Xác định độc tố trong bánh mỳ Phượng khiến hàng trăm người ngộ độc

Ngành y tế Quảng Nam ghi nhận 150 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mỳ Phượng.
Ngành y tế Quảng Nam ghi nhận 150 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mỳ Phượng.
(PLVN) - Trong 12 mẫu thực phẩm được lấy từ cơ sở bánh mỳ Phượng ở TP Hội An (Quảng Nam), Viện Pasteur Nha Trang kết luận có mẫu dương tính với khuẩn Bacillus cereus sinh độc tố.

Ngày 21/9, TS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, Viện Pasteur Nha Trang đã gửi cho sở thông báo về kết quả kiểm nghiệm mẫu liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm ở TP Hội An khiến gần 150 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ Phượng.

Trước đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam đã lấy 12 mẫu thực phẩm gồm: Pa tê, rau xà lách, dưa leo, rau húng, hành; chả heo, thịt heo xíu, Xíu mại gửi và đề nghị Viện Pasteur Nha Trang hỗ trợ kiểm nghiệm mẫu liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm trên.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm.

Kết quả cho thấy, mẫu chả heo cho kết quả dương tính với chủng Bacillus cereus sinh độc tố NHE (độc tố ruột không ly giải hồng cầu) và HBL (độc tố ly giải hồng cầu); mẫu thịt xíu dương tính/25g Salmonella spp; mẫu rau, xà lách, rau răm, hành, dưa leo cho kết quả dương tính với chủng Bacillus cereus sinh độc tố NHE và dương tính/25g với Salmonella spp; mẫu thịt heo xíu dương tính/25g với Salmonella spp; mẫu xíu mại dương tính với Bacillus cereus sinh độc tố NHE. Còn hai mẫu thịt heo xíu và xíu mại (lấy mẫu lúc 10h ngày 13/9, chế biến xong 19h ngày 12/9) kết quả dương tính/25g với Salmonella spp.

Ngoài ra, còn có mẫu phân của một phụ nữ 71 tuổi (người nước ngoài), kết quả xét nghiệm dương tính với Salmonella group D.

Theo các nhà nghiên cứu, Bacillus cereus là trực khuẩn kỵ khí, bắt màu gram dương, có nha bào, dễ sinh độc tố. Vi khuẩn thường được tìm thấy trong môi trường, thường có trong đất và thảm thực vật. Nhưng nó cũng có cả trong thực phẩm.

Du khách xếp hàng dài để được thưởng thức món bánh mỳ Phượng trước khi xảy ra vụ ngộ độc.

Du khách xếp hàng dài để được thưởng thức món bánh mỳ Phượng trước khi xảy ra vụ ngộ độc.

Bacillus cereus là một loại vi khuẩn hoại sinh, hiện nay được xem là một tác nhân gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu, chỉ sau Salmonella (vi khuẩn thương hàn) và các vi rút. Bacillus cereus gây ra hai bệnh cảnh lâm sàng khác nhau: hội chứng nôn và hội chứng tiêu chảy.

Vi khuẩn Salmonella là một loại vi trùng có thể gây chứng bệnh ở đường tiêu hóa của người và động vật gọi là bệnh nhiễm Salmonella. Nhiễm khuẩn Salmonella là tình trạng nhiễm vi khuẩn Salmonella trong dạ dày và ruột. Vi khuẩn Salmonella hay còn được gọi là vi khuẩn thương hàn gồm S. typhi và S. paratyphi A, B, C. Tất cả các chủng đều có khả năng gây bệnh thương hàn.

Theo TS Mai Văn Mười, trong sáng cùng ngày, tất cả bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng đã xuất viện.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.