7 năm nữa, thị trường điện sẽ hoạt động cạnh tranh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Tại hội nghị sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020, Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo trước Thủ tướng Chính phủ việc cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn tại tập đoàn gặp khó khăn bởi một số công ty có vốn rất lớn cần phải được Kiểm toán Nhà nước thẩm tra hồ sơ. 

Về phía Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Nhà nước chỉ nắm 100% vốn các công ty thuộc lĩnh vực truyền tải điện. Trong lĩnh vực phát điện, Nhà nước chỉ nắm một số nhà máy thủy điện lớn, có tính chất đặc biệt quan trọng, còn lại cần đẩy mạnh CPH.

Báo cáo trước Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Tập đoàn EVN cho biết quá trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không phải ngành nghề kinh doanh chính diễn ra đúng tiến độ. Tính đến ngày 31/12/2015, EVN đã hoàn thành vượt chỉ tiêu thoái vốn, thu về hơn 1.994 tỷ đồng, mang lại giá trị thặng dư 34,8 tỷ đồng. Ông Thành nói, mặc dù EVN cổ phần hóa trong thời điểm khó khăn về ngân hàng, tài chính, bất động sản nhưng Tập đoàn đã thoái vốn, bảo tồn nguồn vốn đầu tư ban đầu và có giá trị thặng dư.

Lãnh đạo EVN thông tin tiếp, trong những tháng đầu năm 2016, Tập đoàn này đã hoàn thiện đề án tái cấu trúc EVN giai đoạn 2016-2020 và đã trình Bộ Công Thương, chờ trình Thủ tướng phê duyệt. Và mặc dù chưa được phê duyệt nhưng EVN đã chỉ đạo các đơn vị thành viên thoái vốn đã đầu tư tại các công ty cổ phần, đầu tư sở hữu chéo. Kết quả thu về 418 tỷ đồng, con số này có thặng dư so với vốn đầu tư ban đầu.

Báo cáo lộ trình CPH, lãnh đạo Tập đoàn cho biết EVN đang xây dựng đề án CPH ba tổng công ty phát điện, vốn điều lệ mỗi công ty hơn 10 ngàn tỷ đồng. Vừa qua Tập đoàn đã thuê tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp và trình phương án CPH lên Chính phủ.

Tuy nhiên, vì ba tổng công ty phát điện có vốn điều lệ lớn nên Chính phủ yêu cầu EVN phải chuyển toàn bộ hồ sơ sang Kiểm toán Nhà nước thẩm tra lại giá trị doanh nghiệp: “Chúng tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ sang Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình CPH, Tập đoàn xác định vốn điều lệ công ty phát điện 3 lên gấp 3 lần giá trị hiện nay. Còn Tổng Công ty phát điện 1 đã báo cáo Chính phủ về đề án tái cấu trúc. Với Tổng Công ty phát điện 2, Tập đoàn đang thuê tư vấn xác định giá trị, kế hoạch sẽ CPH trong năm 2018”, ông Thành thông tin.

Lãnh đạo EVN cho biết, theo dự kiến tới năm 2018, EVN sẽ CPH các đơn vị thuộc khối phát điện. Sau khoảng hai năm, Tập đoàn tiếp tục theo dõi, xem xét hoạt động của các đơn vị sau khi CPH để xem xét cho tách riêng. Dự kiến đến năm 2020, EVN chỉ giữ lại các nhà máy điện đa mục tiêu, hệ thống truyền tải điện lưới quốc gia. Và đến năm 2023, khối các đơn vị phân phối điện, thị trường bán lẻ điện, cung cấp dịch vụ điện sẽ tách ra khỏi EVN, hoạt động cạnh tranh theo cơ chế thị trường.

Sau phần phát biểu của đại diện EVN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay: Khi cổ phần EVN, Nhà nước nắm 100% vốn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực truyền tải điện. Trong lĩnh vực phát điện, Nhà nước chỉ nắm một số nhà máy thủy điện lớn, có tính chất đặc biệt quan trọng, liên quan đến an ninh, quốc phòng như nhà máy thủy điện Sơn La, Lai Châu… Các đơn vị còn lại cần đẩy mạnh CPH.

Nhấn mạnh tại hội nghị toàn quốc về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 2016-2020, Thủ tướng đề nghị các ban ngành, lãnh đạo các tập đoàn cần có chương trình hành động cụ thể. Trong đó phải công bố với dư luận rằng không phải Chính phủ cổ phần hóa bằng mọi giá, không phải Nhà nước bán hết vốn để tư nhân chi phối nền kinh tế. 

Nói về những khó khăn khi CPH EVN, đại diện EVN nói rằng riêng ba tổng công ty phát điện (1, 2 và 3) có vốn điều lệ rất lớn nên gặp vướng mắc như ở khâu lựa chọn đơn vị tư vấn, thẩm định giá trị doanh nghiệp. Cụ thể, hiện nay giá trị lựa chọn tư vấn bị hạn chế rất thấp nên việc đấu thầu và lựa chọn tư vấn có năng lực, kinh nghiệm rất khó. Đặc biệt các nhà tư vấn nước ngoài sẽ không chọn được. Ông Thành lấy ví dụ, EVN đã hai lần lựa chọn đơn vị tư vấn cho Tổng Công ty phát điện 1 và 3 đều là các công ty tư vấn trong nước. Theo đó, người đứng đầu EVN kiến nghị Chính phủ sửa đổi các quy định lựa chọn tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cũng như phương án CPH. 

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.