An toàn cho tàu thủy cao tốc du lịch Hải Phòng- Cát Bà: Không chủ quan

Hải Phòng phát triển mạnh về du lịch biển, đảo với hàng trăm phương tiện thủy chuyên chở khách du lịch. Vì vậy, vấn đề an toàn cho du khách luôn được đặt lên hàng đầu. Nhiều năm qua, tàu du lịch, đặc biệt là tàu thủy cao tốc ở Hải Phòng không để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy gây chết người, nhưng không phải vì thế mà chủ quan, lơ là!. Vụ chìm tàu chở khách du lịch ở Quảng Ninh gần đây làm chết 12 người vẫn là bài học nóng hổi về an toàn du lịch trên biển.

Hải Phòng phát triển mạnh về du lịch biển, đảo với hàng trăm phương tiện thủy chuyên chở khách du lịch. Vì vậy, vấn đề an toàn cho du khách luôn được đặt lên hàng đầu. Nhiều năm qua, tàu du lịch, đặc biệt là tàu thủy cao tốc ở Hải Phòng không để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy gây chết người, nhưng không phải vì thế mà chủ quan, lơ là!. Vụ chìm tàu chở khách du lịch ở Quảng Ninh gần đây làm chết 12 người vẫn là bài học nóng hổi về an toàn du lịch trên biển.

Mặc sẵn áo phao, giúp hành khách an toàn khi tàu chạy trên biển Ảnh: Duy Lân

Mặc sẵn áo phao, giúp hành khách an toàn khi tàu chạy trên biển

Ảnh: Duy Lân

                                             

Còn lỗ hổng

 

Hải Phòng phát triển mạnh về du lịch biển, đảo, vì vậy, từ nhiều năm nay, lãnh đạo thành phố luôn chỉ đạo các cơ quan chức năng chú trọng đến vấn đề an toàn cho du khách. Hoạt động của các tàu du lịch, đặc biệt là tàu thủy cao tốc được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng cảnh sát giao thông đường thủy, bộ đội biên phòng, đăng kiểm, ban quản lý các bến tàu... Theo quy định, tất cả tàu chở khách du lịch đều được đăng kiểm và phải bảo đảm các quy định về an toàn giao thông đường thủy như trang bị phao cứu sinh, áo phao, bình chữa cháy, đèn tín hiệu, phương án cứu hộ, cứu nạn… Thông qua kiểm tra, giám sát, các cơ quan chức năng có thể nắm rõ số lượng, chất lượng đội tàu du lịch. Bên cạnh đó, tàu chở khách thường xuyên kiểm tra định kỳ về thân vỏ, máy, phương tiện liên lạc, cứu sinh, cứu hỏa… So với những năm trước, ý thức về an toàn giao thông đường thủy của các chủ tàu  hơn, cơ bản chấp hành tốt các quy định về xuất bến.

 

Hiện hai điểm tập trung nhiều tàu thủy cao tốc nhất là khu vực Bến Bính và Đình Vũ (đón khách tham quan tuyến đảo Cát Bà). Vào mùa du lịch, mỗi ngày ở các bến tàu có hàng trăm lượt khách du lịch đi tham quan, thậm chí tới nghìn lượt người vào thời gian cao điểm. Nhiều năm qua, tàu du lịch, đặc biệt là tàu cao tốc ở Hải Phòng không để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy gây chết người, nhưng không phải vì thế mà chủ quan, lơ là. Những sự cố xảy ra với tàu cánh ngầm gần đây khiến người dân và cơ quan quản lý lo ngại.

 

Mùa du lịch năm ngoái, Công ty cổ phần vận tải và du lịch Hải Phòng liên tục vi phạm và bị lập biên bản với các lỗi nghiêm trọng về an toàn giao thông trên sông, biển; an toàn về kỹ thuật phương tiện... Đơn cử, bố trí thuyền viên không đủ khả năng chuyên môn theo quy định; chở quá tải (có ngày chở gần gấp đôi so với quy định) khiến hành khách không có ghế ngồi, phải ngồi cả ra sàn tàu, lên boong tàu, gây mất an toàn khi tàu vận hành. Đây là những vi phạm nghiêm trọng trên lĩnh vực vận tải khách thủy. Vì sự an toàn, không ít lần nhà chức trách địa phương phải ra lệnh tạm dừng lịch trình của phương tiện để xử lý. Mỗi lần vi phạm như vậy, hàng trăm khách du lịch trong và ngoài nước bức xúc, phản ứng gay gắt với nhà tàu vì bắt họ phải chờ đợi khá lâu nhưng không thấy bất cứ thông báo nào từ phía công ty về sự chậm trễ này. Ông Zolldam, khách du lịch người Đức, bức xúc nói đi trên tàu cao tốc ra Cát Bà là chuyến đi kinh khủng nhất từ trước tới nay của ông, giá vé thì đắt, chỗ ngồi thì không có. Ông nói, thật không công bằng với hành khách. Đơn vị kinh doanh vận tải chỉ biết đến kiếm tiền mà không quan tâm tới khách du lịch.

