“50 sắc thái” - phim hài trong lốt gợi dục

Cảnh trong phim "50 sắc thái"
Cảnh trong phim "50 sắc thái"
Thay vì là một bộ phim đầy cảnh gợi dục nóng bỏng như lời mời chào, 50 sắc thái (Fifty Shades of Grey) cả bản chiếu ở Việt Nam lẫn tại Mỹ đều gây cười, theo nhiều cách khác nhau.
Tính đến ngày 23/2, doanh thu toàn cầu của bộ phim đã là 411 triệu USD, theo thống kê của trang Box Office Mojo. Đây là phim 18+ có doanh thu mở màn cao nhất tại Anh từ trước đến nay.
Thành công hay thất bại?
Về doanh thu, "50 sắc thái" đã đạt thành công đúng như mong đợi. Bộ phim đứng đầu bảng xếp hạng Bắc Mỹ 3 dịp cuối tuần liên tiếp, kể từ khi ra mắt hôm 13/2. Doanh thu tuần thứ 3 giảm 70% nhưng phim vẫn không mất ngôi quán quân.
Như vậy, doanh thu của phần đầu "50 sắc thái" đã vượt qua phần đầu Chạng vạng (Twilight), bộ phim kiêm bộ truyện mà "50 sắc thái" được sáng tạo ăn theo. Chạng vạng phần đầu ra năm 2008 có tổng doanh thu toàn cầu 392 triệu USD, trong khi 50 sắc thái vẫn còn trụ tại rạp một thời gian nữa.
Về nội dung, phim nhận không ít lời chê bai. Một số người nói rằng do bị buộc phải trung thành với nguyên tác nên lời thoại trong phim dở tệ và gượng gạo. Vai nam chính của Jamie Dornan bị ví là “phiên bản xếp hình Lego của Colin Firth” - nói cách khách Dornan đã diễn khá cứng. Thậm chí các cảnh nóng trong phim được cho là không đủ "nóng" như hứa hẹn.
Dù sao, 50 sắc thái không được làm ra để tranh Oscar hay lay động hàng triệu con tim của khán giả nên việc phim thu về khoản tiền khổng lồ trong thời gian ngắn có thể xem là một thành công. Ngoài ra, không ít tờ báo Mỹ cũng thừa nhận phim hấp dẫn hơn cuốn sách mà nó chuyển thể.
“50 sắc thái... cười”
Sau Oscar, độ nóng của "50 sắc thái" phần nào lắng xuống vì bộ phim không còn là chủ đề điện ảnh thu hút mọi sự chú ý như dịp ra mắt vào lễ Tình nhân Valentine (14/2). Hơn thế, ngoài việc nữ diễn viên chính Dakota Johnson được mời dự lễ trao giải thì "50 sắc thái" không có gì liên quan đến bữa tiệc điện ảnh Oscar vừa diễn ra.
Ở Việt Nam, phim ra mắt tối 13/2 sau một vụ trì hoãn đột xuất (ban đầu định chiếu từ sáng 13/2). Phiên bản ra rạp đã bị cắt tối đa cảnh nóng (khoảng 20 phút), đến nỗi người xem đùa rằng từ đầu đến cuối phim không hề có cảnh nào thực sự nóng mà 2 nhân vật chính “chỉ toàn dạo đầu rồi nghỉ”.
Trước khi công chiếu ở Việt Nam (với lời tựa mời gọi “Lột trần bản năng”), bộ phim bí ẩn và gây tò mò. Còn sau khi công chiếu, phim trở thành trò cười trên mạng.
Nhưng không chỉ khán giả Việt Nam mới thất vọng trước bộ phim. Tại Mỹ, tờ New Yorker cũng pha trò rằng phim nên được gọi là 50 sắc thái dạo đầu (Fifty Shades of Foreplay).
New York Times, tờ báo nhận xét 50 sắc thái là một tác phẩm “tệ hại”, kể rằng sau khi bộ phim kết thúc và ca khúc nhạc phim của Beyonce vang lên, khán giả đã phá lên cười.
“Điều bộ phim không làm được so với cuốn sách là khiêu dâm” – New York Times nhận xét rất thẳng. Tờ báo viết một cách châm biếm rằng dù sao "50 sắc thái" vẫn có tác dụng giải trí rất tốt: người xem có thể cười khúc khích hoặc cười to, tìm những điểm ngô nghê lỏng lẻo trong câu chuyện, nhạo lời thoại gượng gạo, tưởng tượng những điều chỉ có trời mới đoán được…

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.