5 học sinh nhập viện sau khi uống trà sữa pha trên lớp

Đoàn kiểm tra ATTP thành phố kiểm tra cơ sở kinh doanh nguyên liệu pha chế trà sữa cho học sinh.
Đoàn kiểm tra ATTP thành phố kiểm tra cơ sở kinh doanh nguyên liệu pha chế trà sữa cho học sinh.
(PLVN) - Trên địa bàn tỉnh Lào Cai vừa xảy ra một vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến 5 học sinh nhập viện.

Cụ thể, trường THCS Pom Hán, thành phố Lào Cai có triển khai tiết khoa học tự nhiên (Hóa) có nội dung cho học sinh trải nghiệm làm trà sữa ngay trên lớp. Buổi trải nghiệm gồm cô giáo và 38 em học sinh.

Nguyên liệu để làm trà sữa gồm: Hạt trân châu, lục trà lài, bột kem sữa B-One, trà đen, sữa ông thọ vỏ hộp màu trắng, đường trắng. Nguồn nước dùng chế biến là nước lọc RO đã đun sôi, dụng cụ pha chế gồm bình nhựa và cốc dùng một lần. Trong quá trình thực hành các em học sinh không sử dụng bảo hộ lao động như: găng tay, đội mũ...

Sau khi pha chế xong, cô giáo bộ môn nghiệm thu sản phẩm và cô đã cùng học sinh cả lớp uống sản phẩm do mình vừa làm ra (mỗi học sinh 1 cốc).

Sau khi uống trà sữa khoảng hơn 1 giờ, có 5 em xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, đau đầu. Các em đã kịp thời được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai để thăm khám, điều trị và đã ổn định sức khỏe ra viện.

Ngay sau đó, Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai đã phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra cơ sở kinh doanh nguyên liệu pha chế trà sữa cho học sinh và xử phạt vi phạm hành chính 1.550.000 đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc và không niêm yết giá. Đồng thời tiến hành lấy 6 mẫu nguyên liệu thực phẩm các em đã mua để pha chế món trà sữa nói trên để gửi kiểm nghiệm tìm nguyên nhân.

Vụ việc trên vẫn được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Qua trường hợp này, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lào Cai khuyến cáo các thầy cô giáo khi tổ chức ngoại khóa, tổ chức ăn uống cho các em học sinh cần đảm bảo các nguyên tắc về ATTP, lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, được bán ở những địa điểm có đủ giấy tờ pháp lý và đảm bảo ATTP.

Đọc thêm

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.