Hồ Hòa Bình cần những 'cú hích' để 'cất cánh'

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tiềm năng du lịch đặc sắc hiếm nơi nào có được. Tầm nhìn, khát vọng về một khu du lịch trọng điểm quốc gia đã được chỉ rõ trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đến năm 2035 của Thủ tướng Chính phủ. Làm gì để những giá trị của Hồ Hòa Bình không còn là “tiềm năng” mà trở thành thế mạnh, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, PLVN đã trao đổi với ông Nguyễn Thành Trung – Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Archi, đơn vị đang triển khai một số dự án ở khu vực Hồ Hòa Bình.

- Ông nghĩ sao về cụm từ “Hạ Long trên núi”, “Hạ Long của xứ Mường” mà nhiều người dành tặng cho Hồ Hòa Bình?

Ông Nguyễn Thành Trung: Khi nhắc đến Việt Nam, một trong những điều luôn được nhớ tới đó là Vịnh Hạ Long. Có thể nói đây là một trong những điểm đến đại diện cho du lịch Việt Nam ra thế giới.

Do vậy, khi Hồ Hòa Bình được gọi là “Hạ Long trên núi”, đây là một sự ví von đầy tự hào cho một địa danh, nơi có đủ sự hấp dẫn để trở thành một trong những biểu tượng của du lịch Việt Nam.

Du khách trải nghiệm chèo Thuyền Kayak trên lòng Hồ Hòa Bình. (Ảnh:TTXVN)

Du khách trải nghiệm chèo Thuyền Kayak trên lòng Hồ Hòa Bình. (Ảnh:TTXVN)

Tôi nghĩ rằng, sở dĩ Hồ Hòa Bình được ví như vậy bởi nơi đây hội tụ rất nhiều giá trị độc đáo. Không chỉ là cảnh quan mặt nước lớn, diện tích tới hơn 20.800ha với gần 50 đảo lớn nhỏ, được xem là hồ nhân tạo lớn bậc nhất Đông Nam Á mà còn là một đời sống văn hóa mặt nước. Đó là những xóm chài, những món ăn tôm, cá rất ngon, là văn hóa Mường, là cảnh quan hai bên bờ, là giá trị tâm linh nơi đền Chúa Thác Bờ…

Nhắc đến Hồ Hòa Bình còn là nhắc đến một biểu tượng trong giai đoạn phát triển của đất nước – đập thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, công trình thế kỷ, niềm tự hào đã đi vào sách giáo khoa với những vần thơ rất hay: Ngày mai/Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi/Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên/Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả/Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên..

Hồ Hòa Bình không chỉ có mặt nước lớn mà còn có một đời sống văn hóa mặt nước, cảnh quan hai bên bờ, những giá trị lịch sử, tâm linh. (Ảnh: HG)

Hồ Hòa Bình không chỉ có mặt nước lớn mà còn có một đời sống văn hóa mặt nước, cảnh quan hai bên bờ, những giá trị lịch sử, tâm linh. (Ảnh: HG)

- Có thể nói, Hồ Hòa Bình là một nơi hiếm có, hội tụ từ thiên nhiên, đến văn hóa, ẩm thực, tâm linh, lịch sử - đầy đủ những yếu tố để cấu thành nên một thị trường du lịch. Ông đánh giá thế nào về những lợi thế này?

Ông Nguyễn Thành Trung: Xét về lợi thế du lịch, Hồ Hòa Bình, theo tôi, còn một ưu điểm lớn nữa đó là vị trí.

Với việc kết nối cùng hệ thống đường cao tốc, hiện nay, từ trung tâm Hà Nội tới hồ chỉ mất khoảng hơn 1 giờ di chuyển. Đó là một vị trí lý tưởng của một địa điểm du lịch ở ngay cửa ngõ Thủ đô, không quá xa nhưng cũng không quá gần, vừa đủ để cảm nhận sự thay đổi về không gian.

Không chỉ gần Hà Nội – thị trường du lịch trọng tâm, đứng đầu về lượng khách nội địa, điểm trung chuyển khách quốc tế, Hồ Hòa Bình còn “rất hay” nữa là liền kề với một đô thị đang phát triển sẵn – TP Hòa Bình. Điều này khiến cho việc đầu tư hạ tầng du lịch (điện, đường, nước…) cũng như các dịch vụ hỗ trợ, thương mại, mua sắm… đều rất thuận lợi.

Thủy điện Hòa Bình - Công trình biểu tượng của một thời kỳ phát triển của đất nước. (Ảnh: HG)

Thủy điện Hòa Bình - Công trình biểu tượng của một thời kỳ phát triển của đất nước. (Ảnh: HG)

Một yếu tố quan trọng khác mà từ góc nhìn nhà đầu tư chúng tôi cũng rất quan tâm, đó là quyết tâm của lãnh đạo địa phương.

