Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch của Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, cấp ủy, chính quyền, năm 2024, du lịch TP. Bạc Liêu có bước phát triển vượt bậc và khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm 2023, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán và dịp Lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5, Giỗ tổ Hùng Vương…
Trong năm 2024, TP. Bạc Liêu đón khoảng 4,8 triệu lượt khách, tăng 37,1% so với cùng kỳ, đạt 100%.

Trong năm 2024, TP. Bạc Liêu đón khoảng 4,8 triệu lượt khách, tăng 37,1% so với cùng kỳ, đạt 100%.

Trong năm 2024, TP. Bạc Liêu đón khoảng 4,8 triệu lượt khách, tăng 37,1% so với cùng kỳ, đạt 100%. Doanh thu du lịch - dịch vụ đạt khoảng 3.750 tỷ đồng, tăng 4,17% so với cùng kỳ, đạt 100%.

Đồng thời, Nhà hát Cao Văn Lầu được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL, nâng tổng số điểm du lịch tiêu biểu của thành phố lên 10 điểm.

Khu du lịch Nhà Mát (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) trở thành khu du lịch tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia theo Quyết định 509 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045.

Khu du lịch Nhà Mát (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) trở thành khu du lịch tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.

Khu du lịch Nhà Mát (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) trở thành khu du lịch tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.

Cũng trong năm 2024, TP. Bạc Liêu đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Phát triển cây Thanh nhãn Bạc Liêu, gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn TP. Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025”. TP Bạc Liêu đang phối hợp với Sở, Ngành tỉnh và Trường Đại học Cần Thơ thực hiện Đề án “Nghiên cứu đặc tính dòng, khả năng thích nghi và nâng cao giá trị trái Thanh nhãn Bạc Liêu” làm cơ sở để xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho cây Thanh nhãn Bạc Liêu.

Đối với Đề án “Bảo tồn nhãn cổ kết hợp phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Bạc Liêu (giai đoạn 2)”, UBND thành phố đã và đang chỉ đạo Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh lại dự thảo Đề án để xin ý kiến các Sở, Ngành tỉnh trước khi trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Thành phố Bạc Liêu bảo tồn nhãn cổ (xã Vĩnh Trạch Đông) kết hợp phát triển du lịch.

Thành phố Bạc Liêu bảo tồn nhãn cổ (xã Vĩnh Trạch Đông) kết hợp phát triển du lịch.

Bà Đỗ Ái Lanh - Thành ủy viên, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Bạc Liêu, cho biết: “UBND TP. Bạc Liêu đã chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch và tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp của ngành gắn với không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án phục vụ phát triển du lịch và tiếp tục xin chủ trương và kêu gọi đầu tư các dự án liên quan đến phát triển dịch vụ du lịch.

Cạnh đó, TP. Bạc Liêu tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Công ty lữ hành trong kết nối các khu, điểm tham quan du lịch thành các tua du lịch nội thành, kết nối với các sản phẩm du lịch khu vực ven biển Bạc Liêu và các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh”.

Nhiều điểm du lịch tiêu biểu, thu hút nhiều khách tham quan, trải nghiệm (Ảnh Chùa Xiêm Cán, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu).

Nhiều điểm du lịch tiêu biểu, thu hút nhiều khách tham quan, trải nghiệm (Ảnh Chùa Xiêm Cán, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu).

Có thể nói, thông qua các hoạt động cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bạc Liêu nói chung, TP. Bạc Liêu nói riêng. Từ đó, đưa ra các giải pháp khai thác hiệu quả, liên kết phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch của TP. Bạc Liêu đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển, nhu cầu thị trường trong bối cảnh phát triển du lịch mới.

Đại diện một Công ty du lịch lữ hành tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Để nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch của TP. Bạc Liêu là xây dựng các sản phẩm mới, sản phẩm đặc trưng và có sự liên kết với nhau, từ đó mang tính giá trị đích thực đến người dân, để làm sao giúp cho các chủ thể ở vùng nông thôn phát triển. Đặc biệt là những sản phẩm này làm sao có thể quảng bá đến du khách, được du khách biết đến, thụ hưởng thì việc phát triển du lịch nông thôn mới phát triển một cách thực tế, gắn kết và mang tính bền vững”.

Khách sạn 5 sao Khu du lịch Công tử Bạc Liêu (phường 3) sẽ tạo điểm nhấn mới cho du lịch TP. Bạc Liêu phát triển.

Khách sạn 5 sao Khu du lịch Công tử Bạc Liêu (phường 3) sẽ tạo điểm nhấn mới cho du lịch TP. Bạc Liêu phát triển.

“Thời gian tới, TP. Bạc Liêu thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về du lịch. Đồng thời, tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp của ngành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; khai thác và phát huy có hiệu quả các sản phẩm du lịch đặc thù tại các địa phương trọng điểm du lịch, nhất là các sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận là điểm du lịch tiêu biểu, qua đó từng bước để kết nối tour, tuyến thu hút các doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch đến với thành phố Bạc Liêu.

TP Bạc Liêu tiếp tục trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ, các loại nhà cổ nhất là các di tích đã được xếp hạng gắn với việc tổ chức các dịch vụ phục vụ khách du lịch; Phát huy giá trị các lễ hội truyền thống như lễ hội Dạ cổ hoài lang, lễ hội Quán Âm Nam Hải... kết hợp các hoạt động văn hóa - nghệ thuật - thể dục thể thao - du lịch để phát triển du lịch địa phương", ông Trần Văn Mậu - Phó Chủ tịch UBND TP. Bạc Liêu cho biết.

