370 nhà kinh tế kêu gọi Mỹ không bỏ phiếu cho tỷ phú Trump

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa - Donald Trump
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa - Donald Trump
(PLO) - Tuần qua, một lá thư có chữ ký của 370 nhà kinh tế, trong số đó có cả những người đạt giải Nobel kinh tế, đã lên tiếng kêu gọi cư tri Mỹ hãy không bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa - tỷ phú Donald Trump. 

Theo hãng CNN dẫn tin, tờ The Wall Street Journal là hãng này lần đầu tiên công bố bức thư có chữ ký của rất nhiều các giáo sư đại học, liệt kê 13 luận điểm kinh tế chống lại ứng cử viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa.

Trong bức thư có một dòng như sau: “Những phát biểu của ông Trump thể hiện ra rằng ông có một sự thiếu hiểu biết trầm trọng về nền kinh tế và không có khả năng lắng nghe các chuyên gia đáng tin cậy”. Không chỉ thế, ông Trump chỉ chăm chăm quảng bá “lối suy nghĩ phi thực tế và thuyết âm mưu để thay cho đánh giá chân thực về các lựa chọn chính sách kinh tế khả thi”. 

Những nhà kinh tế cũng cho rằng, Trump khiến cho người Mỹ đi sai hướng về thương mại, công nghiệp, nhập cư và các thể chế chung quan trọng về sự tín nhiệm của nền kinh tế. Điển hình là các chuyên gia kinh tế phản đối việc Trump nghi ngờ tính chính xác của những dữ liệu kinh tế mà các cơ quan như Cục Thống kê Lao động Mỹ đưa ra. Đồng thời nói ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa không đưa ra được những giải pháp đáng tin cậy để giảm thâm hụt ngân sách và tố ông đưa ra những thông tin sai lệch về thương mại và chính sách thuế.

Tuy nhiên, phản ứng lại với bức thư, ông Peter Navarro, một cố vấn của Donald Trump, đồng thời là một giáo sư thuộc Đại học California, Irvine, nói rằng giới chuyên gia kinh tế đã hiểu sai về ảnh hưởng của các thỏa thuận thương mại như Thỏa thuận Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) và không có cơ sở để chỉ trích lập trường của Trump về những thỏa thuận này.  Lá thư kia “chỉ là một câu chuyện để đăng báo và chẳng là gì cả. Mọi người không nên tin vào các chuyên gia kinh tế hay người đoạt giải Nobel khi họ nói về thương mại”.

Ông Navarro đã khẳng định bình luận này với CNN, nhưng sau đó đã nói rằng tờ báo không đưa tin chính xác. Ông Navarro còn tuyên bố, “Mọi người không cần phải có bằng tiến sỹ kinh tế cũng đều hiểu rằng kế hoạch của Trump về giảm thuế, nới lỏng quy chế giám sát, tăng cường sản xuất dầu, khí đốt và than sạch và giảm thâm hụt thương mại bằng cách tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tiền lương và tạo ra hàng nghìn tỷ USD tiền thuế mới”, ông Navarro phát biểu.

Hiện nay, tỷ phú Trump đang nhận được không ít những lời chỉ trích nặng nề khi ông đe dọa đến thương mại tự do, như nâng thuế nhập khẩu, rút Mỹ khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời đe dọa sẽ lập hàng rào thương mại với Mexico và Trung Quốc. Còn về chính sách nhập cư, ông nói sẽ trục xuất hàng triệu công dân không có giấy tờ và bị các nhà kinh tế học chỉ trích vì cho rằng điều này sẽ làm thu nhỏ thị trường việc làm và tổn hại tăng trưởng.

Mặc dù không ủng hộ Trump, nhưng các nhà kinh tế cũng không đề cập đến việc bà Hillary Clinton nên là người trở thành Tổng thống Mỹ hay bất cứ ai, họ chỉ khuyến cáo cử tri Mỹ rằng, nếu lựa chọn người làm tổng thống Mỹ, hãy lựa chọn ứng cử viên khác trừ Trump. 

Trước đó, hồi đầu tuần, trong một lá thư ngỏ khác đăng trên mạng Internet, một nhóm gồm 19 người đoạt giải Nobel Kinh tế tuyên bố ủng hộ bà Clinton trở thành Tổng thống Mỹ.“Tôi không tham gia vào chính trị, nhưng tôi quyết định ký vào lá thư này vì tôi cho rằng sự hủy hoại mà các chiến thuật tranh cử của Trump đã gây ra cho các thể chế của nước Mỹ là một vấn đề lớn về mặt đạo đức”, giáo sư Robert Shiller thuộc Đại học Yale nói. “Đây không phải là cuộc đấu giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Đây không phải là một tuyên bố chính trị bình thường. Đây là cảm giác bất bình trước một kẻ mị dân”.

Không chỉ có Trump, hồi tháng 9, bà Cliton cũng từng bị  hơn 300 nhà kinh tế đã kí một bức thư tranh luận rằng các chính sách của bà Clinton sẽ gây hại cho nước Mỹ. Họ tuyên bố rằng chính sách năng lượng của bà Clinton chống lại nhiên liệu hóa thạch, kế hoạch thuế của bà cũng như đề nghị tăng lương tối thiểu liên bang sẽ làm chậm phát triển nền kinh tế lại.

Mặc dù phản đối cả hai ứng cử viên, nhưng khi phân tích ra kế hoạch kinh tế - từ chính sách thuế đến đến việc phát triển nền kinh tế - kết quả là hầu hết đều nghiêng về bà Clinton. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.