Từ 2016, Hồ Hòa Bình đã có Quyết định 1528/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia đến năm 2030 và mới đây năm 2021 là Quyết định 439/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình đến năm 2035.

Theo đó, quy mô lập quy hoạch lên tới 52.200ha, bên cạnh việc đảm trách những chức năng chính về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, liên vùng (cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ…), Quy hoạch đã xác định rất rõ tính chất và mục tiêu xây dựng Hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch cấp Quốc gia trọng điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc, có sản phẩm du lịch đặc trưng, văn hóa các dân tộc và hệ sinh thái hồ với các loại hình du lịch đa dạng.

Để “chắp cánh” cho du lịch, tỉnh đã đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường lên cảng Ba Cấp (TP Hòa Bình); đặc biệt là hoàn thành dự án nâng cấp đường tỉnh lộ 435 đi qua các xã: Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong); xã Suối Hoa (Tân Lạc) với tổng mức đầu tư hơn 750 tỷ đồng; hệ thống điện lưới, sóng viễn thông tại các điểm du lịch cũng đã được đầu tư...

Ông Nguyễn Thành Trung – Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Archi, đơn vị đang triển khai một số dự án ở khu vực Hồ Hòa Bình. (Ảnh: Archi)

Ông Nguyễn Thành Trung – Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Archi, đơn vị đang triển khai một số dự án ở khu vực Hồ Hòa Bình. (Ảnh: Archi)

- Tiềm năng lớn. Quy hoạch chung xây dựng đã được Thủ Tướng ban hành từ năm 2021. Không ít doanh nghiệp “tên tuổi” bày tỏ ý định đầu tư. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai dự án tại khu vực Hồ Hòa Bình thời gian qua chưa thực sự sôi động. Lý do vì sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Thành Trung: Quyết định 439/QĐ-TTg là một cơ sở pháp lý cực kỳ quan trọng cho du lịch Hồ Hòa Bình “cất cánh”. Cá nhân tôi đánh giá rất cao tầm nhìn, định hướng phát triển không gian đã được đưa ra trong quy hoạch chung.

Với 4 phân khu, trong đó khu trung tâm 1 là TP Hòa Bình – đó là khu đô thị, cửa ngõ trung chuyển; khu thứ 2 - “khu trái tim”, tập trung dịch vụ vui chơi giải trí nghỉ dưỡng chính là khu Bình Thanh; khu thứ ba ở phía Tây Bắc là khu vui chơi nước, thuyền buồm… và khu sâu ở gần Mai Châu là khu trải nghiệm thiên nhiên.

Quyết định 439/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình đến năm 2035 - Cơ sở pháp lý quan trọng để du lịch Hồ Hòa Bình "cất cánh". (Ảnh: Archi)

Quyết định 439/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình đến năm 2035 - Cơ sở pháp lý quan trọng để du lịch Hồ Hòa Bình "cất cánh". (Ảnh: Archi)

Tuy nhiên, cái khó, “tắc” nhất của thúc đẩy du lịch Hồ Hòa Bình hiện nay cũng chính là quy hoạch. Nguyên do là bởi xung quanh hồ hầu hết là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Đã có quy hoạch chung về xây dựng rồi nhưng muốn triển khai dự án phải có quy hoạch phân khu. Trong khi để đồng bộ hóa quy hoạch phân khu với các quy hoạch khác không phải là việc trong “một sớm một chiều”.

Cái khó nữa là, hiện nay, Hồ Hòa Bình chiếm khoảng 30% nguồn cung cấp nước sạch cho TP Hà Nội. Cho nên các tiêu chuẩn về môi trường, xử lý nước thải của các dự án phía Bắc lòng hồ đòi hỏi rất cao mà không phải nhà đầu tư nào cũng sẵn sàng đáp ứng được. Điều này cũng cho thấy, chính quyền tỉnh Hòa Bình rất “chắt chiu”, chọn lựa kỹ càng các dự án đầu tư.

- Gần 20 năm gắn bó với mảng du lịch nghỉ dưỡng “vùng ngoại ô”, về phần mình – với vai trò là nhà phát triển Dự án Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort, ông gửi gắm những tâm huyết gì vào dự án?

Ông Nguyễn Thành Trung: Đối với tôi, mỗi lần đến với Hồ Hòa Bình đều cảm nhận thấy những điều mới mẻ, biến đổi. Chính vì thế, tôi đặt tên thương mại cho dự án là “Shoshin” – một thuật ngữ trong võ đạo Nhật Bản chỉ sự cởi mở, háo hức, luôn trong tâm thế của một người mới bắt đầu.

Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort có vị trí đẹp và độc, sở hữu lợi thế trực diện hồ Hòa Bình với vẻ đẹp nguyên sơ và trong lành mà hiếm có dự án nào có được. Đây chính là tài sản thiên nhiên quý giá mà Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort may mắn sở hữu, mang đến không gian nghỉ dưỡng độc nhất cho những chủ nhân tinh tế tìm về giá trị bản nguyên của thiên nhiên.