Ông Trịnh Thanh Phong - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho biết: “Bạc Liêu có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch trong khu vực ĐBSCL với nhiều điểm du lịch tiêu biểu, thu hút nhiều khách tham quan, trải nghiệm.

Để phát triển tiềm năng lợi thế sẵn có, Bạc Liêu phải tạo được điểm nhấn riêng biệt trong phát triển du lịch nông thôn, xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch qua đó thúc đẩy mạnh mẽ công tác phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch nông thôn nói riêng trên địa bàn TP. Bạc Liêu nói riêng, tỉnh Bạc Liêu nói chung”.

Tin cùng chuyên mục

Hồ Hòa Bình cần những 'cú hích' để 'cất cánh'

Hồ Hòa Bình cần những 'cú hích' để 'cất cánh'

(PLVN) -  Tiềm năng du lịch đặc sắc hiếm nơi nào có được. Tầm nhìn, khát vọng về một khu du lịch trọng điểm quốc gia đã được chỉ rõ trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đến năm 2035 của Thủ tướng Chính phủ. Làm gì để những giá trị của Hồ Hòa Bình không còn là “tiềm năng” mà trở thành thế mạnh, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, PLVN đã trao đổi với ông Nguyễn Thành Trung – Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Archi, đơn vị đang triển khai một số dự án ở khu vực Hồ Hòa Bình.

Đọc thêm

Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách dịp Festival Hoa

Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách dịp Festival Hoa
(PLVN) - Festival Hoa lần thứ X năm 2024, Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu xã hội ước đạt trên 3.600 tỷ đồng, góp phần quan trọng cho tỉnh vượt chỉ tiêu về lượt du khách khi đón du khách thứ 10 triệu trong năm 2024.

TP Hạ Long bắn pháo hoa chào năm mới 2025

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025
(PLVN) - Ngày 30/12, Theo thông tin từ Ban tổ chức, Chương trình nghệ thuật "Hạ Long - kỷ nguyên rực rỡ" chào năm mới của TP Hạ Long sẽ phục vụ miễn phí cho Nhân dân và du khách, được tổ chức lúc 21 giờ 15 phút, ngày 31/12/2024 tại Quảng trường 30/10. Nổi bật sẽ là màn bắn pháo hoa chào năm mới 2025.

Về Cần Thơ thưởng lãm “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều”

Về Cần Thơ thưởng lãm “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều”
(PLVN) - Chiều ngày 24/12, UBND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) tổ chức họp báo công bố thông tin về sự kiện “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, TP Cần Thơ” lần thứ VII năm 2024. Với nhiều hoạt động hấp dẫn, “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, TP Cần Thơ” sẽ là điểm vui chơi, giải trí mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến với Cần Thơ vào những ngày cuối năm.

Biển mây huyền ảo trên vùng cao Y Tý, Bát Xát, Lào Cai

Biển mây huyền ảo trên vùng cao Y Tý, Bát Xát, Lào Cai
(PLVN) -Vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là điểm đến nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và biển mây huyền ảo. Đến với Y Tý vào sáng sớm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của biển mây trắng bồng bềnh, trải dài đến tận chân trời.

An Giang: Có chợ nổi Long Xuyên đậm đà hồn quê

Vừa hửng sáng, khung cảnh ghe thuyền của tiểu thương tấp nập trên sông Hậu thật nên thơ. Ảnh: Ngọc Tài
(PLVN) - Trong khi nhiều chợ nổi miền Tây có thể đang “chìm dần” thì chợ nổi Long Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang vẫn còn cảnh bán mua mỗi buổi sáng tinh mơ. Chợ còn họp, bao nhiêu tiểu thương, người sống nương theo con sóng dập dềnh còn thu nhập đôi ba trăm nghìn mỗi ngày.

Bắc Giang: Xây dựng thương hiệu du lịch gắn với văn hóa - tâm linh

Mộc bản quý giá được lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm (trái) và chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cùng bề dày lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên phong phú, Bắc Giang hội tụ đầy đủ chất liệu “quý” để phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách gần xa. Tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có, thời gian qua, ngành du lịch Bắc Giang từng bước khẳng định mình là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam thông qua các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh.

Du lịch tránh gây tiêu cực đến di sản văn hóa

Quần thể khu di tích Chăm - Mỹ Sơn thu hút du khách. (Ảnh: Hoàng Hữu Quyết)
(PLVN) - Tuy du lịch tạo ra nhiều lợi ích cho mỗi địa phương nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng du lịch phát triển nhanh chóng mà không tuân theo quy hoạch, hướng tới phát triển bền vững sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, thậm chí có những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, thiên nhiên, cảnh quan môi trường.

Đường phố Đà Nẵng rực đỏ trong đêm với hơn 600 ông già Noel diễu hành

Đường phố Đà Nẵng rực đỏ trong đêm với hơn 600 ông già Noel diễu hành
(PLVN) - Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) chính thức khai mạc tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng vào tối 20/12 với nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch, vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn phục vụ người dân và du khách dịp cuối năm.