Ẩm thực người Thái Tây Bắc: Tình người quyện hương núi rừng

Mâm cỗ của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Mâm cỗ của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Pa pỉnh tộp, cơm lam, rêu đá nướng, cáy mọ, thịt trâu hun khói, thịt băm gói lá nướng (nhứa pho)… Những món ăn tuy dân dã nhưng mang đậm tình người của bà con dân tộc Thái cùng những nguyên liệu từ sông, núi miền Tây Bắc.

Cơm lam

Cơm lam được nấu theo cách đặc biệt đó là nấu cơm trong ống tre hoặc ống nứa, cơm rất thơm, dẻo. Cơm lam không đơn thuần chỉ là món ăn trong bữa cơm hàng ngày mà còn gắn với văn hóa truyền thống của người Thái. Khi người mẹ sinh con thường ăn cơm lam. Cơm lam có tác dụng kích thích sức đề kháng, nhanh hồi phục sức khỏe…

Để làm được cơm lam đầu tiên phải chọn ống tre, nứa không quá non hoặc quá già, thích hợp nhất là từ tháng 10 đến tháng 1, chặt mỗi đốt tre, nứa thành một ống. Khâu tiếp theo - chọn gạo nếp cũng rất quan trọng vì nó quyết định độ dẻo, độ ngon của cơm, nên phải chọn gạo nương mới gặt, hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm.

Sau khi vo gạo thật sạch rồi ngâm nước khoảng 5 đến 6 tiếng, vớt ra để ráo nước, rồi đổ gạo vào ống nứa, đổ nước vào ống cho ngập gạo. Không nên đổ gạo đầy ống mà phải để cách miệng một ít để khi gạo chín sẽ nở ra kín miệng ống. Sau đó lấy lá chuối hoặc lá dong đậy kín miệng ống rồi cho vào lửa nướng, khi nướng phải xoay ống nứa đều, liên tục không cho ống quá cháy, để hạt gạo chín đều. Đến khi có hơi nước bốc ra từ miệng ống và có mùi thơm của cơm tức là cơm lam đã chín.

Cơm lam - món ăn đặc sắc mang hương vị núi rừng của người Thái.

Cơm lam - món ăn đặc sắc mang hương vị núi rừng của người Thái.

Khi cơm chín đem chẻ lớp vỏ bên ngoài để lại lớp mỏng, khi ăn mới bóc vỏ. Cơm lam có thể chấm với muối vừng hoặc chẳm chéo, hai loại nước chấm này sẽ góp phần tăng thêm độ thơm ngon của cơm. Sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo nếp, hương thơm của tre, nứa tiết ra hòa quyện tạo nên dư vị hấp dẫn của cơm lam.

Trước đây, người Thái thường lên nương rẫy làm việc cả ngày nên thường mang theo cơm lam. Ngày nay, cơm lam là món ăn không thể thiếu trong các ngày lễ, ngày hội và được rất nhiều thực khách ưa thích.

Pa pỉnh tộp

Pa pỉnh tộp (còn gọi là cá nướng gập) cũng là món ăn truyền thống đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Bí quyết để tạo nên món pa pỉnh tộp ngon hết sức cầu kỳ, đòi hỏi người làm phải có sự am hiểu về các loại gia vị. Đầu tiên là cách chọn cá, có thể lấy cá chép, trôi hoặc cá trắm… sống trong môi trường nước sạch, có trọng lượng từ 0,5kg - 1kg với điều kiện cá phải thật tươi. Sau đó, cá được làm sạch vảy, dùng dao mổ dọc sống lưng thay vì mổ bụng để cá có thể gập úp lại dễ dàng khi nhồi gia vị.

Yếu tố tạo nên sự thơm ngon của món “pa pỉnh tộp” có sự phối hợp hài hòa của nhiều loại gia vị gồm: Gừng, sả, rau thơm, ớt, tỏi, đặc biệt một trong những gia vị không thể thiếu là hạt mắc khén rừng. Các loại gia vị sau khi được băm, thái nhỏ, đem trộn đều với nhau, một phần nhồi vào trong bụng cá, phần còn lại xát đều vào thân cá, ướp trong thời gian từ 30 - 40 phút cho cá ngấm đều gia vị.

Khi nướng gập úp cá lại và kẹp vào thanh tre chẻ đôi, dùng lạt buộc hai đầu thanh tre lại. Cá được nướng trên than hồng, chú ý lửa than phải đều và giữ khoảng cách vừa đủ bảo đảm nhiệt độ cho cá chín đều. Than phải là than từ củi gỗ rừng, nếu dùng than gỗ tạp hoặc than hoạt tính sẽ làm mất đi hương vị thơm ngon tự nhiên của cá.

Món pa pỉnh tộp của người Thái.

Món pa pỉnh tộp của người Thái.

Khi nướng chín, bên ngoài cá có màu ruộm và tỏa ra hương thơm nức mũi. Khi ăn cá rất ngon, béo ngậy giữa vị ngọt từ thịt cá, vị cay nồng của ớt tỏi, vị thơm của các loại rau thơm, hăng hăng của hạt mắc khén... Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn thơm ngon.