 

Đừng để mất bò mới lo làm chuồng

 

Theo báo cáo của Cảng vụ Hải Phòng: Bến tàu khách Bính chỉ là bến tạm, chưa có quyết định chính thức của Sở Giao thông- Vận tải thành phố cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, vì khu vực Hải Phòng chưa có bến tàu khách chuyên dụng và do lịch sử để lại nên Công ty cổ phần vận tải và du lịch Hải Phòng đang sử dụng bến để đưa phương tiện ra, vào đón khách và trả khách theo tuyến Hải Phòng – Cát Bà. Bến không phép, tàu liên tục vi phạm các lỗi nghiêm trọng về an toàn giao thông trên sông, biển, tuy nhiên những chuyến tàu của Công ty cổ phần vận tải và du lịch Hải Phòng vẫn được phép hoạt động, khai thác (!?).

 

Bến tàu Bính đã vậy, bến Đình Vũ ra sao? Quan sát tại bến tàu Đình Vũ, chúng tôi nhận thấy các tàu đều có đủ phương tiện cứu hộ, cứu nạn…, tuy nhiên, việc quản lý xuất bến vẫn chưa được làm nghiêm ngặt. Theo quy định, chủ phương tiện phải để áo phao dọc hai bên hành lang, phía sau ghế ngồi của du khách, phòng khi sự cố xảy ra dễ dàng ứng phó, nhưng hầu hết áo phao được đóng gói và để ở… gầm ghế.

 

Bên cạnh đó, có thể thấy ý thức của du khách chưa cao. Tàu xuất bến, nhưng hành khách không chủ động mặc áo phao. Nhiều hành khách còn đứng, ngồi ở lan can tàu. Các chủ tàu cũng không hề nhắc nhở du khách mặc áo phao để đề phòng sự cố. Hậu quả sẽ khôn lường, nếu xảy ra sự cố bất trắc. Trò chuyện với chúng tôi, một nữ du khách đến từ Hà Nội cho biết không muốn mặc áo phao vì “sợ áo bẩn, mặc vào lại nóng”. Trao đổi với chúng tôi về việc không để áo phao ở 2 bên thành tàu, hoặc sau ghế ngồi của khách theo đúng quy định, một chủ tàu cho biết “vì muốn để cho gọn gàng, không làm vướng du khách”. Ông này trấn an: “Chúng tôi làm nghề này từ lâu, trước giờ có xảy ra vụ tai nạn nào đâu, quy định thì thế chứ áo phao đem ra làm gì cho vướng víu”.

 

Một hướng dẫn viên du lịch có nhiều năm kinh nghiệm cho biết, đúng là nhiều năm nay ở Hải Phòng không có vụ tai nạn nào về du lịch biển đảo, tuy nhiên không phải vì thế mà chủ quan. Bởi những tai nạn xảy ra trên biển như tàu đâm nhau, du khách trượt chân rơi xuống biển… có thể xảy ra trong tích tắc, nếu không mặc sẵn áo phao không thể trở tay kịp. Thiết nghĩ, nên chăng ngành du lịch cần có quy định bắt buộc 100% du khách phải mặc áo phao trong suốt hành trình để hạn chế thấp nhất rủi ro khi đi du lịch trên biển.

 

Mùa du lịch năm 2011 bắt đầu. Để bảo đảm an toàn cho mỗi du khách, các đoàn kiểm tra liên ngành phải thường xuyên kiểm tra an toàn của các tàu như áo phao, danh sách hành khách và tuyệt đối không cho chở quá số lượng khách. Để tránh những việc đáng tiếc xảy ra, các hãng tàu phải có phương án cứu hộ, cứu nạn khả thi. Việc quản lý bến lỏng lẻo, để doanh nghiệp thường xuyên vi phạm mà không có hình thức xử lý răn đe dẫn đến đơn vị kinh doanh dễ coi thường pháp luật, gây bức xúc trong dư luận. Người dân rất mong sự vào cuộc của các ngành chức năng xử lý cương quyết hơn những hành vi cố tình vi phạm gây bức xúc trong dư luận và làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và thậm chí cả thương hiệu của du lịch thành phố Hải Phòng.

 

Thảo Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.