38 năm dạy học, không được vào biên chế

Nhiều giáo viên mầm non ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) đã cống hiến cho ngành hàng chục năm và dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh, thế nhưng, khi tuổi về hưu cận kề thì việc được vào biên chế, được hưởng chế độ tiền lương khi về hưu vẫn còn xa vời.

Nhiều giáo viên mầm non ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) đã cống hiến cho ngành hàng chục năm và dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh, thế nhưng, khi tuổi về hưu cận kề thì việc được vào biên chế, được hưởng chế độ tiền lương khi về hưu vẫn còn xa vời.
 
38 năm dạy học, không được vào biên chế

Trao đổi với PV PLVN Online, cô giáo Trần Thị Hương (SN 1958), giáo viên Trường Mầm non xã Phúc Trạch buồn bã tâm sự:"Sau khi tốt nghiệp cấp 2, tôi được Hợp tác xã giao nhiệm vụ đi học sơ cấp mẫu giáo và về quê dạy mầm non một năm sau đó. Đến nay, tôi đã cống hiến được hơn 38 năm trong nghề. Thế nhưng sau rất nhiều lần đấu tranh, tôi vẫn bị xếp ngoài biên chế"

Những giáo viên mầm noi trải lòng về việc bản thân cống hiến đã lâu, đã dạy dỗ biết bao thế hệ nhưng việc vào biên chế vẫn chỉ là mơ ước xa vời.Những giáo viên mầm noi trải lòng về việc bản thân cống hiến đã lâu, đã dạy dỗ biết bao thế hệ nhưng việc vào biên chế vẫn chỉ là mơ ước xa vời.

Cũng theo lời cô Hương, năm 2007, cô được lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Hương Khê vận động ra khỏi ngành với mức trợ cấp một lần duy nhất nhưng cô không chấp nhận. Lý do cô Hương đưa ra là vì nếu phải "về hưu" như thế thì khi tuổi già sức yếu chẳng biết làm gì để có thu nhập và sống tiếp quãng đời còn lại.

Theo lý giải của cô Hương, vì mới chỉ được đào tạo chuyên môn sơ cấp nên ngay quyền được đóng bảo hiểm của cô cũng rất khó khăn. Mãi nên đến năm 2007 (sau 31 năm trong nghề) cô mới "đòi” được quyền lợi chính đáng đó. Hiện tại, cô Hương còn hai năm công tác nữa, và lúc về hưu, cô mới được đóng bảo hiểm 6 năm và còn thiếu 14 năm mới được hưởng lương hưu theo luật.

Cô Phan Thị Dân (SN 1964), cùng trường với cô Hương cũng đang bức xúc vì việc bị xếp ngoài biên chế của mình. Cô Dân được chủ nhiệm hợp tác xã cử dạy học mẫu giáo với một điều kiện phải lấy chồng trong xã. Năm 1981, cô vào dạy lớp mẫu giáo. Đến năm 1999, mặc dù tuổi đã 35, cô vẫn theo học lớp Cao đẳng sư phạm mầm non tại chức nhưng đến nay cô vẫn ngoài biên chế nhà nước.

Tâm sự với PV, cô Phan Thị Mậu (SN 1966) cho biết:"Từ năm 1983, tôi đứng lớp thay cô giáo mẫu giáo trước đây chuyển lên dạy lớp một. Sau đó tôi được cử đi học sư phạm Mầm non. 28 năm trong nghề là 28 năm phấn đấu để học tập với hy vọng được vào biên chế. Hết sơ cấp, đến trung cấp rồi cao đẳng. Bên cạnh học tập là phấn đấu về chuyên môn, bốn năm liên tục từ 2003-2008 tôi luôn được công nhận giáo viên giỏi huyện nhưng vào biên chế thì vẫn chỉ là hi vọng xa vời".

Long đong cuộc sống ngoài biên chế

Theo các giáo viên mầm non chưa được vào biên chế ở huyện miền núi Hương Khê, ban đầu, họ được hợp tác xã trả lương theo định mức xã viên hợp tác xã nông nghiệp với mức thu nhập trả bằng thóc 40kg /vụ, nghĩa là một tháng được hơn 6 kg nhưng trả bằng cách giao ruộng tự sản xuất lấy sản phẩm, không thu sản lượng. Đến năm 1980, họ mới được hưởng tiền trợ cấp 20đ/tháng (khoảng 20kg thóc thời bấy giờ).

Năm 1982, khi ngành học mẫu giáo được chuyển cho Phòng Giáo dục quản lý, họ được cấp 80đ/tháng (từ ngân sách nhà nước 50đ, từ ngân sách xã 30đ). Mãi đến năm 2002, thì mới được trả lương 250 ngàn đồng /tháng từ 3 nguồn: ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và từ nguồn thu học phí. Hiện nay, các giáo viên mầm non nơi đây được nhận 852 ngàn đồng/ tháng (chưa trừ bảo hiểm).

Người chồng tàn tật của cô Hương cùng 2 đứa con vẫn phải sống phụ thuộc vào đồng lương vô cùng ít ỏi của cô.Người chồng tàn tật của cô Hương cùng 2 đứa con vẫn phải sống phụ thuộc vào đồng lương vô cùng ít ỏi của cô.

Với đồng lương ít ỏi như thế, cuộc sống của những giáo viên mầm non chưa được vào biên chế của huyện miền núi Hương Khê luôn khó khăn.

Cô Hương sớm mồ côi mẹ, phải 1 thân 1 mình nuôi 7 đứa em ăn học và dựng vợ gả chồng. Tuổi xuân đi qua, mãi năm 34 tuổi cô mới lấy một người đàn ông tật nguyền. Cuộc sống của  gia đình vợ chồng  cùng với  đứa con vẫn chỉ phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi của cô Hương.

Với cô Mậu thì việc được vào biên chế là hy vọng của cả gia đình nên ưu tiên hết sức. Chồng cô đã bỏ việc ở một xí nghiệp đá về chăm lo việc nhà để vợ phấn đấu. Cô đi học, đi thao giảng đều có chồng đi theo giúp đỡ. Sinh 4 người con, hai con gái đã lấy chồng, con trai gần tốt nghiệp đại học mà biên chế của mẹ chỉ vẫn là mong mỏi.

Tâm sự với chúng tôi, những cô giáo ở trường mần non Phúc Trạch không dấu được những giọt nước mắt:"Nhiều em là học trò ngày xưa của mình, mới vào nghề vài ba năm, nếu dạy ở trường công lập đã được biên chế. Còn chúng tôi đến bây giờ vẫn phải chờ đợi trong vô vọng".

Về việc các giáo viên mầm non ở đây vẫn chưa được xét biên chế, cán bộ phòng GDĐT Hương Khê không dấu nổi bức xúc: "Chuyện các cô giáo mầm non ngoài biên chế chẳng khác gì chuyện "đem con bỏ chợ”. Khi cần thì họ tuyển nhưng đến khi không cần nữa thì thải họ ra một cách không thương tiếc. Đây là lỗi cơ chế, là sự bất cập của cả ngành học mầm non hiện nay”.

Đại diện phòng GDĐT huyện Hương Khê cho biết: "Lý do các cô giáo này không được vào biên chế là do trường Mầm non Phúc Trạch không được chuyển thành trường mầm non công lập, mà vẫn là trường mầm non dân lập. Phòng đã nhiều lần đề xuất với Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, thậm chí với HĐND tỉnh rồi mà vẫn chưa được”.

Thiên Ân

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?