Cáy mọ

Với ai đã từng một lần thưởng thức cáy mọ (còn gọi là món gà mọ) chắc hẳn không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của món ăn.

Theo các già bản kể lại, món cáy mọ có từ khi người Thái biết sống tập trung thành bản, thành mường. Vào dịp Tết, cưới hỏi hay khách đến nhà thì chủ nhà ra vườn đuổi bắt gà về thịt làm món mọ đãi khách. Gọi tên là món gà mọ bởi cái tên nói lên tính cầu kỳ, tỉ mỉ trong cách chế biến. Đầu tiên là khâu chọn gà, phải là những con gà to vừa phải, không quá già hoặc quá nhỏ, thường từ 1,5kg đến 2kg.

Sau khi được làm sạch, gà chặt thành từng khúc nhỏ đem ướp mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, tỏi, ớt, mắc khén rừng, hành… Gia vị cho món cáy mọ rất quan trọng, nó quyết định độ thơm ngon của món ăn. Đặc biệt trong món cáy mọ không thể thiếu được đó chính là bột gạo nếp giã bằng chày, gạo ngâm trong nước khoảng 30 phút đem giã, không được dùng máy nghiền vì sẽ làm mất hương vị của gạo, làm nhão món ăn.

Hoa chuối rừng cũng là thứ gia vị quan trọng không kém, được thái lát mỏng, ngâm nước muối cho tan nhựa, sau đó cho vào cối giã nhưng không được giã quá nát, vừa độ mềm. Sau đó đem tất cả trộn đều với nhau, cho gia vị ngấm đều. Rồi dùng lá dong hoặc lá chuối gói lại thành những gói nhỏ, cho lên hông, nồi hấp hoặc chõ đồ xôi hấp chín… hấp trong thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ. Cho lửa cháy đều để giữ nhiệt độ trong nồi hấp ổn định, thịt gà và các loại gia vị gói trong lá sẽ chín nhừ.

Món ăn có vị ngọt của thịt gà, hòa quyện với hương vị của gạo nếp, vị chát của hoa chuối, thơm nồng của mắc khén, tỏi, rau thơm… lẫn với mùi thơm của lá rừng làm cho dư vị của món ăn thật hấp dẫn.

Rêu đá

Rêu đá là một trong những món đặc sản dùng để đãi khách quý. Rêu đá mọc thành từng mảng ở khu vực ven sông, khe suối, nơi có nguồn nước chảy, chúng thường mọc từ tháng 9, tháng 10 đến hết tháng 5 âm lịch. Chỉ lấy rêu đá ở những đoạn suối có nước trong và sạch. Để lấy được rêu đá, người lấy rêu phải đi dọc các khe suối lổm nhổm đá, trơn trượt. Sau khi mang rêu về, trải qua nhiều công đoạn chế biến rêu mới trở thành món ăn.

Rêu đá có thể chế biến ra nhiều món như: Rêu nướng, rêu xào, canh rêu… Trước khi chế biến rêu thành các món ăn, việc đầu tiên là làm sạch rêu, lấy chày gỗ đập nát rêu cho hết tạp chất bám, rồi rửa sạch, cắt rêu thành từng đoạn nhỏ, sau đó có thể cho vào nồi canh hoặc có thể đồ lên để làm món rêu nộm. Khi làm sạch, đồ chín, đem trộn với các loại gia vị, muối, bột ngọt, gừng, rau mùi, hạt mắc khén, ớt. Còn đối với món rêu đá nướng, khi đã tẩm với các gia vị dùng lá chuối bọc lại rồi kẹp tre nướng trên than hồng, rêu nướng có mùi vị rất thơm và ngon.

Các món ăn chế biến từ rêu đá của người Thái.

Các món ăn chế biến từ rêu đá của người Thái.

Tương truyền, rêu đá ngoài là món ẩm thực đặc sắc dùng đãi khách của người Thái còn gắn với những câu chuyện tình đôi lứa của chàng trai, cô gái Thái. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái yêu nhau nhưng lại gặp sự cản trở của vị Chúa đất nơi họ sinh sống. Họ cùng thề non hẹn biển mãi bên nhau và đã quyết định cùng nhau chạy trốn tới một đỉnh núi cao.

Cô gái khóc nhiều đến nỗi nước mắt chảy thành dòng nước. Để được mãi bên nhau, họ đã lao xuống dòng nước. Cơ thể của chàng trai biến thành những tảng đá, còn mái tóc dài của cô gái biến thành rêu bám vào đá. Và rêu đá có từ đó. Ngày nay rêu đá đã trở thành ẩm thực đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái ở miền núi Tây Bắc.

Có thể nói, trải qua quá trình sống và lao động sản xuất, đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc đã sáng tạo ra văn hóa ẩm thực hết sức đa dạng, phong phú, mang nét đặc trưng riêng không trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào. Ngày nay, những ẩm thực này không chỉ là món ăn dân dã quen thuộc trong mỗi gia đình, mà còn trở thành những món ăn không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn dân tộc phục vụ du khách phương xa.

Đọc thêm

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.