8 ghi nhớ giúp bạn thoát chết một ngày nào đó

8 ghi nhớ giúp bạn thoát chết một ngày nào đó
(PLO) - 8 ghi nhớ này hữu ích với tất cả mọi người trong những trường hợp khẩn cấp.

Hãy nhớ rằng giới hạn của cơ thể bạn được xác định bởi quy tắc số 3

kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng tự vệ

Như nhiều nghiên cứu đã khẳng định, trung bình mỗi người có thể sống trong 3 phút mà không có không khí, 3 giờ mà không có nơi trú ẩn trong điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, 3 ngày mà không có nước và 3 tuần không có thức ăn.

Trong trường hợp dầu ăn bắt lửa trên bếp ga, hãy nhanh chóng tắt ga và đặt thứ gì đó trùm lên chảo để dập lửa.

kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng tự vệ

Các lính cứu hỏa đã cảnh báo rằng, đừng bao giờ dùng nước để dập tắt lửa do dầu hoặc chất béo. Các hạt nước sẽ ngay lập tức lắng xuống đáy chảo và bắt đầu bốc hơi, làm cho ngọn lửa càng bùng cháy dữ dội. Cách làm đúng nhất là trùm chiếc chảo đang cháy bằng thứ gì đó có thể cắt đứt nguồn cung cấp nhiệt và oxy.

Đừng di chuyển một con dao hoặc một vật sắc ra khỏi vết thương

kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng tự vệ

Các chuyên gia y tế nói rằng, trong mọi trường hợp, đừng bao giờ rút con dao hay các vật sắc ra khỏi vết thương. Khi con dao vẫn ở đó, nó ngăn máu chảy – hậu quả nghiêm trọng nhất của bất kỳ vết đâm nào. Việc bạn nên làm là cố gắng giảm thiểu việc chảy máu cho tới khi nhân viên y tế tới.

Hãy đặc biệt cẩn thận trong 3 phút đầu tiên sau khi cất cánh và 8 phút cuối cùng trước khi hạ cánh

kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng tự vệ

Theo các nhà nghiên cứu, 80% vụ tai nạn máy bay là xảy ra trong 2 khoảng thời gian này. Cách tốt nhất là đề cao cảnh giác và tập trung vào việc ghi nhớ những hành động cần phải làm trong trường hợp khẩn cấp.

Nếu bạn gặp một vụ cháy, hãy cúi xuống gần sàn nhà nhất có thể

kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng tự vệ

Các chuyên gia lưu ý rằng mối đe dọa lớn nhất trong một vụ cháy là khí carbon monoxide, chứ không phải là bị bỏng. Để tránh hít phải khí độc, hãy ở gần sàn nhà nhất có thể, cho tới khi bạn ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy không khỏe ở nơi công cộng, hãy chỉ nhờ sự giúp đỡ của một người

kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng tự vệ

Bạn chỉ nên nhờ sự giúp đỡ của một người vì hiện tượng tâm lý “khuếch tán trách nhiệm”. Nói một cách đơn giản, bạn có cơ hội nhận được sự giúp đỡ từ một người cụ thể nhiều hơn là từ một đám đông.

Luôn mang theo một chiếc đèn pin cực sáng

kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng tự vệ

Các chuyên gia về an toàn cá nhân giới thiệu dụng cụ này như một thứ vũ khí hiệu quả trong trường hợp bị quấy nhiễu hoặc bị phục kích bất ngờ. Nếu bạn nhận thấy một người có vẻ đáng nghi đang chuẩn bị tấn công bạn, hãy chiếu ánh sáng trực tiếp vào mặt kẻ đó. Hắn sẽ bị mất phương hướng tạm thời và bạn chạy thoát.

Luôn mang theo các thông tin cá nhân có thể xác minh danh tính của bạn và cung cấp những thông tin y tế cần thiết

kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng tự vệ

Hãy đảm bảo là luôn mang theo chứng minh thư. Những thông tin mang theo nên gồm cả thông tin y tế như nhóm máu, phản ứng dị ứng… Bằng cách này, nếu có chuyện đột ngột xảy ra, thì một người lạ cũng có thể giúp đỡ bạn một cách nhanh chóng. Đừng quên danh sách liên lạc cá nhân như số điện thoại của những người cần được thông báo khi bạn gặp nguy hiểm.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.