, an toàn giao thông. Đây là một trong những hoạt động ngoại khóa thường niên trước thềm năm học mới của nhà trường.

Phát biểu tại buổi sinh hoạt ngoại khóa, Đại tá Vũ Đức Thành, Trưởng phòng PA83, Công an TP Hải Phòng đã giao lưu, trò chuyện và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho các em học sinh, các thầy cô giáo nhà trường về lý tưởng, đạo đức, lối sống của tuổi trẻ. Từ những câu hỏi tương tác với học sinh, những câu chuyện kể lý thú, lãnh đạo phòng PA83 đã giúp các em học sinh hiểu được vai trò trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay đối với gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong buổi trò chuyện, ông Vũ Đức Thành nhấn mạnh, đại bộ phận thanh niên hiện nay có lòng yêu nước, có nhận thức chính trị đúng đắn, phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí vươn lên trong học tập, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Song, còn một bộ phận nhỏ không có chí hướng rõ ràng, lười lao động, học tập, ngại khó, ngại khổ, một số em có biểu hiện giảm sút lòng tin, có lối sống lệch lạc bị lôi kéo vào những hành vi phạm pháp. Nhiều bạn trẻ đã thiếu hiểu biết, ham chơi và sa ngã vào những tệ nạn nguy hiểm như tệ nạn ma túy, để rồi đánh mất tương lai của chính mình. 

Những vi phạm dễ thấy, dễ mắc nhất ở học trò chính là việc vi phạm trong việc điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Đại úy Doãn Tiến Quân, Phòng CSGT Công an TP Hải Phòng cho biết, nhiều em học sinh khi tham gia giao thông vừa đi đường vừa đeo tai nghe để nghe nhạc, vừa điều khiển xe vừa cầm ô che nắng, “kẹp” ba, “kẹp” năm hay không đội mũ bảo hiểm. Đây là những vi phạm phổ biến có thể dẫn đến những vụ tai nạn thương tâm của các em học sinh. Những vi phạm này, một phần vì thiếu hiểu biết, nhưng phần lớn là do thái độ, ý thức tôn trọng pháp luật của các em còn chưa tốt,  ông Doãn Tiến Quân chia xẻ.

Đại úy Doãn Tiến Quân nhắc nhở học sinh chấp hành Luật ATGT
 Đại úy Doãn Tiến Quân nhắc nhở học sinh chấp  hành Luật ATGT

Buổi học ngoại khóa không ghi chép, không sách vở nhưng đã đem lại những bài học thực sự bổ ích và có ý nghĩa đối với học sinh. Những kiến thức đơn giản vốn ngủ sâu trong tiềm thức học trò được những cán bộ, chiến sỹ công an đánh thức qua những câu chuyện, những bài học mà xương máu, thậm chí phải trả bằng cả tính mạng của không ít học trò dại dột chính là biện pháp giáo dục trực quan sinh động và thuyết phục nhất đối với các em.

Chia sẻ những cảm xúc sau buổi sinh hoạt ngoại khóa, em Nguyễn Thị Hoàng Dương (học sinh lớp 10C6) cho biết, buổi tuyên truyền ngoại này thật sự có ý nghĩa, giúp em có thêm kiến thức mở. Qua đây, em được hiểu rõ hơn về lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống để tự tu dưỡng rèn luyện mình trở thành một người con ngoan, trò giỏi và một công dân có ích cho xã hội.

Đây cũng là điều mà các thầy cô giáo, phụ huynh có con em theo học tại trường THPT Lê Hồng Phong thừa nhận, bởi nhờ những buổi sinh hoạt ngoại khóa bổ ích như vậy mà 5 năm trở lại đây, nhà trường không xảy ra bạo lực học đường. Năm học vừa qua, 100%  học sinh nhà trường đạt hạnh kiểm khá, tốt; không có trường hợp vi phạm an toàn giao thông.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lệ, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong chia sẻ: “Những trò chuyện cởi mở như thế này vô cùng có ý nghĩa bởi học sinh hiểu biết thêm nhiều điều ngoài sách vở. Do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì những hoạt động ngoại khóa và sẽ thường xuyên đổi mới, tổ chức có hiệu quả trong năm học này”. 

Toàn cảnh buổi ngoại khóa tại trường THPT Lê Hồng Phong
Toàn cảnh buổi ngoại khóa tại trường THPT Lê Hồng Phong

Trường THPT Lê Hồng Phong cũng là trường THPT đầu tiên của TP Hải Phòng tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Hải Phòng, nơi hàng trăm học viên chấp hành cai nghiện. Tại đây, các em được tiếp xúc, giao lưu với các cán bộ, học viên của Trung tâm để hiểu biết hơn về những tác hại của ma túy, từ đó có kiến thức thực tế, tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự bùng nổ công nghệ thông tin, tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp và ngày càng trẻ hóa. Để các em học sinh vững vàng hơn trước những cám dỗ và miễn nhiễm các thói hư tật xấu thì những bài học đạo đức thôi chưa đủ mà các em cần phải tham gia, trải nghiệm những bài học thực tế, các em sẽ trưởng thành hơn nhiều từ những vấp ngã của người khác. Những bài học bằng trải nghiệm thực tế là hữu hiệu nhất trong việc đánh thức những tri thức tự vệ trước cái xấu, cái ác và khuyến khích sự hướng thiện cần được thực hiện nhiều hơn.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...