40% bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng không xuất hiện triệu chứng

Tăng cường xét nghiệm nhiều lần giúp khẳng định chính xác tình trạng bệnh. Ảnh minh họa (TTXVN)
Tăng cường xét nghiệm nhiều lần giúp khẳng định chính xác tình trạng bệnh. Ảnh minh họa (TTXVN)
(PLVN) - 40% bệnh nhân không bị sốt, ho hay khó thở, đau mỏi..., các chuyên gia đánh giá vì vậy nguy cơ lây nhiễm nCoV cộng đồng tăng cao.

Theo quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, 40% bệnh nhân Covid-19 vừa được ghi nhận liên quan Đà Nẵng hiện nay không xuất hiện triệu chứng, nhưng vẫn mang mầm bệnh và có thể lây lan. Quyền Bộ trưởng chỉ đạo "không được bỏ sót bất cứ trường hợp nào nghi ngờ nhiễm nCoV".

Do đó, Bộ Y tế chỉ đạo tất cả tỉnh, thành có người về từ vùng dịch gấp rút triển khai khai báo y tế toàn dân. Các trường hợp F1, người từng đến ba bệnh viện Đà Nẵng, cần đưa đi cách ly tập trung lấy mẫu và ưu tiên xét nghiệm trước. Những trường hợp khác tối thiểu cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc, tự theo dõi sức khỏe. Mọi trường hợp đều được lấy mẫu xét nghiệm tối thiểu hai lần.

TP HCM đang điều trị 8 bệnh nhân Covid-19, đều liên quan vùng dịch Đà Nẵng. Trong đó, theo công bố của Bộ Y tế, ba bệnh nhân 567, 569, 589 không có triệu chứng lâm sàng thường gặp nào mà giới chức y tế từng cảnh báo. Họ vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, kể cả sau khi kết quả xét nghiệm dương tính.

"Bệnh nhân 589", nam, 42 tuổi, ở quận Tân Phú, là ca ở TP HCM, được công bố hôm 2/8. Anh đi du lịch Đà Nẵng, Hội An, Huế một tuần, từ ngày 18 đến 25/7; sau đó dự tiệc cưới tại Trung tâm For You Palace - khác ngày có "bệnh nhân 416" đến đây dự tiệc. Bệnh nhân xét nghiệm dương tính nCoV sau một tuần rời Đà Nẵng.

Hai bệnh nhân khác liên quan trực tiếp tới ổ dịch Bệnh viện Đà Nẵng. "Bệnh nhân 567" chăm sóc người thân ở Khoa Ngoại thận - Nội tiết từ ngày 24 đến 28/7. "Bệnh nhân 568" trông mẹ ở Khoa Ngoại - Thần kinh từ ngày 28 đến 22/7. Họ có mặt tại bệnh viện 5 ngày liên tục, sau đó về TP HCM, không có dấu hiệu nhiễm bệnh nào nên vẫn đi làm bình thường, tới khi có thông báo cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Đà Nẵng đến tối 3/8 ghi nhận 135 ca. Trong số 13 bệnh nhân công bố chiều 1/8, có 5 bệnh nhân được ghi nhận sốt, ho hoặc mệt mỏi. Những bệnh nhân khác, trước đó được ghi nhận là F1 - tiếp xúc gần ca nhiễm, không có triệu chứng nên hành trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người.

Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận nhiều bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, ngay từ những ca nhiễm đầu tiên. "Bệnh nhân 13", nữ công nhân 29 tuổi, ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế công bố dương tính nCoV tối 7/2, song không xuất hiện triệu chứng.

Hồi đầu tháng 6, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cùng nhiều bệnh viện, đơn vị chuyên khoa miền Nam và nước ngoài công bố nghiên cứu cho thấy người nhiễm nCoV không triệu chứng vẫn lây bệnh trong cộng đồng.

Theo nghiên cứu, trong nhóm 30 người nhiễm nCoV, có 13 người (43%) không bị sốt, ho, khó thở, tức ngực. So với bệnh nhân có triệu chứng, nhóm này khó phát hiện nCoV trong các mẫu dịch phết mũi họng, độ thanh thải virus cũng nhanh hơn. Hai trong số 13 người trên đã lây nhiễm cho 4 người khác tiếp xúc gần.

Thông tin từ Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM cho biết, nhiễm nCoV không triệu chứng là tình huống khá phổ biến, chiếm tỷ lệ cao, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Những người này có thể lây nCoV cho người tiếp xúc thông qua giọt bắn nước bọt lúc nói, ho.

Kết quả nghiên cứu trên được nhiều chuyên gia y tế trên thế giới đồng thuận. Điều này khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồi tháng 6 phải rút lại phát ngôn "người mắc Covid-19 không triệu chứng rất hiếm khi lây bệnh cho người khác".

Các chuyên gia chỉ ra rằng tải lượng virus thấp, hoặc mới ở giai đoạn ủ bệnh, cũng khiến các triệu chứng chưa bộc lộ ra ngoài. Cho nên, với nhóm bệnh nhân này, việc đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe không phát huy tác dụng. Việc đeo khẩu trang, cách ly và tăng cường xét nghiệm RT-PCR nhiều lần mới khẳng định được chính xác tình trạng bệnh. 

Đọc thêm

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.