Anh em ra tòa đùn đẩy trách nhiệm gây tai nạn chết người

 Bị cáo cho rằng người em họ đi cùng mình mới là người cầm lái chiếc xe
Bị cáo cho rằng người em họ đi cùng mình mới là người cầm lái chiếc xe
(PLO) -Phiên tòa sơ thẩm về vụ án tai nạn giao thông, do TAND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình xét xử căng thẳng từ phút đầu đến phút cuối.

Bị bức cung, nhục hình?

Nội dung cáo trạng VKS thể hiện: Khoảng 16h ngày 11/01/2016, Hoàng Tuấn Anh (SN 1999) điều khiển xe máy chở Đoàn Tuấn Anh (21 tuổi, em con dì, cùng ngụ thôn Tiên Phong, xã Quảng Tiên, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) đi xuống Ba Đồn đăng ký học võ. 

Cáo trạng cho rằng, trên đường đi, do thiếu chú ý quan sát, không làm chủ được tốc độ, người anh đã điều khiển xe mô tô đâm va vào một người đi đường, khiến ông này tử vong trên đường đi cấp cứu. Người anh văng xa, bị thương nặng bất tỉnh, được đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu, sau đó chuyển vào Bệnh viện trung ương Huế. Người em ngã gần bên cạnh xe, chỉ bị thương nhẹ. 

Tại phiên tòa, người anh khai, hôm đó chạy xe về chở em đi học võ. Lúc xuất phát, người anh là người cầm lái, còn người em ngồi ở phía sau. Tuy nhiên trên đường đi, người anh cảm thấy đau đầu, hơn nữa chiếc nón bảo hiểm cứ va vào đầu, càng khiến bị cáo cảm giác đau hơn. Nên bị cáo nhờ người em chạy xe giúp, còn mình thì cởi nón bảo hiểm ra, rồi ngồi phía sau xe, đầu gục vào lưng em họ. Khi tai nạn xảy ra, bị cáo không biết gì, bất tỉnh.  

Lý giải hành vi lời khai tại cơ quan điều tra đã nhận mình là người điều khiển xe, Hoàng Tuấn Anh nói: “Dạ tại cháu sợ quá phải nhận tội. Lúc đầu cháu không nhận tội. Khi bị tai nạn, cháu bị chấn thương ở đầu, gãy xương hàm, xương mũi, vết thương chưa lành, bị đánh đau quá nên cháu  nhận tội. Sau khi cháu nhận tội, mấy chú đó kéo cháu ra xe, dí tay cháu lên xe máy để lấy dấu vân tay. Cháu nói ai lái xe gây tai nạn, thì tới người đó mà lấy vân tay, mắc chi lấy vân tay của cháu”.  

Điều bất ngờ là bị cáo Đoàn Tuấn Anh cũng không nhận mình lái xe mà cho rằng: “Hoàng Tuấn Anh đã vu khống cho tôi”.

Tai nạn không ai nhìn thấy

Các nhân chứng được triệu tập đến tòa, đều khẳng định, họ không thấy ai là người cầm lái. Một nhân chứng kể, ông đang làm hàng rào gần chỗ xảy ra tai nạn. Khi nghe tiếng “rầm”, ngẩng lên đã thấy mỗi người văng một góc.

Nhân chứng này cũng yêu cầu tòa làm rõ ai là người cầm lái gây tai nạn: “Một chiếc xe không thể không ai lái mà tự chạy được, trừ khi nó mọc thêm cánh. Việc làm rõ người cầm lái, không chỉ có ý nghĩa đối với người đang sống, mà cả cho người chết”.  

Bị cáo lại khai, có nhân chứng khác tại hiện trường, nhưng cơ quan điều tra đã không làm rõ, không mời đến tòa. 

Cha mẹ bị cáo đến tòa, áo quần cũ mèm, mặt mày phờ phạc, hốc hác. Người cha kể, vợ chồng ông làm ruộng. Mọi chi tiêu trong nhà, đều trông chờ cả vào hạt lúa. Quanh năm ông bà trằn lưng ngoài ruộng, cũng chỉ kiếm đủ cái ăn cho cả nhà. Nên khi con trai gặp chuyện, ông bà phải đem sổ đỏ ngôi nhà đi thế chấp.

Ngặt nỗi, đất ở quê giá bèo bọt, nên ông cũng chỉ cầm cố được 50 triệu đồng. Số tiền còn lại ông phải chạy vạy vay mượn khắp nơi, mỗi người một ít để lo thuốc thang cho con (130 triệu đồng) và bồi thường cho gia đình bị hại (120 triệu đồng).

