Bãi bỏ điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp: Thuận lợi cho doanh nghiệp

Sản xuất, buôn bán ngư lưới cụ trong đánh bắt thủy sản được bãi bỏ quy định ĐKKD
Sản xuất, buôn bán ngư lưới cụ trong đánh bắt thủy sản được bãi bỏ quy định ĐKKD
(PLO) - Nghị định số 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh vừa được Chính phủ ban hành đã chính thức cắt giảm từ 99 ngành nghề có điều kiện kinh doanh (ĐKKD) trong lĩnh vực nông nghiệp xuống còn 35 ngành nghề.

“Gom” 39 Thông tư thành 1 Nghị định

Nghị định số 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. 

Cụ thể, Nghị định trên quy định điều kiện kinh doanh liên quan tới các lĩnh vực: sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, điều kiện kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng, điều kiện nuôi động vật rừng thông thường, điều kiện kinh doanh con giống vật nuôi, giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản và khai thác thủy sản. 

Ngoài ra, nghị định còn quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm (trồng trọt, thu hái, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy sản); cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm; chợ đầu mối nông sản; cơ sở buôn bán thực phẩm. Và điều kiện đầu tư kinh doanh lĩnh vực bảo vệ thực vật... 

 Nghị định đang nói được Bộ NN&PTNT xây dựng trên cơ sở rà soát 7 luật, 5 pháp lệnh, 17 nghị định có chứa đựng quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và đã được Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ phê duyệt. 

Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết, trước khi Nghị định được thông qua riêng Bộ này có tới 39 thông tư có quy định về các ĐKKD, với  99 ngành nghề kinh doanh có điều kiện liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp. Theo tinh thần rà soát Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Nghị định mới có hiệu lực thi hành đã chính thức cắt giảm từ 99 ngành còn 35 ngành nghề còn điều kiện kinh doanh.

Vì sao vẫn giữ 35 ngành nghề? 

Trao đổi với phóng viên PLVN về việc có hay không chuyện chuyển cơ học từ 39 thông tư lên thành 1 Nghị định, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết: Ngay từ đầu đã xác định, báo cáo Bộ Tư Pháp và Bộ Kế hoạch Đầu tư là Bộ NN&PTNT không chuyển một cách cơ học các ĐKKD ở 39 thông tư lên thành một Nghị định mà chỉ quy định những điều kiện theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính.” 

“Nghị định của chúng tôi có rất nhiều ngành nghề có ĐKKD nhưng chỉ dài 20 trang là những ĐKKD rất khả thi, cấp thiết phải giữ. Nếu như 39 thông tư mà đưa cơ học thì nghị định này dài vài trăm trang. Tư tưởng, quan điểm của Bộ từ đầu đến cuối là vậy.”- Thứ trưởng Tuấn khẳng định. 

Vị lãnh đạo này còn cho biết, trong 35 ngành nghề có điều kiện kinh doanh, Bộ NN&PTNT cũng đã đề nghị với Chính phủ cho phép không quy định, bỏ bớt đi 3 ngành nghề có điều kiện kinh doanh gồm: kinh doanh cây cảnh, cây bóng mát; củi và than hồng; ngư lưới cụ trong đánh bắt thủy sản. Còn lại các điều kiện kinh doanh khác được quy định theo hướng giảm tối thiểu những thủ tục hành chính, chỉ tập trung cơ bản giữ những điều kiện căn bản để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh trong lĩnh vực nông nghiệp.  

Chẳng hạn, theo ông Tuấn, Bộ NN&PTNT đã mất rất nhiều thời gian để xem xét các quy định về ĐKKD trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, nuôi trồng thủy sản. “Đây là những lĩnh vực phải cân nhắc rất kỹ bởi vì chúng ta dứt khoát phải giảm ĐKKD về thủ tục hành chính, tạo thông thoáng cho các doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất tốt. Đây là lĩnh vực mất rất nhiều thời gian, thậm chí chúng tôi phải dành cả buổi để xem xét chỉ một điều kiện của một ngành nghề”- ông Tuấn nói. 

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho hay, đối với những ngành nghề có ĐKKD tới đây còn phải tiếp tục rà soát để cắt giảm, tuy nhiên việc cắt giảm cũng cần phải tiên lượng được sự phù hợp với thực tiễn, nghĩa là tính khả thi và phải được doanh nghiệp ủng hộ theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-CP và Nghị quyết 19/2014/2015/2016 - phải tạo môi trường thực sự bình đẳng, thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chuyển cơ học hàng chục thông tư thành 1 nghị định?

“Nghị định của chúng tôi xây dựng có rất nhiều ngành nghề có ĐKKD nhưng chỉ dài 20 trang là những ĐKKD rất khả thi, cấp thiết phải giữ. Nếu như 39 thông tư mà đưa cơ học thì ND này dài vài trăm trang. Tư tưởng quan điểm của Bộ từ đầu đến cuối là vậy.”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.