Bà chủ “nhà quê” của doanh nghiệp ngàn tỷ

Bà Khổng Thị Minh kiểm tra quy trình lắp ráp nồi cơm điện Kim Cương.
Bà Khổng Thị Minh kiểm tra quy trình lắp ráp nồi cơm điện Kim Cương.
(PLO) - “Tôi đã bỏ tiền ra mua nhiều chiếc nồi cơm điện mới về nhà để làm một công việc chẳng giống ai là dùng tuốc nơ vít tháo tung ra, tự mày mò nghiên cứu, tìm ra quy trình và nguyên lý cho ra một cái nồi hoàn hảo”- chị Khổng Thị Minh, chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất nồi cơm điện Kim Cương nhớ lại ngày đầu khởi nghiệp.

Từ cô bé buôn chanh đến bà chủ doanh nghiệp ngàn tỷ

Xuất thân từ gia đình làm nông, có 8 anh chị em tại tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc), cô bé Khổng Thị Minh nhanh nhẹn, đảm đang từ nhỏ. Tuy xuất thân từ một làng quê nghèo, cha mẹ đều là nông dân nhưng Minh thấm nhuần cái câu “phi thương bất phú” và có máu kinh doanh từ bé.

Nhà trồng chanh, năm lên 10 hay 11 tuổi gì đó Minh đã biết theo người lớn chở bao tải chanh xuống Hà Nội bán “lấy công làm lãi”. Nhà nghèo quá, học hết lớp 7 thì Minh cũng như các chị em gái trong nhà và như hầu hết các cô gái trong làng phải nghỉ học để bắt đầu cuộc mưu sinh.

Ngoài giúp gia đình việc đồng áng, tiết nông nhàn Minh làm thuê làm mướn đủ việc: gánh nước, gánh gạch, phụ hồ, cuốc đất, làm vườn… ai thuê gì đều nhận làm cả, miễn là kiếm được đồng tiền chân chính hoặc kiếm được bữa cơm cũng bằng lòng.

“Ở huyện có 38 xã, thì hết 38 xã chị em tôi đã từng rong ruổi đi làm thuê làm mướn. Cực vậy nhưng chị em tôi rất lạc quan, yêu đời, tự hào vì những đồng tiền chân chính mà mình kiếm được. Có điều, người ta con gái đến 15 tuổi là tính chuyện lấy chồng, còn riêng tôi không có khái niệm đó”, chị Minh nhớ lại.

Nữ doanh nhân nhớ lại bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cuộc sống của chị khi người chú ruột báo với gia đình có suất học công an. Minh xin và bố chấp thuận ngay. Sau 6 tháng thử thách, bổ túc văn hoá, nghiệp vụ, Minh được chọn.

Năm 1978, cô khăn gói vào TP HCM, làm ở ban hậu cần. Cô gái Minh xinh xắn, khỏe mạnh, cầu thị, nhiệt huyết đã lọt mắt xanh một chàng trai cùng cơ quan, tình yêu của hai người trong sáng, sôi nổi được gia đình và tổ chức tán thành. 5 năm kể từ ngày trở thành “người nhà nước”, Minh lên xe hoa với anh chàng đồng nghiệp trong một đám cưới giản dị và ngập tràn hạnh phúc. 

Là cán bộ hậu cần có uy tín, nhưng đồng lương của hai vợ chồng khi đó chỉ vừa đủ sinh hoạt. Máu kinh doanh và câu thành ngữ “phi thương bất phú” lại trở thành nỗi trăn trở trong suy nghĩ của chị. Tranh thủ mỗi năm có một tháng nghỉ phép, Minh thử kinh doanh. Chị mạnh dạn huy động vốn của bạn bè để kinh doanh máy bơm nước.

Ngay chuyến kinh doanh đầu tiên chị đã lãi 2 triệu đồng, tương đương với 2 lượng vàng. Có vốn, có lãi khiến chị tự tin và có thêm động lực kinh doanh, mỗi buổi chiều đi làm về chị lại hăm hở đạp xe ra Chợ Lớn mua vải vóc, quần áo “đánh” hàng về quê kiếm lời. 

Bà chủ “người nhà quê” của doanh nghiệp ngàn tỷ

Là người có khả năng nhạy bén với thị trường, năm 1994 chị xin nghỉ việc nhà nước để dành toàn bộ thời gian vào kinh doanh. Thời điểm những năm cuối thập niên 1980, đầu 1990 là buổi giao thoa giữa bao cấp và nền kinh tế mới, hàng điện gia dụng trôi nổi, nhất là hàng Trung Quốc thống lĩnh thị trường Việt Nam. Khi đó, Minh đã chính thức bước vào thương trường, miệt mài đánh hàng từ Lạng Sơn, Móng Cái... vào Nam. Sự vất vả được đền đáp bằng số tiền lãi rất khủng.

Công việc kinh doanh ngày càng khấm khá, Minh quyết định gom hết tiền để kinh doanh bất động sản, nhưng bị lừa mua đất dự án nên trắng tay. Vậy là quay về nghề cũ, mở cửa hàng nho nhỏ kinh doanh ống nước, máy bơm, hàng gia dụng, rồi cũng lại tích góp được một số tiền. Nhưng lúc này, Minh có trăn trở là người Việt cứ đua nhau mua hàng Trung Quốc, nhất là mặt hàng nồi cơm điện rất ưa chuộng bấy giờ, trong khi không thấy thương hiệu Việt nào.

Đầu năm 1998, chị Minh mua một chiếc nồi cơm điện mới về nhà để làm một công việc chẳng giống ai là dùng tuốc nơ vít tháo tung ra. Chị tự mày mò nghiên cứu, để rồi một năm sau đã nắm vững quy trình và nguyên lý cho ra một cái nồi hoàn hảo.

“Nhìn một cái nồi có vẻ đơn giản, nhưng để làm ra phải qua nhiều công đoạn, phải mua khuôn, lồng… tới 42 chi tiết. Công trình đầu tay ngốn hết 2 tỷ đồng tiền tôi vay mượn”, Minh kể và cho hay một năm sau lập ra Công ty Cơ điện Minh Khoa để thỏa niềm mơ ước về một chiếc nồi “kiểu dáng rực rỡ, chất lượng tốt mà lại hợp túi tiền” do người Việt sản xuất, lấy thương hiệu Kim Cương.

Ban đầu, chị thuê một nhà xưởng rộng 300m2, có 10 nhân công, sản lượng khiêm tốn mỗi ngày chỉ 30 chiếc. “Có điều người ta sản xuất ra để bán nhưng tôi sản xuất ra để... ngắm. Vì tôi quá mê đắm “đứa con” mình làm ra nên ngày nào tôi cũng ôm lấy cái nồi, lau lau chùi chùi”- chị Minh nhớ lại. Sau ba tháng sản xuất, chị mới chịu bung sản phẩm ra thị trường. Lô hàng đầu tiên được một khách hàng ở Cần Thơ “mở hàng” chỉ có 12 cái. Khách mua về bán thấy rẻ, đẹp, vậy là lần thứ 2 đặt 100 cái, lần thứ 3 tăng 300 cái … rồi đến lúc không kịp hàng để bán.

Được thị trường đón nhận tích cực, từ năm 2004 đến nay doanh nhân Khổng Thị Minh mạnh dạn đầu tư 2 nhà máy trị giá gần 1.000 tỷ đồng tại Củ Chi (TP HCM). Từ việc chỉ sản xuất chiếc nồi cơm điện, Công ty Minh Khoa đã đa dạng sản phẩm từ quạt, bếp đun, đến bếp từ… với gần 140 mặt hàng.

Chị Minh cho biết công ty của chị chủ trương nhắm vào phân khúc bình dân, hướng tới đối tượng phục vụ là những “thượng đế” có thu nhập trung bình. Vậy nên giá sản phẩm điện gia dụng thương hiệu Kim Cương bình dân chỉ khoảng 200.000 đồng, sản phẩm cao cấp cũng chưa tới 1 triệu đồng, nên nồi cơm điện Kim Cương chiếm thị phần lớn.

Mặc dù đã là bà chủ của doanh nghiệp ngàn tỷ, có trong 300 công nhân nhưng những ai đã gặp, tiếp xúc với chị Khổng Thị Minh đều nhận xét chị rất gần gũi, thân thiện, không có dáng vẻ gì là “đại gia ngàn tỷ cả”. Những công nhân trong xưởng đều yêu mến, kính trọng chị như một người chị, người cô, người bác trong gia đình khi được bà chủ quan tâm, chăm sóc, chia sẻ cả về đời sống vật chất lẫn tình cảm. Có một thói quen người ngoài ít biết là cho đến tận bây giờ, chị Minh vẫn thường thức dậy mỗi sáng từ lúc 5h, trực tiếp đi chợ lựa đồ ăn, chăm chút chuyện nấu nướng và từng bữa ăn cho hơn 300 cán bộ công nhân viên của mình.

Biết đời sống của anh chị em công nhân còn thiếu thốn, nhiều người quê xa lên thành phố lập nghiệp chưa sắm được nhà, chị Minh đã đầu tư xây nhà trọ miễn phí cho công nhân của mình.

Chị tâm sự: “Tôi thường nói với các con của mình rằng công nhân là tài sản lớn nhất của mẹ, nhờ có công nhân đồng hành trên con đường kinh doanh thì mẹ mới có được thành quả ngày hôm nay. Vì vậy mình phải lấy người công nhân làm gốc, hãy yêu thương họ bằng tấm chân tình giữa người làm với người làm, chứ đừng phân biệt chủ hay tớ”. Thấm nhuần tư tưởng đó của mẹ, các con của chị cũng sống rất hòa đồng, tình nghĩa không chỉ với công nhân trong công ty mà còn tham gia vào các hoạt động xã hội, thiện nguyện khác. 

Được biết, hiện doanh số trung bình hàng năm của Công ty Kim Cương là 850 tỷ đồng và doanh nghiệp vẫn đang phát triển không ngừng. Nói về kế hoạch sắp tới của công ty, nữ doanh nhân U60 vẫn sôi nổi, hào hứng như thuở đôi mươi. Chị cho biết trước mắt đang hoạch định việc kiện toàn các ban bệ của doanh nghiệp để việc quản lý, điều hành được đào tạo bài bản hơn, tới đây sẽ mở rộng thêm một số nhà máy nữa để người dân có thêm việc làm.

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

(PLVN) -  Ngày 15/1/2025, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã ký quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Đọc thêm

TKV tăng tốc sản xuất đầu năm 2025, đáp ứng nhu cầu thị trường

TKV tăng tốc sản xuất đầu năm 2025, đáp ứng nhu cầu thị trường
(PLVN) -  Bước vào năm 2025 với mục tiêu “An toàn - Đoàn kết - Phát triển - Hiệu quả,” TKV sẽ đẩy mạnh sản xuất ngay trong tháng 1 để đáp ứng nhu cầu than tăng cao, đặc biệt từ các nhà máy điện. Đồng thời, trước sự ổn định của giá bán và nhu cầu các loại khoáng sản ở mức cao, TKV đặt trọng tâm vào việc tối đa hóa nguồn cung cho thị trường.

Bí quyết thành công của Sao Mai Super Feed trong ngành cá tra

Bí quyết thành công của Sao Mai Super Feed trong ngành cá tra
(PLVN) -  Với việc chiếm hơn 10% thị phần trong ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, Sao Mai Super Feed đã khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu hàng đầu, góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành cá tra và nâng tầm sản phẩm cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.

Hòa Phát góp sức hồi sinh Làng Nủ và Nậm Tông của tỉnh Lào Cai

Hòa Phát góp sức hồi sinh Làng Nủ và Nậm Tông của tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Sáng ngày 22/12/2024, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà. Tập đoàn Hòa Phát đồng hành tài trợ toàn bộ tôn lợp mái cho các công trình tại hai ngôi làng với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tập Đoàn Thái Hương: Bí quyết thành công từ văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo nhân văn

Tập Đoàn Thái Hương: Bí quyết thành công từ văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo nhân văn
(PLVN) -  Gây ấn tượng với công chúng bởi những màn “chốt deal” quyết đoán trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 7 và sự hết lòng hỗ trợ startup, Shark Nguyễn Văn Thái - Nhà đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương (Tập đoàn Thái Hương) chia sẻ quan điểm: “Con người là nguồn lực lớn nhất”.

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo
(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

PGS.TS Nguyễn Phi Lê trong một hội thảo về AI (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thẳng thắn nhìn nhận những điều còn thiếu, những thách thức phải đối diện, các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng chính VinFuture đã trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất thông qua việc giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc hội tụ tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn.

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.