Tòa hỏi cha bị cáo: “Số tiền ông thay bị cáo bồi thường cho gia đình bị hại, ông có ý kiến gì?”. 

Người cha khẩn thiết: “Nhờ tòa làm rõ trắng ra trắng, đen ra đen, xem ai là người cầm lái, chứ chiếc xe không thể mọc thêm cánh, tự dưng mà chạy được. Nếu con tui cầm lái, thì số tiền đó tui sẽ chịu. Nhưng nếu Đoàn Tuấn Anh cầm lái, thì gia đình ấy phải chịu”. 

Tòa tiếp tục chất vấn: “Ông nói ông không biết con ông lái xe, tại sao bản khai ở cơ quan điều tra, ông đều khẳng định là con trai ông là người cầm lái?”. 

Cha bị cáo khẳng định mình không hề khai như thế tại cơ quan điều tra. Ông yêu cầu được xem bản khai, xem chữ ký. Tòa đồng ý. Sau khi tỉ mỉ xem một hồi, cha bị cáo cho biết, chữ ký đúng là của ông. Nhưng nội dung là do một đồng chí công an đọc, mà người viết giúp là dượng của bị cáo (ông này đang công tác tại chính quyền địa phương). 

“Lúc họ đọc, viết xong, thì kêu tui ký vào. Tui không chịu. Tui kêu đọc cho tui nghe nội dung trong đó nói gì, nhưng họ không chịu đọc. Tui mắt thì kém, mà chữ họ viết xấu quá, tui đọc mãi không ra, nên đành ký vào”.

Tòa hỏi dượng bị cáo, có phải ông viết bản khai giùm cho bố bị cáo không? Người này xác nhận có viết giúp và “lúc đó bị cáo đã nhận tội rồi, nên phải viết cho phù hợp với thực tế”.

Tại phiên tòa, VKS cho rằng, lời khai của bị cáo phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và lời khai của các nhân chứng tại tòa. VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo 3 năm tù, cho hưởng án treo.

Luật sư bào chữa cho bị cáo phản bác, đề nghị viện chỉ ra những lời khai nào của bị cáo, lời khai nào của nhân chứng phù hợp với những chứng cứ trong hồ sơ. Tranh luận một hồi, VKS lại cho rằng, mình tranh luận để bảo vệ cáo trạng.

Luật sư lại “tố”, tranh luận là để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý. Nếu VKS tranh luận để bảo vệ cáo trạng, đó là công kích cá nhân, vì thực tế cho thấy, cáo trạng không phải lúc nào cũng đúng.

Theo luật sư, hiện trường vụ tai nạn đã bị xô lệch do tổ chức cấp cứu, nhưng không được dựng lại. Thời điểm lấy lời khai, bị cáo mới xuất viện, vết thương chưa khỏi, lại bị thương ở đầu, tâm lý chưa ổn định, nhưng cơ quan điều tra ngăn cản không cho người thân tham gia cùng khi lấy khẩu cung là không đúng pháp luật.

“Nếu quá trình tố tụng được tiến hành minh bạch thì tại sao lại muốn hạn chế sự tham gia của người đại diện?”, luật sư chất vấn. Cho rằng quá trình điều tra có dấu hiệu bức cung, nhục hình, luật sư đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra lại.

Sau một ngày xét xử, đến chiều muộn, HĐXX mới vào nghị án. Sau hơn 2 giờ nghị án, HĐXX nhận thấy cần làm rõ thêm các vấn đề như: Chứng cứ của cha Đoàn Tuấn Anh khai tại tòa; xem xét lại lời khai của bị cáo tại tòa; phía luật sư cho rằng hiện trường bị xô lệch, đề nghị thực nghiệm. Tòa tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo hướng trên.

Mẹ bị cáo than thở, từ ngày xảy ra chuyện, chị em trong nhà mỗi người một phách, nên tình thâm cũng rạn nứt. Ngày trước kỵ giỗ, là mỗi lần anh em tụ họp sum vầy, chuyện trò vui vẻ, giờ chẳng được như xưa.
Mẹ Đoàn Tuấn Anh đi xuất khẩu lao động, nhưng nghe bà ngoại tỉ tê qua điện thoại, chuyện dân làng bàn tán ai là người cầm lái, liền giận luôn cả mẹ.
Bà bảo, mấy tháng qua, dân trong vùng ai cũng dị nghị, bảo con bà tông chết người, ở quê gia đình bà chẳng thể ngẩng mặt lên nhìn ai được. “Nếu tòa tuyên con tôi có tội, chắc tôi với cả nhà phải dọn nhà, bỏ xứ mà đi”. 

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.