Những giá trị của thiên nhiên đòi hỏi những thiết kế thân thiện, hài hòa với môi trường và cảnh quan. (Ảnh: Archi)

Những giá trị của thiên nhiên đòi hỏi những thiết kế thân thiện, hài hòa với môi trường và cảnh quan. (Ảnh: Archi)

Chung sống hòa bình, “nương nhờ” vào mẹ thiên nhiên, phát triển xanh, tăng trưởng kinh tế đi cùng với phát huy, bảo tồn những giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa chính là triết lý cốt lõi mà Archi Group xây dựng và hướng tới.

Tự nhiên cũng chính là một loại “vốn” mà chỉ cần giữ gìn, bảo vệ là đã được hưởng vô số lợi ích từ chúng. Bởi vậy, giữ “màu xanh” của rừng, của mặt nước không chỉ là trách nhiệm xã hội đơn thuần mà cũng chính là lo cho giá trị bền vững của doanh nghiệp.

Tôi có quan điểm rằng khi đầu tư vào du lịch nghỉ dưỡng chỉ là “cái cửa” để khách hàng mở vào thế giới thiên nhiên. Với phương châm như thế, việc bảo vệ rừng, bảo vệ mặt nước, thiết kế thân thiện với môi trường, sinh cảnh là một điều hiển nhiên mà Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort tâm niệm và hướng tới!

- Trân trọng cảm ơn ông.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

longformRực rỡ sắc hoa Tớ dày trên non cao Mù Cang Chải

Rực rỡ sắc hoa Tớ dày trên non cao Mù Cang Chải
(PLVN) - Những ngày này trên non cao Mù Cang Chải – Yên Bái, những bông Tớ dày đã bung nở khoe sắc hồng rực rỡ. Đây cũng là dịp du khách thập phương tìm đến mảnh đất của người Mông lắng nghe tiếng thở của đại ngàn trong thời khắc giao mùa.

Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách dịp Festival Hoa

Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách dịp Festival Hoa
(PLVN) - Festival Hoa lần thứ X năm 2024, Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu xã hội ước đạt trên 3.600 tỷ đồng, góp phần quan trọng cho tỉnh vượt chỉ tiêu về lượt du khách khi đón du khách thứ 10 triệu trong năm 2024.

TP Hạ Long bắn pháo hoa chào năm mới 2025

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025
(PLVN) - Ngày 30/12, Theo thông tin từ Ban tổ chức, Chương trình nghệ thuật "Hạ Long - kỷ nguyên rực rỡ" chào năm mới của TP Hạ Long sẽ phục vụ miễn phí cho Nhân dân và du khách, được tổ chức lúc 21 giờ 15 phút, ngày 31/12/2024 tại Quảng trường 30/10. Nổi bật sẽ là màn bắn pháo hoa chào năm mới 2025.

Về Cần Thơ thưởng lãm “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều”

Về Cần Thơ thưởng lãm “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều”
(PLVN) - Chiều ngày 24/12, UBND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) tổ chức họp báo công bố thông tin về sự kiện “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, TP Cần Thơ” lần thứ VII năm 2024. Với nhiều hoạt động hấp dẫn, “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, TP Cần Thơ” sẽ là điểm vui chơi, giải trí mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến với Cần Thơ vào những ngày cuối năm.

Biển mây huyền ảo trên vùng cao Y Tý, Bát Xát, Lào Cai

Biển mây huyền ảo trên vùng cao Y Tý, Bát Xát, Lào Cai
(PLVN) -Vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là điểm đến nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và biển mây huyền ảo. Đến với Y Tý vào sáng sớm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của biển mây trắng bồng bềnh, trải dài đến tận chân trời.

An Giang: Có chợ nổi Long Xuyên đậm đà hồn quê

Vừa hửng sáng, khung cảnh ghe thuyền của tiểu thương tấp nập trên sông Hậu thật nên thơ. Ảnh: Ngọc Tài
(PLVN) - Trong khi nhiều chợ nổi miền Tây có thể đang “chìm dần” thì chợ nổi Long Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang vẫn còn cảnh bán mua mỗi buổi sáng tinh mơ. Chợ còn họp, bao nhiêu tiểu thương, người sống nương theo con sóng dập dềnh còn thu nhập đôi ba trăm nghìn mỗi ngày.

Bắc Giang: Xây dựng thương hiệu du lịch gắn với văn hóa - tâm linh

Mộc bản quý giá được lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm (trái) và chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cùng bề dày lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên phong phú, Bắc Giang hội tụ đầy đủ chất liệu “quý” để phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách gần xa. Tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có, thời gian qua, ngành du lịch Bắc Giang từng bước khẳng định mình là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam thông qua các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh.