5 lần trả hồ sơ vẫn chưa xử được một vụ án?

Theo luật thì Tòa có quyền tuyên bố bị cáo không có tội khi những chứng cứ mà Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát thu thập không đầy đủ để chứng minh cho lời buộc tội. Thế nhưng, thực tế thì Tòa đã không thể quyết định theo luật, đâu là lý do?.

Theo luật thì Tòa có quyền tuyên bố bị cáo không có tội khi những chứng cứ mà Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát thu thập không đầy đủ để chứng minh cho lời buộc tội. Thế nhưng, thực tế thì Tòa đã không thể quyết định theo luật, đâu là lý do?

Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Cty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt do CQĐT Bộ Công an khởi tố từ tháng 4/2009. Sau hơn 1 năm điều tra và điều tra bổ sung lần 1, tháng 8/2010, VKSND tối cao có cáo trạng truy tố bị can Trần Minh Anh và chuyển hồ sơ cho TAND TP Hà Nội để xét xử. Tuy nhiên, chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là tròn 2 năm vụ án rơi vào thế bế tắc với 5 lần Tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhưng CQĐT không thực hiện được các yêu cầu cung cấp chứng cứ buộc tội.

Lần trả hồ sơ đầu tiên, ngày 22/9/2010, Tòa yêu cầu làm rõ nhiều nội dung mà CQĐT “để lọt”, đặc biệt là mối quan hệ hôn nhân giữa bị can Trần Minh Anh và “người liên quan” Trần Kim Ngân vì có căn cứ cho thấy họ đang tồn tại quan hệ vợ chồng hợp pháp. Vì chưa làm rõ điều này nên có thể bị can đang bị quy kết là chiếm đoạt tiền của… chính mình.

Trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, Tòa yêu cầu phải đối chất tay ba giữa bị can Trần Minh Anh và hai mẹ con bà Bùi Thị Minh, Trần Kim Ngân. Song CQĐT không thực hiện việc đối chất theo yêu cầu của Tòa mà vẫn kết thúc điều tra, đồng thời “trả” hồ sơ cho Tòa.

Trong lần trả hồ sơ thứ 2, thứ 3 diễn ra trong năm 2011 và lần thứ 4 vào đầu năm 2012, Tòa tiếp tục nhắc lại yêu cầu này. Thế nhưng, CQĐT vẫn không thực hiện. Ngày 7/2/2012, khi CQĐT có kết luận điều tra bổ sung lần thứ 4 theo yêu cầu của Tòa, Vụ 1, VKSND tối cao đã ngay lập tức trả lại hồ sơ cho CQĐT để tiếp tục thực hiện yêu cầu của Tòa. Được biết, trong văn bản trả hồ sơ để tiếp tục điều tra bổ sung, Vụ 1 đã đề nghị CQĐT tổ chức cuộc họp liên ngành trung ương để “giải quyết dứt điểm vụ án”.

Tuy nhiên, yêu cầu này tiếp tục không được thực hiện vì sau đó, CQĐT đã không có kết luận điều tra bổ sung nào khác mà vẫn chuyển hồ sơ cho VKS để “đẩy” sang Tòa án. Nhưng, ngày 13/6/2012, TAND TP Hà Nội lại trả hồ sơ để “điều tra bổ sung” và đây là lần trả hồ sơ thứ 5 của Tòa án trong vụ án này. Số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án trong vụ án này đã bắt kịp “kỷ lục” về số lần trả hồ sơ bổ sung của Tòa án trong vụ án oan Mai Thị Khánh mà TAND TP Hà Nội vừa mới “giải quyết hậu quả” hồi tháng 10/2011. Trong kết luận điều tra gần đây nhất, ngày 12/7/2012, CQĐT tiếp tục “từ chối” thực hiện yêu cầu của Tòa.

Qua số lần trả hồ sơ lập “kỷ lục” như vậy cũng có thể thấy sự độc lập của Tòa án đối với CQĐT và VKS. Vì rõ ràng đến thời điểm này, TAND TP Hà Nội vẫn không chấp buộc tội ông Trần Minh Anh bằng những chứng cứ thiếu thuyết phục mà VKSND tối cao đưa ra. Nhưng vấn đề khiến nhiều người dân không thể hiểu được là với những chứng cứ buộc tội thiếu thuyết phục như vậy, vì sao Tòa án không mở ngay phiên tòa rồi tuyên bố bị cáo không phạm tội hoặc tuyên bố không đủ chứng cứ buộc tội đối với bị cáo như quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự?.

Tại sao cứ trả hồ sơ đi trả hồ sơ lại để điều tra, trong khi pháp luật không cho phép VKS và Tòa án trả hồ sơ quá 2 lần?. Phải chăng, các cơ quan này buộc phải tìm thấy tội cho bị can mới kết thúc vụ án?.

Những vấn đề được đặt ra trong những câu hỏi trên lại không phải là vấn đề nóng của riêng vụ án này mà là vấn đề của nhiều vụ án thời…bồi thường oan sai. Việc Tòa án thấy không có đủ chứng cứ buộc tội nhưng không tuyên vô tội ngày càng nhiều khi pháp luật buộc CQĐT, VKS phải có trách nhiệm đối với oan sai do họ gây ra.

Vụ việc TAND TP Hà Nội tuyên bố bà Mai Thị Khánh không phạm tội như VKSND tối cao truy tố nhưng phải “gán” tội khác cho bà Khánh là một minh chứng rất rõ ràng. Với vụ án Trần Minh Anh, thêm một lần nữa TAND TP Hà Nội rơi vào thế khó. Liệu Tòa án sẽ bảo vệ pháp luật và công lý, bảo vệ uy tín của ngành Tòa hay bảo vệ VKS và CQĐT?.                                                           

Để hiểu thêm cái “khó” của ngành Tòa trong những vụ án có dấu hiệu oan sai, chúng tôi đã trao đổi với Luật sư Lê Văn Kiên, Trưởng Văn phòng luật sư Ánh Sáng Công lý về vấn đề này.

Thưa Luật sư, pháp luật quy định như thế nào về sự độc lập giữa Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác?

Trong Bộ luật Tố tụng hình sự có nhiều quy định về sự độc lập của Tòa án đối với CQĐT và VKS. Điều 12 của Luật này quy định, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.

Đối với Tòa án, là cơ quan xét xử nên càng phải độc lập. Người trực tiếp xét xử các vụ án là thẩm phán phải tuân theo nguyên tắc “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Với nguyên tắc này thì ngay cả Chánh án cũng không có quyền chỉ đạo hay áp đặt ý kiến đối với thẩm phán. Như vậy, sự độc lập của Tòa án được pháp luật quy định rất rõ ràng.

Khi pháp luật quy định như vậy, tại sao vẫn xảy ra tình trạng Tòa án phải “giải quyết hậu quả” thay cho các cơ quan tiến hành tố tụng khác, thưa ông?

Theo nguyên lý chung thì Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận lời buộc tội của VKS đối với bị cáo. Nhưng khi Tòa nói “không” với lời buộc tội thì đồng nghĩa với việc VKS phải bồi thường oan sai. Trách nhiệm của cá nhân nào đó trong cơ quan truy tố sai sẽ không nhỏ.

Vì lý do này, nhiều vụ án khi chuyển sang Tòa án, thì Tòa trả hồ sơ lại và vụ án đã được VKS đình chỉ vụ án (thường là áp dụng hình thức miễn trách nhiệm hình sự để tránh bồi thường oan sai). Điển hình là vụ án Vũ Đắc Lý xảy ra năm 2005 tại Hà Tây (cũ). TAND huyện Hoài Đức lúc đó đã có văn bản nói rõ quan điểm của Tòa về vụ án nên đã khiến VKS phải rút lại hồ sơ vụ án, sau đó VKSND tối cao đã “miễn trách nhiệm hình sự” cho bị can cho dù không có bằng chứng về việc ông này phạm tội. Qua các vụ án trên thì thấy rõ nguyên nhân của những quyết định của Tòa án.

Theo ông, làm thế nào giải quyết “vấn đề” này để bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa?

Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi công dân và tổ chức, đặc biệt là cơ quan nhà nước phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Theo tôi, Tòa án là cơ quan tài phán càng phải nêu cao tinh thần pháp chế bằng việc thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật từ chối tất cả những lời buộc tội thiếu căn cứ để tạo “tiền lệ” cho tương lai. Nếu cứ giải quyết theo kiểu “gán tội” khác cho bị cáo như trong vụ bà Mai Thị Khánh, tôi nghĩ Tòa sẽ còn “gặp lại” nhiều những vụ án kiểu như thế trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Bình Minh

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?